Cập nhật nội dung chi tiết về Đánh Giá Dota 2 6.86: Sự Bá Đạo Của Các Trang Bị Mới Ra Mắt mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phiên bản 6.86 lại là một big update đến từ Gabe và các cộng sự khi ra mắt hàng loạt tính năng mới từ DOTA Reborn, chỉnh sửa lại cấu trúc bản đồ và ra mắt Arc Warden (các bạn có thể tìm hiểu tất cả các thay đổi )
Nhưng trên hết, nhiều chuyên gia cho rằng, sau khi làm lại hàng chục Hero, skill cũng như ra mắt 4 item (trang bị) hoàn toàn mới, meta game DOTA 2 kể từ 6.86 chắc chắn sẽ có sự biến động lớn.
1. Faerie Fire
– Là một Item ”cắn được” mới
+ Giá: 75 gold
– Công dụng
+ Tăng 2 Damage
+ Khi cắn FF, hero sẽ được hồi phục ngay lập tức 75HP
+ Cooldown: 5 giây
Có vẻ như gần đây những món đồ có thể ăn uống được đang ngày càng suất hiện nhiều trong DOTA 2, trước đó là sự xuất hiện của những Enchanted Mango hay Moon Shard. Trong đợt update này lại một item như vậy được IF giới thiệu đó chính là Faerie Fire.
Có cách sử dụng gần giống như Echanted Mango nhưng thay vì cho HP generation và khi cắn thì sẽ được mana thì FF mang lại 2 damage, khi cắn sẽ được hồi 75HP. Đây thật sự là món đồ vô cùng hữu dụng cho offlaner hay những hero support máu mỏng damage bé cần farm lúc đầu như CM hay Shadow Demon.
2. Dragon Lance
– Item mới được ghép từ Orge Club và Quaterstaff
– Công thức: Orge club (1000) + Quarterstaff (875)
– Tổng giá :1875 gold
– Công dụng:
+ 10 Strength
+ 10 Attack Speed
+ 10 Damage
+ 130 Attack Range (chỉ dùng được cho range heroes và không thể stack)
– Có thể tách được khi cần
Với cái giá khá rẻ, chỉ 1875 Gold là bạn có thể được nhận thêm 1 ít damage, 1 ít AS và cứng cáp thêm 1 chút với 10 Strength. Nhưng điều quan trọng nhất mà Dragon Lance đem lại chính là tăng thêm 130 range cho bạn.
Với meta hiện tại, khi những carry melee đang lấn áp trên cả mặt trận competitive và public thì đây là một sự lựa chọn đúng đắn, giờ đây người chơi có thể thêm nhiều lựa chọn hơn khi pick carry chính cho team.
Đến late game việc bạn bán đi hay giữ lại món đồ này thì lại tùy thuộc vào tình huống, hãy tưởng tượng, một Sniper với range bắn hơn cả 1000 range thì khi late game việc động vào được sợi lông chân của chú lùn này cũng là điều gần như bất khả thi.
3. Aether Lens
– Công thức: Energy Booster (1000) + Ring of Health (875) + Cloak (550)
– Tổng giá: 2300
– Công dụng:
+ 250 Mana
+ 8 HP Generation
+ 15 Magic Resistance
+ 200 Cast Range
+ 8% Spell Damage
Lần đầu tiên trong lịch sử DOTA 2, IceFrog đã giới thiệu 1 item có thể cả thiện cast range skill. Sự xuất hiện của những item có tác động đến skill như Octarine Core hay đến giờ là Aether Lens thật sự đã đem lại sự tươi mới đầy tính sáng tạo đến với đấu trường DOTA 2.
Còn nhớ tại phiên bản 6.84 chính Octarine Core đã mang lại một thời kì của những carry dame phép như Leshrac, Lina hay Bristle back. Tuy tại thời điểm này xu hướng như vậy không còn nhiều, nhưng với những buff đến từ Arther Lens thì có thể lại một lần nữa những nuker cũng có thể tham gia game đấu với vai trò carry.
Tuy được dự đoán là chỉ hợp với những heroes thiên về gank hay carry nhưng Aether Lens cũng có thể được lên bởi support vào giai đoạn late game, khi lượng tiền để mua là không quá đắt so với hiệu năng đem lại. Chắc chắn rằng với sự góp mặt của item này những tình huống gank từ xa sẽ được sử dụng nhiều hơn.
