Đề Xuất 6/2023 # Dota 2: Phân Tích Lion, Nhìn Tưởng Mạnh Nhưng Không Phải Vậy # Top 15 Like | Beiqthatgioi.com

Đề Xuất 6/2023 # Dota 2: Phân Tích Lion, Nhìn Tưởng Mạnh Nhưng Không Phải Vậy # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dota 2: Phân Tích Lion, Nhìn Tưởng Mạnh Nhưng Không Phải Vậy mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Về lý thuyết, Lion có vẻ là hero tuyệt vời trong dota. Hero có nhiều disable, mana vô tận và ultimate mạnh dần sau mỗi lần sử dụng hiệu quả. Thật sự, không quá ngạc nhiên khi Lion trở thành pick phổ biến đối với người chơi support và core. Lion cũng vô tình là một trong những hero bị khinh thường nhất.

Tất cả hero đều có điểm mạnh và yếu riêng. Những hero mạnh nhất Dota là những hero được mọi người biết cách khai thác tối đa sức mạnh đó và giảm thiểu điểm yếu lại, lion cũng không ngoại lệ. Lấy Sven làm ví dụ. Dù cho gậy xanh “Superman” được đưa vào, hero này vẫn chưa tìm được chỗ đứng ổn định trong vài tháng qua. Phải chờ đến khi các game thủ biết được thứ tự lên item sao cho hợp lý, cũng như talent nên chọn ra sao, chúng ta mới trải nghiệm được sức mạnh thật sự của Sven.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LION

Chúng ta hãy liệt kệ các điểm lợi và bất lợi khi pick hero này

ĐIỂM YẾU CỦA LION:

Chỉ số rất trung bình

Spell tốn nhiều mana

Máu giấy

Độ cơ động kém

Không thể dọn wave creep để đẩy hoặc farm

Có thể bị solo kill

Khả năng đẩy trụ kém

Ultimate có cooldown cực lâu

ĐIỂM MẠNH CỦA LION:

Khả năng mana vô tận

Có các disable tốt

Ultimate sát thương burst cao

Nhiều talent cực tốt

Có thể rất mạnh về sau

Nhìn qua danh sách trên, chúng ta ngay lập tức nhận ra có nhiều vấn đề đau đầu với Lion. Hero này cần chỉ số nhưng lại không có kỹ năng farm để lên được các item đó. Lion giỏi gank nhưng lại thiếu độ cơ động để phát huy hiệu quả. Trong Dota việc sống sót đủ lâu để thắng combat cũng như farm an toàn rất quan trọng nhưng với chất tướng như lion thì anh ta không thỏa hai yêu cầu trên. Cuối cùng, hero có ultimate cực kỳ mạnh nhưng hiếm khi được dùng bởi cooldown đầu game quá lâu.

Nhìn sang bảng item được Lion sử dụng nhiều nhất, chúng ta có thể thấy xu hướng tập trung vào khắc phục tính cơ động của hero này. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu do cơ động cao không chỉ giúp Lion phát huy được disable mà còn đi săn mạng bằng ultimate dễ dàng hơn. Cơ động cũng đồng nghĩa sống sót cao hơn và người chơi phải biết chọn vị trí tốt để tác động trong game nhiều hơn. Gần như mọi item phổ biến được Lion lên là để khắc phục khả năng sống sót/cơ động, ngoài ra thì không có gì đặc biệt hơn.

Có vài item chính ở trên bài viết muốn tập trung vào các item bị đánh giá thấp. Aghanim’s Scepter là item ao ước của mọi game thủ Lion, nhưng giá tiền lại khiến nó không được trọng dụng nhiều. Dù đắt (tận 4200 gold), gậy xanh giải quyết rất nhiều vấn đề cùng lúc và có lẽ đây là item quan trọng nhất để Lion lên nếu muốn giúp hero này phát huy tốt. Nó không chỉ tăng chỉ số giúp hero sống sót cao hơn, cast nhiều spell hơn, mà còn biến Finger of Death thành chiêu teamfight thật sự. Nó có tiềm năng trở thành vấn đề thật sự buộc đối phương phải lên phương án đề phòng. Giảm cooldown cũng đồng nghĩa bạn có thể farm creep wave bằng chiêu này hoặc tung đại lên đối thủ để thử xem họ có chết cũng như giúp tăng stack sát thương cho chiêu. Có điều, gậy xanh chắc chắn không phải là item bạn nên mua đầu tiên.

