Cập nhật nội dung chi tiết về Dota 6.72: Sự Trở Lại Của Sange &Amp; Yasha mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sange & Yasha đã thực sự trở thành món đồ “khủng” tại phiên bản update mới.
Chắc hẳn nhiều game thủ DotA vẫn còn nhớ Sange & Yasha đã có một quãng thời gian dài là món đồ được rất nhiều late Hero yêu thích, có một điểm trùng hợp khá thú vị ở đây là dường như “vận mệnh” của item này lại gắn liền mới cái tên Soul Keeper , sở dĩ nói như vậy bởi thời điểm nói ở trên cũng là lúc Hero này luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho vị trí late Hero của team.
Sau đó, khi Soul Keeper dần dần rơi vào quên lãng thì Sange & Yasha cũng bị nerf không ít, mặc dù giá tiền đã rẻ hơn nhưng trên thực tế nó đã không còn được lựa chọn nhiều nữa, họa chăng chỉ là với một số Hero nhất định mà thôi. Với Hero thuộc tính Agility thì sau khi lên Yasha thông thường họ sẽ chọn lên thẳng Manta, còn đối với Hero thuộc tính Strength thì họ sẽ không lên Yasha bởi như thế coi như không thể sử dụng thêm bất cứ Orb effects nào khác nữa.
Số phận của Sange & Yasha dường như gắn liền với Soul Keeper .
Tuy nhiên, tại phiên bản mới nhất được IceFrog tung ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại đồng thời của cả 2 cái tên kể trên, trong khi Soul Keeper đã được sửa lại skill, sức mạnh cũng vì thế mà tăng lên đáng kể thì Sange & Yasha thực sự có một bước chuyển mình kinh ngạc.
Vâng! Giờ đây Sange & Yasha đã không còn được tính là Orb effects , chỉ với một dòng ngắn gọn vậy thôi thế nhưng nó đã làm thay đổi hoàn toàn “Thân phận” của món item này. Từ giờ trở đi thì Sange & Yasha đã có thể kết hợp với bất kì loại item Orb effects nào khác như Helm of the Dominator, Mask of Madness…
Chia sẻ về vấn đề này, game thủ Dragonnet nói: “Theo tôi thấy quả thực giờ đây Sange & Yasha đã có sự thay đổi quá lớn, không còn bị tính là Orb effects đồng nghĩa với việc các Hero (đặc biệt là Hero Strength ) có thể kết hợp nó với các item hút máu khác, không còn có chuyện ngại lên Sange & Yasha bởi sau đó số lượng item khác có thể lên sẽ bị hạn chế nữa”.
Giờ đây khi Sange & Yasha sẽ không bị hạn chế bất cứ thứ gì nữa.
Không chỉ dừng ở đó, một số Hero trước đây vốn không thể lên Sange & Yasha vì bản thân đã mang sẵn skill dạng Orb effects trong người như Luna Moonfang với Moon Glaive hay Nerubian Weaver (NW) với Geminate Attack thì giờ đây mọi chuyện đã thay đổi. Chắc hẳn tới đây bạn sẽ chứng kiến không ít phong cách đánh NW lên Sange & Yasha bởi đơn giản nó mang lại quá nhiều lợi ích trong khi giá tiền lại không thực sự cao (4300).
Dù là Strength Hero hay Agility Hero thì trước khi hợp thành món đồ cuối cùng, Sange hay Yasha đều mang lại sức mạnh không nhỏ cho người sở hữu nó và đây cũng sẽ là một trong những lý do khiến cho Sange & Yasha được sử dụng nhiều trong thời gian tới.
Dù là Yasha hay Sange đều mang lại sức mạnh không nhỏ cho Hero sử dụng.
Ngoài ra bản thân item này cũng khá mạnh, nó bonus thêm 16 Agility, 16 Strength, 12 damage, 15 attack speed, Greater Maim (kỹ năng dạng passive, có 15% tỷ lệ khiến đối phương rơi vào trạng thái bị slow 30% tốc độ di chuyển cũng như tốc độ đánh trong 4 giây).