4. Iron Talon
– Công thức: Quelling Blade (200) + Ring of Protection (175) + Recipe(125)
– Tổng giá 500 gold
– Công dụng
+ 2 Amor
+ Giữ nguyên công dụng của Quelling Blade
+ Khi active lên non-player enemy sẽ gây damage bằng 40% HP máu hiện tại
+ Cooldown 14 giây
– Chú ý: Không thể dùng lên Ancients. Vẫn giữ nguyên cd 4 giây khi chặt cây
Một item đậm chất nông dân với cái giá khá rẻ và công dụng cũng không thực sự nổi bật. Với meta khá đề cao combat và teamfight như hiện tại thì những hard carry chỉ biết cắm mặt vào farm đã mất đất dụng võ.
Tưởng rằng meta nuôi rùa ngày trước của các team Trung Quốc đã chết hẳn thì bỗng nhiên item này xuất hiện như một đấng cứu thể giúp lối chơi này khỏi bị tuyệt diệt. Không biết Valve có ý gì khi những patch gần đấy liên tục hạn chế việc farm thì nay lại đưa ra Iron Talon. Có lẽ chúng ta nên chờ đợi những động thái tiếp theo từ NSX mới có thể đánh giá một cách chính xác sự việc này.
Các bạn có thể theo dõi những thay về trang bị khác có trong bản update 6.86 TẠI ĐÂY.
Mẹo Dota 2: Thời Gian Stack Tốt Nhất Của Tất Cả Các Mỏ Quái Trong 6.86
Stack creep rừng trong DOTA 2 có nghĩa là dẫn dụ creep rừng ra khỏi phạm vi đó để khi sang phút mới, một bãi creep khác sẽ respawn ngay tại camp đó. Stack giúp tối ưu hóa được lượng tài nguyên từ rừng để “vỗ béo” carry một cách nhanh nhất, qua đó giúp cả team giành thắng lợi chung cuộc. Điều này được minh chứng rất rõ trong các trận thi đấu chuyên nghiệp.
Theo dõi những thay đổi tại phiên bản 6.86, chúng ta dễ dàng nhận thấy cả 2 phe (Radiant và Dire) đều xuất hiện thêm 1 hard camp (bãi quái to), tức là từ giờ trở đi lượng gold/EXP có thể farm được trên map cũng tăng lên kha khá.
Tuy nhiên, với việc chiến thuật farm rừng “thụ động” bị nerf phần nào, kỹ năng stack của các support/offlaner ngày càng đóng vai trò quan trọng đến thành bại của cả game đấu.
Như vậy, bên phía Radiant, bạn có thể thực hiện hành động dụ creep (neutral hoặc ancient) ra khỏi camp vào giây thứ 53 cho hầu hết các bãi. Riêng với 2 camp dọc trụ mid, thời điểm thực hiện stack là giây thứ 55.
Còn đối với phe Dire, về đa số vẫn có thể được stack ở giây 53, duy chỉ có 3 camp (1 ở gần Secret shop, 2 ở gần top rune) là phải stack ở giây 55. Tuy nhiên, một bãi creep chỉ có thể được stack từ 2-4 lần (thường triple stack), bởi vì càng đông thì càng khó để creep ra khỏi phạm vi spawn.
Còn tại giây thứ 12 và 42 của mỗi phút, các support vẫn có thể lure (kéo) creep từ bãi quái nhỏ ra safe lane để farm bù, hít thêm chút vàng và kinh nghiệm cho đỡ “thọt”.
Nếu carrier của bạn đang free farm an toàn thoải mái, hãy stack trước khi lure để giữ cân bằng creep. Việc giữ cân bằng creep rất quan trọng vì đây là yếu tố để hạn chế offlaner hít kinh nghiệm và tạo điều kiện cho carry của bạn được farm an toàn
Còn nếu team bạn có ý định push trụ sớm, việc lure creep để tạo double wave (2 đợt creep) là sự lựa chọn sáng giá hơn, khi team bạn sẽ có gần như 2 wave creep ra cùng lúc để push. Đây là cách mà Alliance thường xuyên sử dụng với Chen của Akke nhằm giúp Loda có Midas sớm bằng việc push trụ 1 chỉ trong vòng 2-3 phút đầu game.