Glimmer Cape là item cực kỳ có giá trị cho Lion, nhưng giá phải chăng. Ngoài làm tăng khả năng sống sót, nó cho phép Lion lén lút tiếp cận trong khi tàng hình, rút ngắn khoảng cách để stun hoặc Hex. Phiên bản Glimmer cape mới cũng cộng tốc độ tấn công. Talent +70 sát thương của Talent sẽ trở nên giá trị hơn. Đây là talent bài viết muốn nhấn mạnh để khắc phục tốc độ farm và khả năng gây áp lực lên trụ.

Chúng ta cũng không thể bỏ qua các item cũng khá hot trong dota như Aether Lens, Blink Dagger và Force Staff, nhưng Lion không thật sự cần cả ba. Lion có được talent tăng phạm vi cast khá ổn ở level 15 và nếu đã sở hữu tính cơ động cao, thì bạn có thật sự cần thêm phạm vi cast để blink Hex đối phương không? Tương tự, Aether Lens thêm hồi mana và lượng mana nhiều hơn nhưng với Mana Drain, thì hồi mana không còn là vấn đề thiết yếu, chưa kể gậy xanh còn cộng thêm rất nhiều mana cho Lion.

Cách chơi của Lion cũng cần được thay đổi đáng kể. Hiện tại, Lion đã mặc định vai trò riêng của mình, nhưng nên có những điều chỉnh nhất định để phù hợp vào đội nhiều hơn. Tập trung cộng stack sớm cho Finger of Death và dụ đối phương bằng cách trở nên cực kỳ ‘chịu đòn’ là những mảng Lion vẫn chưa được khai thác nhiều. Những item như Veil of Discord, Spirit Vessel hay nhiều item aura chắc chắn sẽ phù hợp cho lối chơi Lion này. Các công cụ sống sót và chịu đòn khác như Heaven’s Halberd, Bloodstone, Rod of Atos hay Guardian Greaves cũng có thể mở đường cho vai trò mới.

Nói về vai trò, để phát huy các talent tuyệt vời của mình, Lion không thể bị kém level, farm yếu và chết trong mọi combat. Bài viết nghĩ Lion hoàn toàn đáng thử qua ở vai trò core như mid hoặc offlane. Nếu là support, bạn có thể hướng Lion mạnh về sau, giống như các hero Rubick, Phoenix hay Warlock, sẽ phù hợp hơn là tập trung core ngay từ ban đầu.

Cuối cùng, có thể Lion cần được rework lại hoặc buff một chút và Dota cũng là một game yêu cầu người chơi phải tự tìm ra lời giải cho hero yêu thích của mình. Nên bạn có thể thử qua và tìm cách giúp hero thích nghi tốt với game mà không cần tác động bên ngoài từ IceFrog.

Theo dotabuff

Dota 2: Phân Tích Meta Offlane Trong 7.21

Có lúc, mọi người tưởng rằng 7.20 sẽ là lúc các offlaner bổ trợ hồi sinh – Beastmaster, Centaur Warrunner, Dark Seer và Tidehunter cực kỳ phổ biến nhờ khả năng tạo ra khoảng trống và mở combat cho đội, đồng thời lên các món đồ bổ trợ, công aura. Đáng tiếc, giai đoạn này không kéo dài được lâu và chúng ta sớm quay trở lại những hero tham lam tại offlane.

