Cập nhật nội dung chi tiết về Các Hàm Excel Thông Dụng Trong Kế Toán Bạn Nên Biết mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lý do bạn nên sử dụng Excel khi làm kế toán?
Hiện tại, có rất nhiều công cụ khác nhau đã ra đời để phục vụ công việc kế toán. Nhưng Excel vẫn là một trong những công cụ đơn giản, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhất. Đó chính là bởi những lý do sau:
Đơn giản, dễ sử dụng.
Tương thích với mọi hệ điều hành.
Có thể cài đặt trên những máy tính đời cũ mà không gặp khó khăn gì.
Mọi người có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Các hàm Excel thông dụng trong kế toán mà bạn nên biết
Đây là một hàm tìm kiếm, có tính ứng dụng rất cao. Ý nghĩa của hàm này là tìm kiếm theo chiều dọc, cột dọc. Để sử dụng hàm, bạn sẽ chọn cú pháp:
VLookup (x, vùng tham chiếu, cột thứ n,0)
Ý nghĩa của hàm này là lấy một giá trị (x) đem so sánh theo cột của vùng tham chiếu. Từ đó, có thể trả về giá trị của những cột tương ứng trong cột tham chiếu (n), 0: So sánh tương đối, 1: So sánh tuyệt đối.
Cú pháp để thực hiện hàm này như sau: = COUNTIF (range, criteria)
Range: Đây là dãy dữ liệu mà bạn muốn thực hiện đếm có điều kiện.
Criteria: Đây là điều kiện để một ô được đếm.
Cú pháp thực hiện: = LEFT(Chuỗi, ký tự bạn muốn lấy)
Ý nghĩa của nó là tách lấy những ký tự bên trái chuỗi ký tự đó.
Các hàm Excel thông dụng trong kế toán: Hàm RIGHT
Cú pháp thực hiện hàm này cụ thể như sau: =RIGHT(chuỗi, ký tự muốn tách lấy). Ví dụ: = RIGHT(“THANH HUE”, 3), Kết quả của cú pháp này chính là HUE
Ý nghĩa của hàm này là tách lấy những ký tự nằm bên phải chuỗi được nhắc đến theo đúng mong muốn của người thực hiện.
Cú pháp thực hiện hàm này như sau:
If(Logical_test,[value_if_true],[value_if_false]) Có nghĩa là If(Điều kiện, giá trị 1, giá trị 2).
Ý nghĩa của hàm này là trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng. Còn nếu điều kiện sau, hàm sẽ trả về giá trị 2. Từ đó, giúp kế toán viên thực hiện việc kiểm tra kết quả theo cách tốt nhất mà không cần chỉnh sửa, rà soát từng phần.
Cú pháp thực hiện hàm này cũng khá đơn giản. Cụ thể như sau: RANK(number,ref,[order]). Trong đó, các chỉ số của hàm như sau:
Number: Đây chính là thông số bắt buộc cần nhập khi thực hiện hàm này. Nó là số bạn đang muốn tìm kiếm thứ hạng của nó trong hàm Excel.
Ref: Chỉ số này cũng bắt buộc phải nhập vào khi thực hiện hàm. Nó là một mảng hoặc một tham chiếu của người dùng tới danh sách các số khác nhau. Các giá trị không phải số trong tham chiếu sẽ được hàm này bỏ qua.
Order: Đây là một tùy chọn, một con số chỉ rõ cách thức xếp hạng số đơn giản và hiệu quả nhất.
Cú pháp thực hiện hàm AND như sau: = AND([logical1];[logical2];[logical3];…) Nó có nghĩa là AND(đối 1;đối 2;đối 3 ). Ý nghĩa của hàm AND trong Excel chính là phép Và. Nó chỉ đúng khi tất cả các đối được đề cập đến có giá trị đúng. Các đối số là những hằng, các biểu thức logic.
Cách thực hiện hàm OR như sau: = OR([logical 1]; [logical 2]; [logical 3];…) Nó có nghĩa là Or[đối 1; đối 2; ….).
Hàm này là phép hoặc, nó sẽ đúng khi có ít nhất một trong các đối được liệt kê đúng. Còn nếu tất cả các đối đó sai thì hàm sẽ bị sai.
Thông tin liên lạc kế toán Diamond Rise:
Hotline: 0938529527;
Địa chỉ miền Nam: 88 Bàu Cát 3, P. 14, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh;
Phone: +84 908-550-737;
E-mail: info@diamondrise.com.vn;
Địa chỉ miền bắc: 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội;
Phone: +84 908-550-737;
E-mail: info@diamondrise.com.vn;
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30;
Tổng Hợp Các Lệnh Trong Excel Thông Dụng Nhất Bạn Nên Biết
Công dụng: Hàm SUM trong Excel được sử dụng để tính tổng các đối số trên bảng tính.