Dota 2: 4 Hard Carry Thông Dụng Nhất Trong Phiên Bản 6.86
Vẫn là những gương mặt cũ, quen thuộc và không khác biệt là bao so với trước khi phiên bản DOTA 2 gây tranh cãi này ra mắt.
Anti Mage
Đứng ở vị trí đầu tiên là Anti Mage, carry thông dụng nhất mọi thời đại, kể từ The International 1 cho tới bây giờ. Xuất hiện tới 90.54%, Anti Mage là lựa chọn phổ biến và yêu thích nhất cho vị trí hard carry kể từ khi 6.86 được ra mắt.
Vẫn với lối chơi thường thấy, Anti Mage rất yếu ớt và gần như không có sức chiến đấu ở những level đầu tiên. Nhưng nếu chỉ cần thả lỏng ra đôi chút và để AM có được Battle Fury sớm, tốc độ farm cũng như sức mạnh của hero này sẽ được cải thiện đáng kể.
Chỉ cần bẵng đi một thời gian, sẽ không ngạc nhiên khi Anti Mage vác ra một núi item và đè bẹp đối thủ. Nhờ có Blink, AM có thể chạy trốn, truy đuổi cũng như di chuyển nhanh hơn tới các bãi creep. Sự cơ động và tốc độ farm tương đối ổn là những ưu điểm nổi trội của hero này.
Tuy nhiên, trong phiên bản 6.86, các đội tuyển chuyên nghiệp vẫn rất rụt rè trong việc sử dụng Anti Mage. Khi để vị tướng này đạt đến ngưỡng sức mạnh thì đồng đội của anh phải làm mọi thứ để tạo tối đa khoảng trống cho Anti Mage, mà khoảng trống cũng như thời gian đang là hai điều cực kỳ xa xỉ trong phiên bản 6.86 này.
Spectre
Cùng với trào lưu mà Badman, game thủ 8k MMR khu vực châu Âu tạo ra thời gian gần đây, Spectre hiện nay đang là carry hot nhất trong phiên bản 6.86. Badman là người đã tạo ra làn sóng sử dụng Spectre để leo rank khu vực châu Âu, khi mà hầu hết những trận chiến thắng của anh chàng này chỉ gắn liền với tên tuổi 1 hero.
Bỏ qua lối build item rush thẳng lên Radiance trong quá khứ, Spectrer của Badman lựa chọn những item cơ bản như Urn, Drum rồi tùy tình hình sau đó sẽ là những Manta, Diffusal Blade hoặc Radiance. Đây là lối chơi giúp Spectre có tối đa sự cơ động cũng như tăng khả năng hồi phục, giảm thời gian lãng phí khi phải về nhà regen. Ngay tại đấu trường chuyên nghiệp, Spectre cũng đang là một hot pick đầy tiềm năng, ngay cả khi đây là thời đại của lối chơi push trụ.
Thế nhưng không phải lúc nào Spectre cũng hữu dụng, nên nhớ đây vẫn là một hard carry hạng nặng trong DOTA 2 và cần rất nhiều item mới phát huy được sức mạnh. Hãy cứ nhìn Arteezy đã khốn khổ thế nào trong trận chung kết Starladder mới đây khi dùng Spectre và bị bóp nghẹt bởi lối đánh push quá khó chịu của Alliance thì có thể thấy, Spectre không phải là vô đối như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Phantom Lancer
Khá lạ khi Phantom Lancer, vị tướng vốn chỉ hot ở phiên bản 6.85 trở về trước lại vẫn giữ được tần suất lựa chọn khá thường xuyên ở thời điểm hiên tại. Một phần vì IceFrog đã nerf khá mạnh hero này, phần nữa PL thật sự đã không còn phù hợp với lối chơi hiện đại gần đây. Thế nên, việc Phantom Lancer xuất hiện tới 83.18% các game đấu, hầu hết ở rank và pub có thể nói lên hết sự yêu thích mà các game thủ dành cho hero này.