Offlane không mấy đặc biệt kể từ khi đổi thành set up dual lane. Dota cũng có những patch mà các đội gần như draft ba DPS core ở mỗi lane, khiến cho meta offlane rất hạn hẹp. May mắn thay, 7.21 hơi khác biệt.

Đầu tiên, các đội vẫn pick các offlane thuần bổ trợ: chúng là lựa chọn tốt trong draft. Hiện tại, pick giữa offlane thuần bổ trợ và offlane DPS gần như là 50:50, và điều đó giúp các pick trong game trở nên đa dạng hơn.

Các DPS offlane cũng có đặc điểm riêng của mình. Bạn sẽ không thường thấy Juggernaut hay Lifestealer trong offlane, vì điều này quá tham lam. Thay vào đó, chúng ta có những hero có thể bám theo nhịp độ trận đấu mà vẫn gây sát thương mạnh.

Cuối cùng, dù thiên về DPS, những hero này thường lên item bổ trợ, có cách chơi xoay quanh việc đi bọc hậu và giết các support. Các offlane này có đủ farm và đủ lượng sát thương để giết support nhanh chóng, hiệu quả, mà không cần cạnh tranh farm với carry của đội mình trên map.

Bài viết này sẽ tập trung vào những hero DPS/bổ trợ đang xuất hiện trong pub rank cao và cả đấu trường chuyên nghiệp.

Ursa có tốc độ di chuyển cơ bản là 322, là một trong những hero nhanh nhất game.Chỉ đi chân không, Ursa đã hơn hẳn một nửa số lượng hero mang Brown Boots trong game. Ursa yêu cầu phải được để mắt đến ngay khi hắn lao đến. Ursa cần bị disable, nếu không hero này sẽ xé nát hàng support nhanh gọn, dù đó là giai đoạn nào của game. Và disable lên Ursa cũng có nghĩa chiêu này không thể dùng cho carry chínhcủa đối phương.

Với DPS cao và khả năng chịu đòn từ các skill của mình, Ursa không cần gì nhiều ngoài Blink Dagger. Với tốc độ di chuyển và khả năng ép lane, về lý thuyết, Ursa có thể tự mình solo trong giai đoạn lane, hay thậm chí lâu hơn 1 chút nữa. Sau khi cuộc đi săn bắt đầu, Ursa có thể tạo ra rất nhiều khoảng trống cho đội, trong khi củng cố kinh tế của mình bằng cách đi gank.

Hero này hiện có tỉ lệ thắng gần 60% từ rank Divine trở lên, nhờ dễ triển khai và độ hiệu quả cao. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn điều chỉnh cách chơi của mình khi đối phương bắt đầu tụ lại, để không tặng gold miễn phí cho đối thủ sau khởi đầu thuận lợi.

Thắng gần 56% trong pub game, Night Stalker là một thế lực đáng gờm. Crippling Fear là chiêu silence cực mạnh, yêu cầu phải lên BKB để phản kháng, và không thể tránh bằng Manta Style nổi. Điều này đồng nghĩa đối phương buộc phải bỏ qua hoặc lên chậm một trong những món Agility farm hiệu quả nhất game, hoặc đối đầu sớm với cảm giác lo sợ vào ban đeêm.

Thay đổi ngày đêm là điểm yếu nhất của hero và Night Stalker gần như vô dụng vào ban ngày. Hero này không thể farm nổi trong lúc trời sáng, nhưng mỗi khi Dark Ascension được kích hoạt, đối phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi chung và hy vọng mình sống sót qua đêm.

Hero này có thể bị đì trong lane do Night Stalker không thể làm gì hơn. Với 5 giáp, hero này khá trâu, nhưng không thể gây áp lực hoặc tạo cơ hội giết đối phương. Buộc Night Stalker phải farm/gank bù vào đêm đầu tiên sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội đế chống lại hero này.