Mặc dù phiên bản 6.72 mới được ra mắt ít lâu, còn rất nhiều điều đặc biệt về nó mà chúng ta chưa thể ngay lập tức nắm hết được thế nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, với sự thay đổi thú vị của mình thì Sange & Yasha sẽ được sử dụng nhiều hơn rất nhiều trong các trận đấu tới đây dù cho đó là thi đấu public hay competitive.
Theo PLXH
Những nhận định quan trọng ban đầu về map DotA 6.72 (Phần I)
Có rất nhiều thay đổi trong phiên bản map này nhưng hãy nhìn vào những thay đổi quan trọng nhất.
Chỉ chưa đầy 1 tuần kể từ ngày IceFrog ra thông báo về sự xuất hiện của map 6.72 thì bất ngờ vào sáng ngày 28/4, chúng tôi lại một lần nữa gần như bị nghẽn mạng khi cả cộng đồng DotA vào đón nhận đứa con kế tiếp của ngài “Ếch băng”. 6.72 và chuyên gia sao chép Rubick
Có rất nhiều sự thay đổi lớn tại phiên bản này và có lẽ con số 72 cũng rất đẹp nên đã xuất hiện thêm một người hùng mới đó là Grand “Rubick” Magus, một Intelligent hero thuần chất với lối chơi cực kì thú vị. Nếu xét đơn giản thì Magus khá dễ chơi khi sở hữu 3 skill Active trong đó cả 3 skill có thể cast tầm xa. Duy chỉ có Telekinesis là cast range 625 ở level 4. Lượng mana cost cho cả 3 skill đều thấp (chưa đến 200 mana cho mỗi skill) trong khi đây là một Inttligent hero, hơn thế nữa sự imba chính là thời gian cooldown của các skill này đều không quá 20 giây. Như vậy Grand Magus có thể cast skill liên tục trong khi chúng lại không hề yếu chút nào.
Đầu tiên xét đến Telekinesis (hotkey Z) có thể nâng một hero lên rồi hạ xuống gây stun cho các unit xung quanh, dù không gây damage cho bất cứ ai nhưng skill này chính là một kiểu disable cực mạnh vì hero bị nâng vẫn có thể bị tấn công nhưng lại hoàn toàn không làm gì được khi ở trên không.
Còn đối với Fade Bolt (hotkey X), imba là từ dành cho skill này khi cooldown chỉ có 10s, manacost 105 nhưng lại có thể cast range tận 800 và gây 300 damage cho unit đầu tiên (225 với hero), skill này gây lực sát thương mạnh và giật lan nhanh không kém gì skill của Zeus, có thể nói sự kết hợp 2 skill Lightning Bolt và Arc Lightning đã cho ra đời Fade Bolt khi skill này có thể cast nhanh xa , gây damage lớn lên 4,5 unit và lượng mana cost không nhiều. Đây có lẽ là skill mà Rubick nên max đầu tiên nếu muốn farm hoặc harrass đối thủ.
Ultimate Spell Steal (hotkey Q) giúp Rubick có thể chôm một skill vừa cast của hero địch trong thời gian vài phút. Trong khi skill này chỉ tốn 25 mana và cooldown chỉ khoảng 20s như vậy Rubick có thể thoải mái “học trộm” skill rồi thi triển lại. Điều đặc biệt ở đây là Rubick có thể chôm cả ultimate skill, trong khi một số ultimate có thể nói là cực mạnh như ultimate của Zeus hoặc Furion có thể cast global. Nói chung nếu gặp Rubick thì đội bạn phải chuẩn bị tính tới khả năng gặp lại những skill cực mạnh của đội mình, còn không hãy cố gắng focus Rubick trước trong các combat.