Quả vậy, sức mạnh của Phantom Lancer tuy tạo ra sự khó chịu, cũng như gây hỗn loạn đội hình đối thủ nhưng đổi lại, hero này khá mỏng manh và cần quá nhiều thơi gian, khoảng trống để có ít nhất một vài core item cơ bản. Nhưng đổi lại, Phantom Lancer gần như không có khả năng def hoặc tăng tốc độ push, nếu so sánh với những hard carry hiện nay như Lycan hay Juggernaut.
Xét về tốc độ farm, Phantom Lancer cũng không bằng Anti Mage, còn xét về tầm ảnh hưởng trong combat thì rõ ràng thua kém Spectre. Phantom Lancer không có gì nổi bật trong phiên bản này, nhưng vẫn được sử dụng tương đối thường xuyên.
Juggernaut
Không còn nghi ngờ gì nữa khi Juggernaut đang là một trong những hot carry ở thời điểm hiện tại. Alliance – đội tuyển có phong độ tốt nhất thế giới ở thời điểm hiện tại luôn pick Juggernaut cho Loda mỗi khi có thể, và đó cũng là xu hướng chung của hầu hết các đội tuyển chuyên nghiệp.
Có khả năng push, tốc độ farm nhanh cùng với việc combo Blade Fury + Town Portal giúp Juggernaut dễ dàng hơn trong việc bỏ chạy. Thêm vào đó, Omnislash ngoài sát thương khủng khiếp vốn dĩ đã quá kinh khủng cho một mục tiêu còn giúp Juggernaut gây ra sự hỗn độn trong combat. 6.86 gần như là đất diễn hoàn hảo cho Juggernaut thể hiện khả năng của mình.
Nếu không có gì thay đổi, chắc chắn Juggernaut vẫn sẽ là hot pick tại các giải đấu lớn sắp tới. Đồng thời với việc dễ chơi dễ sử dụng, độ phủ sóng của hero này chắc chắn sẽ còn tăng lên thêm nữa trong thời gian tới.
Dota 6.72: Sự Trở Lại Của Sange &Amp; Yasha
Sange & Yasha đã thực sự trở thành món đồ “khủng” tại phiên bản update mới.
Chắc hẳn nhiều game thủ DotA vẫn còn nhớ Sange & Yasha đã có một quãng thời gian dài là món đồ được rất nhiều late Hero yêu thích, có một điểm trùng hợp khá thú vị ở đây là dường như “vận mệnh” của item này lại gắn liền mới cái tên Soul Keeper , sở dĩ nói như vậy bởi thời điểm nói ở trên cũng là lúc Hero này luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho vị trí late Hero của team.
Sau đó, khi Soul Keeper dần dần rơi vào quên lãng thì Sange & Yasha cũng bị nerf không ít, mặc dù giá tiền đã rẻ hơn nhưng trên thực tế nó đã không còn được lựa chọn nhiều nữa, họa chăng chỉ là với một số Hero nhất định mà thôi. Với Hero thuộc tính Agility thì sau khi lên Yasha thông thường họ sẽ chọn lên thẳng Manta, còn đối với Hero thuộc tính Strength thì họ sẽ không lên Yasha bởi như thế coi như không thể sử dụng thêm bất cứ Orb effects nào khác nữa.
Số phận của Sange & Yasha dường như gắn liền với Soul Keeper .
Tuy nhiên, tại phiên bản mới nhất được IceFrog tung ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại đồng thời của cả 2 cái tên kể trên, trong khi Soul Keeper đã được sửa lại skill, sức mạnh cũng vì thế mà tăng lên đáng kể thì Sange & Yasha thực sự có một bước chuyển mình kinh ngạc.
Vâng! Giờ đây Sange & Yasha đã không còn được tính là Orb effects , chỉ với một dòng ngắn gọn vậy thôi thế nhưng nó đã làm thay đổi hoàn toàn “Thân phận” của món item này. Từ giờ trở đi thì Sange & Yasha đã có thể kết hợp với bất kì loại item Orb effects nào khác như Helm of the Dominator, Mask of Madness…
Chia sẻ về vấn đề này, game thủ Dragonnet nói: “Theo tôi thấy quả thực giờ đây Sange & Yasha đã có sự thay đổi quá lớn, không còn bị tính là Orb effects đồng nghĩa với việc các Hero (đặc biệt là Hero Strength ) có thể kết hợp nó với các item hút máu khác, không còn có chuyện ngại lên Sange & Yasha bởi sau đó số lượng item khác có thể lên sẽ bị hạn chế nữa”.