Chúng ta có nói về hero này gần đây và đại đa số thứ áp dụng cho safe lane Chaos Knight đều có thể áp dụng cho offlane, với khác biệt nằm ở trọng tâm farm và CK chơi tích cực đến đâu.

Dota 2: Core Chaos Knight hồi sinh trong meta

Đáng chú ý là những người chơi rank cao vẫn chưa thống nhất được cách lên đồ, trong khi hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp đều nâng Chaos Strike tối đa ở trong lane. Như đã bàn luận trước đó, điều này giúp hero trụ lâu mà không phải hy sinh mảng DPS.

Không còn được ưu tiên farm mà phải chuyển sang kiếm gold bằng gank, offlane CK ít bị áp lực phải gánh đội hơn và mục tiêu chính của hero trong teamfight là giết các support. Thay vì chỉ lên HP, giáp và sát thương nhiều nhất có thể, offlane CK có thể lên các item bổ trợ và sau đó có cho mình Blink Dagger.

Có lẽ không phổ biến nhiều ở đấu trường chuyên nghiệp, nhưng tại pub, Wraith King vẫn là dual lane tuyệt vời, hoàn toàn thích hợp cho meta tạo khoảng trống hiện tại ở offlane. Khác với những hero khác trong danh sách này, Wraith King không có sát thương nhiều từ bộ skill của mình, nhưng 2 mạng cộng với vài chiêu disable mạnh giúp hero này mở combat tốt.

Cũng khác với những hero khác, Wraith King đẩy lane tốt. CK với ultimate của mình có thể phá trụ tốt hơn, nhưng nhờ cooldown cũng như CK cần ultimate trong teamfight nên CK khó mà dùng chỉ để đẩy trụ không. Các skeleton của Mortal Strike có thể nhìn không mạnh, nhưng chịu đòn từ trụ rất tốt, gây ra lượng sát thương lớn ở lane với số lượng quân nhiều. Chúng cũng là giúp Wraith King farm nhanh hơn, và thưởng gold cho đối phương rất ít khi bị giết.

LỜI KẾT

Một lần nữa, 7.21 đã có vài thay đổi ý nghĩa so với 7.20 meta. Nó không cắt giảm lượng hero trong game, mà còn tăng thêm. Người chơi có nhiều lựa chọn hơn, không nhất thiết là phải dùng những offlane kinh điển.

Đại đa số offlane thuần bổ trợ rất là hữu dụng, và không có gì sai nếu bạn dùng Beastmaster hoặc Tidehunter cả. Tuy nhiên, theo những gì chúng ta biết được, sở hữu kỹ năng góp phần sát thương và có thể solo kill cho đội sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn trong pub, đặc biệt là ở những rank thấp hơn trong Dota 2.

Theo Dotabuff

Dota 2: Phân Tích Những Hero Mới Trong The Outlanders

Những hero mới bắt đầu hành trình của mình một cách khá khó khăn, không đạt nổi tỉ lệ thắng 45% trong các ngày đầu tiên. Sau đó thì người chơi đã có thời gian để làm quen với bộ skill và cũng đã có một số thay đổi cân bằng để giúp chúng chơi được ở pub level cao. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu phân tích những hero mới này.

SNAPFIRE

Snapfire chủ yếu được thiết kế để chơi support position 4, nhưng với patch mới, sự khác biệt giữa các support không còn rõ rệt như trước. Bài viết cảm thấy Snapfire có thể chơi ở safe lane ở position 5 cũng được. Hãy đảm bảo rằng Snapfire đi cặp cùng một core hero có thể chơi chủ động đôi chút trong giai đoạn đi lane.

Ý tưởng này càng được củng cố khi Snapfire vẫn khá hữu dụng trong việc gây sát thương và bổ trợ cho đội dù không có nhiều item. Cách build đồ phổ biến nhất cho Snapfire ở pub rank cao là nâng Lil’ Shredder đầu tiên, với một điểm cho Scatterblast và Firesnap Cookie khi đạt được level 7.