Cú pháp: =SUM (number 1, number 2, …)
Trong đó: number 1, number 2, … là các đối số mà bạn muốn tính tổng.
Công dụng: Hàm AVERAGE hỗ trợ tính trung bình cộng của một dãy số trong bảng tính Excel, hỗ trợ người dùng tính toán nhanh hơn nếu số lượng phần tử trong dãy lớn và dài.
Cú Pháp: =AVERAGE(Number1, [Number2], [Number3],…)
Hàm AVERAGE có tối đa là 256 đối số, có thể là số, tên, phạm vi hoặc tham chiếu ô có chứa số. Một đối số tham chiếu ô hoặc phạm vi có chứa giá trị logic, văn bản hay ô rỗng thì những giá trị đó sẽ bị bỏ qua, trừ giá trị 0 hoặc được nhập trực tiếp vào danh sách đối số.
Công dụng: Hàm MAX và hàm MIN được sử dụng để tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các đối số hay vùng dữ liệu. Hàm trả về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các đối số hoặc vùng dữ liệu có chứa số. Cú Pháp:
Trong Đó: Number 1, number 2 là các đối số hoặc vùng dữ liệu.
Các lệnh cơ bản trong Excel
Cú pháp: =Count/Counta (Value1, [value2], [value3],…)
Công dụng: Hàm NETWORKDAYS giúp tính số lượng ngày làm việc toàn thời gian giữa hai ngày một cách chính xác, nhanh gọn.
Cú Pháp: =NETWORKDAYS(START_DATE,END_DATE,[HOLIDAYS])
Chức Năng: Trả về số lượng ngày làm việc trừ những ngày lễ và ngày cuối tuần bắt đầu từ ngày start_date và kết thúc bằng ngày end_date.
Các câu lệnh trong Excel
Công dụng: Hàm Days là hàm trả về số ngày giữa 2 ngày trong Excel.
Cú pháp: =DAYS(end_date, start_date).
Nếu end_date và start_date ở dạng văn bản hàm tự động chuyển sang định dạng ngày thì sử dụng hàm DATEVALUE(date_text) rồi tính toán.
Công dụng: hàm Now giúp hiển thị ngày và thời gian hiện tại trên trang tính hoặc tính toán dựa trên thời gian hiện tại.
Cú Pháp: =NOW ()
Chức Năng: Trả về giá trị ngày tháng năm và giờ phút hiện hành.
Công dụng: Hàm vlookup lấy thông tin từ bảng phụ với điều kiện dò tìm ở bảng chính để điền vào cột nào đó của bảng chính nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Các hàm trong Excel 2010
Cú pháp: =VLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,range_lookup)
lookup_value: là giá trị để tham chiếu có thể là một ký tự, chuỗi ký tự, tham chiếu hay giá trị nào đó của bảng chính.
table_array: vùng chứa dữ liệu của bảng phụ (lấy vùng bằng cách dùng chuột quét cả bảng phụ). Luôn phải để ở dạng địa chỉ tuyệt đối bằng cách quét xong rồi nhấn F4 để có dấu $ đằng trước.
row_index_num: giá trị cần lấy ra thuộc cột mấy trong bảng phụ.
range_lookup: muốn tìm chính xác hay tương đối (0 là chính xác, 1 là tương đối) thường giá trị này là 0.
Công dụng: Hàm HLOOKUP dùng dò tìm một giá trị ở dòng đầu tiên của một bảng dữ liệu. Nó sẽ trả về giá trị ở cùng trên cột với giá trị tìm thấy trên hàng mà chúng ta chỉ định. Hàm thường dùng để điền thông tin vào bảng dữ liệu lấy từ bảng dữ liệu phụ.
Cú Pháp: =Hlookup (giá trị đem dò, bảng giá trị dò, số thứ tự hàng cần lấy, phạm vi tìm kiếm)
Giá trị tìm kiếm:Là giá trị dùng để tìm kiếm, có thể là một chuỗi ký tự, một tham chiếu, một giá trị nào đó của bảng chính. Giá trị này phải có tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm.
Vùng dữ liệu tìm kiếm:Là vùng chứa dữ liệu cần tìm, vùng này thường nằm ở bảng phụ. Lưu ý: trong vùng dữ liệu tìm kiếm này phải chứa giá trị tìm kiếm.
Hàng trả về giá trị tìm kiếm:Giá trị lấy ở hàng thứ mấy trong bảng phụ.