Như vậy có thể tổng kết rằng Grand Magus là một hero dễ chơi khi có lượng stats khởi điểm khá tốt cho một Intelligent hero với lượng base damage cao và animation vừa, có support skill như Null Field (tăng 20% kháng phép cho mình và đồng đội), skill để farm cũng như gank là Fade Bolt, còn skill stun, disable cực mạnh là Telekinesis. Cuối cùng là một skill tinh quái và đa năng không thua gì invoker là Spell Steal. Nhược điểm duy nhất của hero này là khá mỏng manh nên rất dễ bị focus đầu tiên trong combat. 6.72 và những hero tiềm năng Ngoài ra 6.72 còn mang đến những cải tiến có thể khiến đấu trường clan war thêm dậy sóng khi hàng loạt hero được buff và rmk skill cho lối chơi trở nên linh động và nguy hiểm hơn. Đầu tiên là Naix khi ultimate giờ đây được cải tiến giúp Naix có thể gây damage cho những unit xung quanh unit mà Naix vừa chui ra.
Ultimate của N”aix đã được thay đổi khá nhiều.
Kế tiếp là Treant, được rmk tận 2 skill, mặc dù ultimate Overgrowth bị giảm dmg và thời gian tác dụng nhưng bù lại cooldown được giảm đáng kể chỉ còn 100/95/90, skill Forest Sentinel dù để scout và gank khá tốt nhưng Treant đúng là cần được cải thiện về mặt tấn công hơn gank một cách khó khăn như vậy nên Leech Seed đúng là giải pháp tốt vì có thể làm chậm đối phương 24% và hút máu hero địch cho đồng đội, Treant giờ đây sẽ có thể tham gia combat và gank cùng đồng đội nhiều hơn, giảm đi tính thụ động của hero này.
“Vua cây” có lẽ sẽ được chuộng dùng nhiều hơn ở phiên bản map 6.72 này.
Chaos Knight được thêm 3 Strength cơ bản và skill Chaos Bolt được buff chắc chắn sẽ là tín hiệu tốt cho hero này vì khả năng tank và gank cũng tăng lên theo. Void cũng được Icefrog buff khá nhiều khi Time Walk giờ đây làm chậm các unit trên đường bay chứ không riêng unit ở cuối đường bay đồng thời ultimate Chonosphere phát hiện cả hero tàng hình.
Một số hero khác cũng được cải thiện khá nhiều như Barathum, Rikimaru, Slardar,Technies, Soul Keeper, Troll Warlord,… Chắc chắn sắp tới đấu trường clan war sẽ vô cùng khốc liệt khi những hero này bước vào ban pick. Có thể một số chiến thuật cũ sẽ không còn thích hợp, nhưng rất may ở phiên bản 6.72 này, Icefrog chú trọng quan tâm đến các carrier và late hero hơn các Intelligent hero.
Theo PLXH
Gamer hồ hởi với thông tin DotA 6.72 sắp ra mắt Theo những thông tin mới đây nhất từ IceFrog thì có lẽ ngày phiên bản map DotA 6.72 ra mắt đã không còn xa. Việc map DotA vẫn giữ được sức hút của mình cho tới thời điểm hiện tại một phần cũng bởi cha đẻ của nó…
Sự Trở Lại Của Kẻ Hủy Diệt
Sau mỗi phiên bản đều xuất hiện tình trạng một hay nhiều hero bị nerf một cách thê thảm, Outworld Devourer cũng nằm trong số đó. …
Xuyên suốt lịch sử của Dota 2, cứ qua từng thời kì, từng phiên bản những hero được mài dũa bởi các game thủ dota chuyên nghiệp luôn làm đau đầu IceFrog, bởi nếu anh không làm gì thì tính cân bằng trong trận đấu sẽ bị hero đó áp đảo.
Thế là sau mỗi phiên bản đều xuất hiện tình trạng một hay nhiều hero bị nerf một cách thê thảm, Outworld Devourer cũng nằm trong số đó. Đã từ rất lâu rồi, từ phiên bản 6.83 nơi mà sniper luôn bá đạo trong từng trận đấu thì khong ai còn thấy bóng dáng của OD đâu cả, nhưng giờ đây ở phiên bản 6.85 và 6.86 anh đã trở lại cực mạnh mẽ. Vậy lý do vì sao lại có một sự trở lại như vậy?