Hero này đang có tỉ lệ thắng 51% trong tuần này ở mức rank cao nhất, cho nên Snapfire hoàn toàn chơi được, dù vừa rồi bị nerf đôi chút. Là support chủ động, tấn công từ xa với tiềm năng bổ trợ cao, rất khó để nói game nào hero này có lợi và game nào không: Bài viết cảm thấy rằng hero này có thể tìm thấy chỗ đứng trong bất kỳ đội hình nào và đối đầu tốt với hầu hết những hero khác.

Nhìn vào chỉ số talent, chúng ta cũng thấy rằng hero này được xây dựng theo hướng bổ trợ và tạo sự an toàn cho bản thân cũng như đồng đội thay vì lên theo hướng hổ báo. Điều này được phản ánh trong cách build item của hero, khi các item aura và Force Staff là những món thành công và phổ biến nhất.

Với tiềm năng của Snapfire, ai ai cũng mong chờ hero này trong Captains Mode, do đấu trường chuyên nghiệp mới là bài kiểm tra thực sự cho độ hữu dụng của nó. Còn hiện tại, bài viết cảm thấy hero này khá ổn và là lựa chọn khá tốt trong đội hình support của Dota.

VOID SPIRIT

Đây có lẽ là cái tên thú vị hơn trong The Outlanders Update. Chỉ vừa mới ra mắt thôi nhưng Void Spirit đã được buff khá nhiều và bị nerf một lần rồi. Với tỉ lệ thắng hiện tại, bài viết cảm thấy Void Spirit cần phải được điều chỉnh thêm.

Bài viết luôn khá cẩn trọng mỗi khi kết luận những hero mới “quá mạnh”, vì tỉ lệ thắng cao của chúng đôi khi chỉ là do cộng đồng chưa tìm ra cách đối phó với chúng mà thôi. Tuy nhiên, quả thực là Void Spirit quá mạnh, tương tự với những người anh em của mình. Void Spirit rất linh hoạt, cơ động và sát thương gây ra chủ yếu đến từ bộ skill. Vấn đề là, lượng sát thương này quá lớn.

Mọi skill của hero này gần như là nuke – nuke với hiệu ứng thêm. Aether Remnant là nuke 270 sát thương với gần 2 giây disable cứng. Đây là chiêu không phải lúc nào cũng được tung ra hoàn hảo, nhưng trong trường hợp tệ nhất, nếu lỡ dùng hụt, nó vẫn bảo vệ được một khu vực.

Dissimilate là nuke AoE 380 sát thương, với khả năng cơ động và né chiêu. Dissimilate có thời gian cast và dịch chuyển khá lâu, nhưng có thể dùng để né hầu hết các chiêu projectile và thay đổi vị trí của Void Spirit.

Resonant Pulse là nuke 250 sát thương, thường được nâng tối đa đầu tiên và đem đến sự an toàn cho hero. Đánh trúng 3 hero bằng chiêu này sẽ cho Void Spirit thêm hơn 400 máu trước các nguồn sát thương vật lý. Chưa kể sát thương còn được tính sau khi đã giảm phần giáp ra, nên nó càng tăng tỉ lệ sống sót cho Void Spirit.

Cuối cùng, ultimate Astral Step là nuke 250 sát thương đổi vị trí với khả năng làm chậm có 2 charge. Tung được mỗi skill lên hero đối phương sẽ gây ra sát thương phép lên đến 1000. Tuy mình nó không thể thay đổi cục diện, nhưng đối thủ sẽ khó mà phản ứng kịp, trừ khi họ có hero có khả năng disable ngay lập tức.

Void Spirit có tỉ lệ thắng gần 60% ở các game từ Divine trở lên trong tuần này và bài viết cảm thấy hero này quá mạnh khi đối đầu với support – những hero không kịp lên BKB hoặc ít nhất là Glimmer Cape. Với tình hình hiện tại, Void Spirit có vẻ như đã được cân bằng trong patch kinh tế trước, với lượng XP và Gold nhận được từ hầu hết các core giảm đi khoảng 10%.