Tham số:Bạn điền tham số “0” nếu muốn dò tìm chính xác, điền số “1” nếu muốn dò tìm giá trị tương đối.
Hướng Dẫn Kế Toán Sử Dụng Hàm Subtotal Trong Kế Toán Excel
Hướng dẫn kế toán sử dụng hàm Subtotal trong kế toán Excel
Hướng dẫn kế toán sử dụng Hàm SUBTOTAL trong quá trình hoạch toán kế toán trên EXCEL
Hàm SUBTOTAL là một hàm rất linh hoạt nhưng cũng là một trong các hàm hơi khó sử dụng của Excel. Điều khó hiểu thứ nhất chính là cái tên của nó vì nó thực sự làm được nhiề thứ hơn ý nghĩa của tên hàm. Đối số thứ nhất của hàm bắt buộc bạn phải nhớ con số đại diện cho phép tính cần thực hiện trên tập số liệu. (Trong Excel 2007 có tính năng AutoComplete giúp chúng ta khỏi nhớ các con số này). Hàm SUBTOTAL được Microsoft nâng cấp kể từ phiên bản Excel 2003 với sự gia tăng các tuỳ chọn cho đối số thứ nhất của hàm, tuy nhiên điều này dẫn đến sự không tương thích với các phiên bản cũ nếu chúng ta sử dụng các tính năng mới bổ sung này.
Đối số đầu tiên của của hàm SUBTOTAL xác định hàm thực sự nào sẽ được sử dụng khi tính toán trong danh sách bên dưới. Ví dụ nếu đối số là 1 thì hàm SUBTOTAL hoạt động giống nhưng hàm AVERAGE, nếu đối số thứ nhất là 9 thì hàm hàm SUBTOTAL hoạt động giống nhưng hàm SUM.
Subtotal là hàm tính toán cho một nhóm con trong một danh sách hoặc bảng dữ liệu tuỳ theo phép tính mà bạn chọn lựa trong đối số thứ nhất.
SUBTOTAL(function_num,ref1,ref2,…)
· Function_num là các con số từ 1 đến 11 (hay có thêm 101 đến 111 trong phiên bản Excel 2003, 2007) qui định hàm nào sẽ được dùng để tính toán trong subtotal
· Ref1, ref2,… là các vùng địa chỉ tham chiếu mà bạn muốn thực hiện phép tính trên đó.
· Nếu có hàm subtotal khác lồng đặt tại các đối số ref1, ref2,… thì các hàm lồng này sẽ bị bỏ qua không được tính nhằm tránh trường hợp tính toán 2 lần.
· Đối số function_num nếu từ 1 đến 11 thì hàm SUBTOTAL tính toán bao gồm cả các giá trị ẩn trong tập số liệu (hàng ẩn). Đối số function_num nếu từ 101 đến 111 thì hàm SUBTOTAL chỉ tính toán cho các giá trị không ẩn trong tập số liệu (bỏ qua các giá trị ẩn).
· Hàm SUBTOTAL sẽ bỏ qua không tính toán tất cả các hàng bị ẩn bởi lệnh Filter (Auto Filter) không phụ thuộc vào đối số function_num được dùng.
· Hàm SUBTOTAL được thiết kế để tính toán cho các cột số liệu theo chiều dọc, nó không được thiết kế để tính theo chiều ngang.
· Hàm này chỉ tính toán cho dữ liệu 2-D do vậy nếu dữ liệu tham chiếu dạng 3-D (Ví dụ về tham chiếu 3-D: =SUM(Sheet2:Sheet13!B5) thì hàm SUBTOTAL báo lỗi #VALUE!. (Các loại tham chiếu xem bài sẽ đăng tiếp sau)
CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Chuyên dạy thực hành kế toán tổng hợp, dạy kế toán Excel
Các Hàm Tính Toán Thông Dụng Trong Excel
Excel là bảng tính hỗ trợ các hàm giúp các bạn trong quá trình tính toán và xử lý dữ liệu, nếu các bạn biết các hàm tính toán, cách sử dụng chúng thì công việc của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng hơn.
I. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.
A. Nhóm hàm tính tổng.
1. Hàm SUM.
Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).
Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
Chức năng: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Ví dụ: =SUM(D7:D12) tính tổng các giá trị từ ô D7 đến ô D12.
Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range).
Các tham số:
+ Range: là dãy số mà các bạn muốn xác định.
+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn các bạn muốn tính tổng (có thể là số, biểu thực hoặc chuỗi).
+ Sum_range: là các ô thực sự cần tính tổng.