PHÂN TÍCH CHANGELOGS
Hero này thật sự chỉ vừa trở lại trong thời gian gần đây, cụ thể là ở phiên bản 6.86. Đa số nhiều chơi chọn OD trong một trận đấu cũng vì muốn trải nghiệm sự thay đổi của IceFrog trên hero này.
Từ phiên bản 6.86 đến 6.86c OD đã có những thay đổi mang tính đột phá, Arcane Orb tăng lượng Int ăn cắp được từ 0/1/2/3 lên 2/3/4/5 và ngoài ra skill Astral Imprisonment còn có thêm khả năng gây một lượng damage phép lên những mục tiêu xung quanh trong tầm 400 range.
Những thay đổi từng chút một của IceFrog đã vô tình giúp OD tăng “độ yêu thích” của mình trong lòng người chơi Dota 2 :
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
Giờ đây OD đã nằm trong top pick của Dota 2, pick rate tăng từ 8.50% lên 17.35% trên tổng số trận đấu được diễn ra. Win rate của hero này cũng rất ấn tượng, 53,06% ở đấu trường 2-4k MMR và với đấu trường 5k MMR thì con số này cũng đã là 50.09%.
Nếu muốn phát huy được tối đa sức mạnh của OD, cũng như muốn đạt được những thông số trên kia trong một trận đấu thì người chơi ắt hẵn phải tìm hiểu rõ về hero này, cũng phải đánh đi đánh lại để đạt được hiệu suất cao nhất của OD.
CÁCH NÂNG SKILL
Mỗi người có một phong cách khác nhau, mỗi trận đấu đều có những yếu tố khiến ta phải linh động theo nó nên ở đây chỉ là những góp ý để bạn có thể hiểu thêm về Outworld Devourer mà thôi.
NÂNG SKILL THEO PUB
Astral Imprisonment có thể nói là skill hữu dụng nhất của OD trong giai đoạn early game, ngoài nó còn gây ra 300 damage cho những mục tiêu xung quanh khi được nâng max. Thêm nữa, mục tiêu bị giam trong Astral Imprisonment phải chịu cảnh ngục tù trong vòng 4 giây và với khoảng thời gian ấy cũng đã đủ để đồng đội di chuyển lên tiếp ứng cũng như dùng để câu giờ trong một số trường hợp.
Cooldown chỉ có 10 giây đã biến skill này trở thành một trong những skill nuke khó chịu nhất nhì Dota 2, ở trong những trận đấu Public đa số mọi người rất thích nâng max Astral Imprisonment vì nhìn chung nó cũng giúp họ farm cũng như kiểm soát lane tốt hơn. Tuy nhiên, ở trong môi trường thi đấu chuyên nghiệp họ lại không nâng như vậy.
NÂNG SKILL THEO CHUYÊN NGHIỆP
Như bạn đã thấy ở trên, game thủ chuyên nghiệp họ thường nâng max Essence Aura và Arcane Orb song song với nhau, đến tận level 9 họ mới bắt đầu nâng Astral Imprisonment
Đánh theo bài này sẽ giúp bạn tăng cao khả năng harass đối phương, ở giai đoạn early game thì tin chắc rằng nếu như đối thủ ăn một cú Arcane Orb đều sẽ rất khó chịu. Đỉnh điểm đáng sợ của bài đánh này nằm ở giai đoạn mid-game khi mà skill Arcane Orb đã được max. Khả năng ăn cắp được đến 5 Int thì khi đối thủ dính một viên Arcane Orb vào người thì nó sẽ tương tự giống như ai đó vừa ném một quả tạ về phía mình vậy.