Outpost đã tăng nhịp độ lên level lên, khiến cho Void Spirit “lên sóng” quá sớm và gây sát thương quá nhanh. Có lẽ, vài thay đổi trong bộ skill của Void Spirit có thể giải quyết được vấn đề, nhưng trong tình trạng hiện nay, hero này hạn chế được rất nhiều hero support, đồng thời buộc hầu hết các core phải lên sớm BKB.

Theo Dotabuff

Dota 2 Update 7.28: Phân Tích Hero, Đâu Là Những Hero Mạnh Và Yếu Hiện Nay

Đã vài tuần trôi qua kể từ khi update 7.28 ra mắt trong Dota 2. Tuy không có nhiều thay đổi ‘chấn động’ trong game cũng như meta carry nhưng vẫn có một số hero đã trở lạnh mạnh mẽ, cũng như một số đã yếu đi dưới sự tác động bởi 7.28.

NHỮNG HERO HƯỞNG LỢI NHẤT 7.28

MIRANA

WRAITH KING

Có vẻ như vị vua đã trỗi dậy mạnh mẽ từ lòng đất, kể từ khi sát thương Radiance bị nerf trong nhiều patch trước 7.28, hero này không còn được ưu ái trong khi Sven và Faceless Void ngày càng phổ biến hơn. Wrath King là một trong những khắc tinh của các carry lệ thuộc vào ultimate của họ, nhưng WK lại bị lãng quên trong meta vừa rồi. Với 7.28 thay đổi bộ skill lại, Wraith King có thể vừa tăng level skill cướp máu vừa tăng khả năng farm bằng skeleton cùng lúc. Điều này có nghĩa Wraith King có thể trụ lâu ở lane hơn rồi tăng tốc độ farm mà không cần phải lãng phí nhiều điểm level. WK là một trong số ít hero khai thác rất tốt sát thương bonus mà Radiance đem lại, nhờ crit của mình. Những thay đổi này là tín hiệu cho sự trở lại của Wraith King lên Radiance 15-16 phút, sẵn sàng đẩy lane và sử dụng 2 mạng mình có để thắng combat sớm, lợi hơn so với các carry hero khác.

NYX ASSASSIN

Nyx Assassin trước giờ là hero rất thú vị để chơi, nhưng rất khó để lĩnh hội được trong game. Nyx gần như không thể gây áp lực trong giai đoạn đi lane khiến cho việc pick hero này không khả thi. Với các buff trong 7.28, có vẻ như Nyx sẽ trở lại nhờ lượng sát thương và bổ trợ mình có giữa game, để bù đắp cho các thiếu sót khác. Chúng ta đang ở meta, nơi các carry hero như Spectre, Faceless Void và Phantom Assassin đang cực kỳ phổ biến, nhưng phụ thuộc nặng nề vào passive. Meta này cũng làm chậm nhịp độ đáng kể, cho phép các hero tham lam hiện diện, như Nyx chẳng hạn. Với Break, buff và khả năng tàng hình, Nyx Assassin có thể sẽ tung hoành trong 7.28.

Gần như mọi skill của Puck đều được buff trong 7.28 và hero này đã được trọng dụng từ patch trước. Puck là câu trả lời tuyệt vời cho các hero cơ động cao và là một trong những hero chủ động đầu game của Dota. Với meta gần như chậm lại, Puck có thể đi săn rồi snowball trận đấu. Các item như Witch Blade hay Falcon Blade giúp hero này tạo ra ảnh hưởng đầu game tốt hơn. Điều đó cho thấy carry Puck, với Phase Shifft Attack, có thể sẽ trở lại trong 7.28. Puck hiện tại đang ổn định đầu game, rất mạnh ở giữa game cũng như chuyển biến thành carry về sau.