Chức năng: Tính tổng các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
Ví dụ: =SUMIF(A1:A5,”Nam”,B1:B5) tính tổng các ô từ B1 đến B5 với điều kiện giá trị trong cột từ A1 đến A5 là Nam.
B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình.
1. Hàm AVERAGE.
Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).
Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.
Chức năng: Trả về giá trị trung bình của các đối số.
Ví dụ: =AVERAGE(D7:D12) tính giá trị trung bình các ô từ D7 đến D12.
Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1,Array2,Array3…).
Các tham số: Array1: bắt buộc, đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.
Array2, Array3 … tùy chọn, các đối số mảng từ 2 đến 255 mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.
Lưu ý: Các đối số trong các dãy phải cùng chiều, nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
Chức năng: Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng các tích đó.
C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
1. Hàm MAX.
Cú pháp: MAX(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà các bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
Chức năng: Hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
Ví dụ: =MAX(A5:A9) đưa ra giá trị lớn nhất trong các ô từ A5 đến A9.
2. Hàm LAGRE.
Cú pháp: LARGE(Array,k).
Các tham số:
+ Array là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
+ k là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
Chức năng: Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
3. Hàm MIN.
Cú pháp: MIN(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
Chức năng: Hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Ví dụ: =MIN(A4:A7) trả về số nhỏ nhất trong số các ô từ A4 đến A7.
4. Hàm SMALL.
Cú pháp: SMALL(Array,k).
Các tham số:
+ Array là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
+ k là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
Chức năng: Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
D. Nhóm hàm đếm dữ liệu.
1. Hàm COUNT.
Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Chức năng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
Ví dụ: =COUNT(D7:D12) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy từ ô D7 đến ô D12.
Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2…).
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Chức năng: Hàm đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Ví dụ: =COUNTA(A1:A7) đếm các ô chứa dữ liệu trong dãy từ ô A1 đến ô A7.
3. Hàm COUNTIF.
Cú pháp: COUNTA(Range, Criteria).
Các tham số:
+ Range: dãy dữ liệu các bạn muốn đếm.
+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn cho các ô đếm.
Chức năng: Hàm đếm các ô chứa giá trị theo điều kiện cho trước.
Ví dụ: =COUNTIF(A1:A8,”<50″) đếm tất cả các ô từ A1 đến A8 có chứa số nhỏ hơn 50.
II. HÀM LOGIC.
1. Hàm AND.
Cú pháp: AND(Logical1,Logical2…).
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Lưu ý:
+ Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. + Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. + Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
Ví dụ: =AND(C7=”Nữ”,D7=7) vì cả 2 biểu thức đều đúng lên giá trị trả về là TRUE.
Cú pháp: OR(Logical1,Logical2…).
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
+ Nếu A1 nhỏ hơn 10 hoặc A3 nhỏ hơn 10 thì hàm trả về giá trị TRUE.
+ Nếu A1 lớn hơn 10 và A3 nhỏ hơn 100 thì hàm trả về giá trị FALSE.
3. Hàm NOT.
Cú pháp: NOT(Logical).
Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.
Chức năng: Hàm đảo ngược giá trị của đối số, sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số.
III. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.
1. Hàm ABS.
Cú pháp: ABS(Number).
Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.
Chức năng: Lấy giá trị tuyệt đối của một số.
Ví dụ: =ABS(D10) trả về giá trị tuyệt đối của ô D10.
Cú pháp: POWER(Number, Power).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
+ Power là số mũ.
Chức năng: Hàm trả về lũy thừa của một số.
Ví dụ: =POWER(10,2) kết quả trả về là 100.
3. Hàm PRODUCT.
Cú pháp: PRODUCT(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
Chức năng: Sử dụng hàm Product thay cho toán tử nhân để tính tích một dãy.
Ví dụ: =PRODUCT(A1,A5) nhân các số trong dãy số từ A1 đến A5.
4. Hàm MOD.
Cú pháp: MOD(Number, divisor).
Các đối số:
+ Number là số bị chia.
+ divisor là số chia.
Chức năng: Lấy giá trị dư của phép chia.
Ví dụ: =MOD(25,2) giá trị trả về là 1.
5. Hàm ROUNDUP.
Cú pháp: ROUNDUP(Number, Num_digits).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên một số.
Lưu ý:
Cú pháp: EVEN(Number).
Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
Nếu number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
7. Hàm ODD.
Cú pháp: ODD(Number).
Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
8. Hàm ROUNDDOWN.
Cú pháp: ROUNDDOWN(Number, Num_digits).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn xuống một số.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Hàm Excel Thông Dụng Trong Kế Toán Bạn Nên Biết trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!