Giờ đây khi Sange & Yasha sẽ không bị hạn chế bất cứ thứ gì nữa.
Không chỉ dừng ở đó, một số Hero trước đây vốn không thể lên Sange & Yasha vì bản thân đã mang sẵn skill dạng Orb effects trong người như Luna Moonfang với Moon Glaive hay Nerubian Weaver (NW) với Geminate Attack thì giờ đây mọi chuyện đã thay đổi. Chắc hẳn tới đây bạn sẽ chứng kiến không ít phong cách đánh NW lên Sange & Yasha bởi đơn giản nó mang lại quá nhiều lợi ích trong khi giá tiền lại không thực sự cao (4300).
Dù là Strength Hero hay Agility Hero thì trước khi hợp thành món đồ cuối cùng, Sange hay Yasha đều mang lại sức mạnh không nhỏ cho người sở hữu nó và đây cũng sẽ là một trong những lý do khiến cho Sange & Yasha được sử dụng nhiều trong thời gian tới.
Dù là Yasha hay Sange đều mang lại sức mạnh không nhỏ cho Hero sử dụng.
Ngoài ra bản thân item này cũng khá mạnh, nó bonus thêm 16 Agility, 16 Strength, 12 damage, 15 attack speed, Greater Maim (kỹ năng dạng passive, có 15% tỷ lệ khiến đối phương rơi vào trạng thái bị slow 30% tốc độ di chuyển cũng như tốc độ đánh trong 4 giây).
Mặc dù phiên bản 6.72 mới được ra mắt ít lâu, còn rất nhiều điều đặc biệt về nó mà chúng ta chưa thể ngay lập tức nắm hết được thế nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, với sự thay đổi thú vị của mình thì Sange & Yasha sẽ được sử dụng nhiều hơn rất nhiều trong các trận đấu tới đây dù cho đó là thi đấu public hay competitive.
Theo PLXH
Những nhận định quan trọng ban đầu về map DotA 6.72 (Phần I)
Có rất nhiều thay đổi trong phiên bản map này nhưng hãy nhìn vào những thay đổi quan trọng nhất.
Chỉ chưa đầy 1 tuần kể từ ngày IceFrog ra thông báo về sự xuất hiện của map 6.72 thì bất ngờ vào sáng ngày 28/4, chúng tôi lại một lần nữa gần như bị nghẽn mạng khi cả cộng đồng DotA vào đón nhận đứa con kế tiếp của ngài “Ếch băng”. 6.72 và chuyên gia sao chép Rubick
Có rất nhiều sự thay đổi lớn tại phiên bản này và có lẽ con số 72 cũng rất đẹp nên đã xuất hiện thêm một người hùng mới đó là Grand “Rubick” Magus, một Intelligent hero thuần chất với lối chơi cực kì thú vị. Nếu xét đơn giản thì Magus khá dễ chơi khi sở hữu 3 skill Active trong đó cả 3 skill có thể cast tầm xa. Duy chỉ có Telekinesis là cast range 625 ở level 4. Lượng mana cost cho cả 3 skill đều thấp (chưa đến 200 mana cho mỗi skill) trong khi đây là một Inttligent hero, hơn thế nữa sự imba chính là thời gian cooldown của các skill này đều không quá 20 giây. Như vậy Grand Magus có thể cast skill liên tục trong khi chúng lại không hề yếu chút nào.
Đầu tiên xét đến Telekinesis (hotkey Z) có thể nâng một hero lên rồi hạ xuống gây stun cho các unit xung quanh, dù không gây damage cho bất cứ ai nhưng skill này chính là một kiểu disable cực mạnh vì hero bị nâng vẫn có thể bị tấn công nhưng lại hoàn toàn không làm gì được khi ở trên không.
Còn đối với Fade Bolt (hotkey X), imba là từ dành cho skill này khi cooldown chỉ có 10s, manacost 105 nhưng lại có thể cast range tận 800 và gây 300 damage cho unit đầu tiên (225 với hero), skill này gây lực sát thương mạnh và giật lan nhanh không kém gì skill của Zeus, có thể nói sự kết hợp 2 skill Lightning Bolt và Arc Lightning đã cho ra đời Fade Bolt khi skill này có thể cast nhanh xa , gây damage lớn lên 4,5 unit và lượng mana cost không nhiều. Đây có lẽ là skill mà Rubick nên max đầu tiên nếu muốn farm hoặc harrass đối thủ.