ĐỘI HÌNH ZOO (SỞ THÚ)

Zoo (Lycan, Beastmaster, Visage) sẽ rất hài lòng trong patch 7.28, chi tiết thì Lycan được buff global Feral Impulse cho phép creep trở nên mạnh mẽ giúp gây được nhiều sát thương lên trụ mà không cần hero này góp mặt. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là buff cho Helm of the Dominator và Necronomicon. Bất kỳ thời điểm nào cả hai item này được buff trong cùng một patch, bạn cần phải cẩn trọng với Zoo Meta. Cooldown thấp cho Necronomicon và nâng cấp chỉ số cho Helm of the Dominator tạo ra rất nhiều giá trị thêm. Ngoài ra, patch mới cũng là thời điểm mọi người đang thử nghiệm nhiều thứ mới và chơi chưa ổn định. Điều đó cho phép Zoo xử lý tốt đội hình đánh chậm, để kết thúc game siêu nhanh.

BANE

Bane trở lại ngoạn mục trong patch 7.28. Sở hữu sát thương pure cho cả Brain Sap và Fiends Grip giúp hero mạnh hơn chút. Bane cũng được buff nhiều đầu game nhờ các thay đổi Enfeeble mới. Bane không chỉ trade hit hiệu quả hơn mà hero có thể hoàn toàn thế lên Spirit Vessel khi đối đầu với các hero lệ thuộc vào khả năng hồi máu. Enfeeble mới có thể là một trong những spell hay nhất game vì lý do đó. Bane cũng được buff thêm chút cho tầm nhìn đêm, giúp mình bắt được những hero đang cố trốn thoát.

INVOKER

Đã rất lâu chúng ta không còn được thấy Invoker Midas/Exort chuyên gây sát thương nữa. 7.28 có thể sẽ hồi sinh lối chơi này dựa theo xu hướng trong pub lẫn đấu trường chuyên nghiệp hiện tại. Invoker giờ có thêm một Forge Spirit miễn phí ở level 8, giúp cho build Exort/Quas hiệu quả hơn. Như đã đề cập nhiều lần ở trên, nhịp độ game chậm lại đồng nghĩa người chơi có thể chơi tham lam hơn, giúp phát huy Exort/Quas. Ngoài ra, các hero như Faceless Void và Mars vẫn đang rất phổ biến, khiến cho Invoker theo đường sát thương rất đáng để bạn cân nhắc. Không hẳn mọi thứ trong 7.28 chỉ hướng về Exort/Quas, item như Witch Blade hoàn toàn phù hợp cho build Quas/Wex nữa. Sự linh hoạt này và buff cho sát thương nói chung có thể sẽ biến Invoker trở thành hero cực kỳ đáng sợ trong 7.28, thật đáng mong chờ sự trở lại mạnh mẽ của những ‘người chơi hệ phép thuật’ này

NHỮNG HERO BẤT LỢI NHẤT 7.28

CÁC SUPPORT

Patch mới một lần nữa khiến cho cuộc sống của support lận đận hơn. Mất 10% stack gold và neutral creep không còn thưởng gold nhiều hơn khi game kéo dài, khiến support nhìn chung nghèo hơn. Rất nhiều item neutral mới có vẻ như tập trung giúp core hero hơn. Chưa hết, các item mới trong shop cũng gần như tập trung cho core hoặc nâng cấp cuối game cho các core đã kín 6 ô trong hòm đồ. Chưa kể, meta giờ khuyến khích người chơi pick các core tham lam hơn, đồng nghĩa các support mạnh đầu game buộc phải được pick để bù đắp thiếu sót trong giai đoạn đầu (đổi lại các support này sẽ không mạnh nhiều về cuối game được). Cuối cùng, do game giờ bắt đầu với ban đêm trước, nên nhiệm vụ cắm mắt đầu game tuy dễ hơn nhưng cũng sẽ nguy hiểm hơn nhiều.

Về cơ bản, Lifestealer bị tách một skill thành hai ra và phải đầu từ thêm 1400 gold để lấy chiêu Open Wounds cũ. Hero này ban đầu mạnh nhờ kết hợp tốc độ tấn công và cơ chế lifesteal thành một, nhưng điều đó gần như đã bị hủy hoại ở 7.28 này. Làm chậm trong mọi đòn tấn công nghe có vẻ tốt, nhưng chỉ số quá thấp khiến cho người chơi LS có cảm giác hero này không thật sự mạnh như trước. Lifestealer giờ phải cần gần như gấp đôi level để có thể đạt được sức mạnh như trước. Quả thật không phải tin tốt chút nào cho Naix.

SVEN

Sven gần như bị nerf toàn bộ. Giống với Lifestealer, hero này giờ phải mua Aghanim’s Shard để được trở về là một ‘supperman’ mạnh mẽ như trước patch 7.28. Tuy bản thân vẫn farm ổn và gây rất nhiều sát thương, nhưng Sven giờ tốn nhiều thời gian để ‘online’ hơn, giúp cho việc đối phó carry này dễ dàng hơn. Ngoài ra, có vẻ như game thủ đã bắt đầu biết cách xử lý carry này, cho nên các nerf 7.28 sẽ khiến Sven không còn được trọng dụng như trước nữa.

OUTWORLD DETROYER

OD lại có tên mới, skill cũ và nói thật ra là có ai quan tâm đâu. Hero này được làm lại rất nhiều lần, đến độ chúng ta không nhớ được các bộ skill trước đây của hero này là gì. Nói thật thì OD có thể mạnh nhờ sự trở lại của Orb đánh tay, thời kỳ mà hero này rất mạnh trong quá khứ (trước patch 7.28). Nhưng đồng thời, chẳng ai thật sự muốn bỏ thời gian để tìm hiểu bởi Outworld Destroyer khả năng sẽ lại bị đổi skill (và đổi tên nữa?) trong patch kế tiếp.

PUDGE

Thời nào Pudge thật sự có ích đúng nghĩa trong game? Tác giả cũng không nhớ nữa. Có vẻ như IceFrog update Pudge 7.28 chỉ để cho vui hoặc đơn giản là tát vào mặt fan Pudge. Hero này nói thẳng là dở. Đi lane kém, giữa game tệ. Tuy Pudge về cuối game khá mạnh, nhưng chúng ta hiếm khi nào đến được giai đoạn đó mà không bị đồng đội report quá nửa. Pudge thật sự cần hiện diện nhiều hơn trong lane và khả năng cast Meat Hook nhiều gấp đôi thì may ra mới mạnh được. Butcher đều không nhận được hai thứ đó trong patch 7.28 và hero sẽ tiếp tục mất đi thị phần của mình so với những cái tên khác.

KEEPER OF THE LIGHT

Gần như không còn mạnh kể từ khi Blinding Light bị nerf nhiều lần, hero này vẫn chịu số phận đen đủi như Sven và Lifestealer, có điều là tệ hơn tất cả trong patch 7.28 này thôi. Bạn giờ cần mua Aghanim’s Scepter 4200 Gold để lấy Will-O-Wisp trở lại. Will-O-Wisp gần như là thứ duy nhất giúp Kotl được trọng dụng trong game. Skill mới của hero, Solar Blind, có thể tạo ra nhiều combo thú vị nhưng người chơi sẽ phải tốn nhiều thời gian để hiểu được độ hiệu quả của nó. Khả năng cao chúng ta sẽ trở lại thời Keeper of the Light farm bằng Illuminate và không có tác động gì đến game cho đến khi combat liên tục nổ ra. Đây chắc chắn là hero sẽ được dùng đôi lúc trong đấu trường chuyên nghiệp nhưng sẽ không phải là pick tuyệt vời trong pub hiện tại.

Theo dotabuff

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dota 2: Phân Tích Lion, Nhìn Tưởng Mạnh Nhưng Không Phải Vậy trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!