Ultimate Spell Steal (hotkey Q) giúp Rubick có thể chôm một skill vừa cast của hero địch trong thời gian vài phút. Trong khi skill này chỉ tốn 25 mana và cooldown chỉ khoảng 20s như vậy Rubick có thể thoải mái “học trộm” skill rồi thi triển lại. Điều đặc biệt ở đây là Rubick có thể chôm cả ultimate skill, trong khi một số ultimate có thể nói là cực mạnh như ultimate của Zeus hoặc Furion có thể cast global. Nói chung nếu gặp Rubick thì đội bạn phải chuẩn bị tính tới khả năng gặp lại những skill cực mạnh của đội mình, còn không hãy cố gắng focus Rubick trước trong các combat.
Như vậy có thể tổng kết rằng Grand Magus là một hero dễ chơi khi có lượng stats khởi điểm khá tốt cho một Intelligent hero với lượng base damage cao và animation vừa, có support skill như Null Field (tăng 20% kháng phép cho mình và đồng đội), skill để farm cũng như gank là Fade Bolt, còn skill stun, disable cực mạnh là Telekinesis. Cuối cùng là một skill tinh quái và đa năng không thua gì invoker là Spell Steal. Nhược điểm duy nhất của hero này là khá mỏng manh nên rất dễ bị focus đầu tiên trong combat. 6.72 và những hero tiềm năng Ngoài ra 6.72 còn mang đến những cải tiến có thể khiến đấu trường clan war thêm dậy sóng khi hàng loạt hero được buff và rmk skill cho lối chơi trở nên linh động và nguy hiểm hơn. Đầu tiên là Naix khi ultimate giờ đây được cải tiến giúp Naix có thể gây damage cho những unit xung quanh unit mà Naix vừa chui ra.
Ultimate của N”aix đã được thay đổi khá nhiều.
Kế tiếp là Treant, được rmk tận 2 skill, mặc dù ultimate Overgrowth bị giảm dmg và thời gian tác dụng nhưng bù lại cooldown được giảm đáng kể chỉ còn 100/95/90, skill Forest Sentinel dù để scout và gank khá tốt nhưng Treant đúng là cần được cải thiện về mặt tấn công hơn gank một cách khó khăn như vậy nên Leech Seed đúng là giải pháp tốt vì có thể làm chậm đối phương 24% và hút máu hero địch cho đồng đội, Treant giờ đây sẽ có thể tham gia combat và gank cùng đồng đội nhiều hơn, giảm đi tính thụ động của hero này.
“Vua cây” có lẽ sẽ được chuộng dùng nhiều hơn ở phiên bản map 6.72 này.
Chaos Knight được thêm 3 Strength cơ bản và skill Chaos Bolt được buff chắc chắn sẽ là tín hiệu tốt cho hero này vì khả năng tank và gank cũng tăng lên theo. Void cũng được Icefrog buff khá nhiều khi Time Walk giờ đây làm chậm các unit trên đường bay chứ không riêng unit ở cuối đường bay đồng thời ultimate Chonosphere phát hiện cả hero tàng hình.
Một số hero khác cũng được cải thiện khá nhiều như Barathum, Rikimaru, Slardar,Technies, Soul Keeper, Troll Warlord,… Chắc chắn sắp tới đấu trường clan war sẽ vô cùng khốc liệt khi những hero này bước vào ban pick. Có thể một số chiến thuật cũ sẽ không còn thích hợp, nhưng rất may ở phiên bản 6.72 này, Icefrog chú trọng quan tâm đến các carrier và late hero hơn các Intelligent hero.
Theo PLXH
Gamer hồ hởi với thông tin DotA 6.72 sắp ra mắt Theo những thông tin mới đây nhất từ IceFrog thì có lẽ ngày phiên bản map DotA 6.72 ra mắt đã không còn xa. Việc map DotA vẫn giữ được sức hút của mình cho tới thời điểm hiện tại một phần cũng bởi cha đẻ của nó…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đánh Giá Dota 2 6.86: Sự Bá Đạo Của Các Trang Bị Mới Ra Mắt trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!