Lúc nâng max Arcane Orb thì cũng là lúc game thủ chuyên nghiệp có cho mình Ultimate Sanity Eclipse. Arcane Orb sẽ tăng sức mạnh của Ultimate này lên khá nhiều 80/90/100 lên mục tiêu mà bạn tấn cộng và 40/45/50 lên những mục tiêu còn lại.
PHƯƠNG CÁCH CHỌN ITEM
KẾT LUẬN
Outworld Devourer là một hero có một bộ skill khá khó chịu, khả năng gây damage là rất kinh khủng nhưng ta phải biết cách phát huy hết tối đa sức mạnh đã được nói trên bằng không OD sẽ biến thành một miếng mồi ngon cho team địch bởi lượng máu ít ỏi cũng như giáp ban đầu không được “dày” cho lắm.
Một lưu ý khác, nếu như bạn cầm OD trong tay thì hãy nên kết thúc sớm trận đấu và đừng để trận đấu trôi về giai đoạn late-game vì như thế những carry hay thậm chí toàn bộ team địch đã được trang bị Black King Bar, khi đó OD sẽ trở nên cực kỳ vô dụng.
LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN! Bạn có sẵng sàng “tám” xuyên biên giới tại Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Fanpage Mọt Game Esports – khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video.. vui tính hơn cả crush của bạn.Bạn có sẵng sàng “tám” xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game , nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Mọt Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.
Bounty Hunter: Sự Trở Lại Của Thợ Săn Tiền Thưởng
Nếu có được lợi thế lớn trong quá trình đi lane ban đầu, item bạn nên lựa chọn là một hoặc hai cái Wrath Band để tăng thêm giáp, sát thương, tốc đánh lẫn tốc chạy.
Còn nếu không, Drum of Endurance hay Vladimir cũng là một lựa chọn không tồi nếu muốn hỗ trợ team trong quá trình stick gank ở mid game.
Luôn giữ khoảng cách và kiểm soát kẻ địch trước combat Những địa điểm thường xuyên combat rất dễ bị cắm mắt
Trong những trận đấu có Bounty Hunter, nhịp độ của game thường rất nhanh, nên việc cần phải thi đấu mạo hiểm, chơi đùa với “Thần chết” là điều rất thường xuyên xảy ra. Nhưng với sự cơ động của Track và Shadow Walk, bạn sẽ rất dễ dàng làm chủ những tình huống săn đuổi cũng như trốn chạy thoát khỏi vòng tay của kẻ địch, từ đó, làm level của hero lên nhanh, cùng lượng gold bonus khủng, khiến cho mỗi cái chết phải trả cái giá đắt hơn rất rất nhiều so với những game thông thường.
Vậy nên, để hạn chế điều này, ngoài việc liên tục tấn công kẻ địch, bạn cũng cần phải xem xét kĩ tình hình cho một pha gank hiệu quả và hơn cả là “có đường về” cho cả team, vì đúng là Bounty Hunter kiếm tiền cho team rất nhanh, nhưng cũng tại là như vậy nên số tiền mất đi cũng nhiều không kém.
Quá tập trung vào stick, gank làm bạn thọt level so với team Tiêu tiền linh tinh là “vấn nạn” với BH và đồng bọn
4. Những sai lầm thường mắc phải
Tuy đúng mang tiếng là “Thợ săn tiền thưởng” mà lên đồ đi “săn creep” thì hơi nhà quê một tý, nhưng đó là điểm lùi bạn cần mỗi khi gặp phải trận đấu khó. Hơn nữa, với những thay đổi ở các phiên bản gần đây, Bounty Hunter còn là một hero carry rất mạnh với Jinada và tỉ lệ crit 100% của Track.
Ngoài sai lầm kể trên, thì “Tiêu tiền linh tinh” cũng là một trong số những sai lầm thường gặp phải của “Cả team có Bounty Hunter”.
Như đã biết, Bounty Hunter đem lại lượng gold bonus sau mỗi mạng giết được, vậy nên việc “Vung tay quá trán” cũng là dễ hiểu và… khó thông cảm. Nghe thì có vẻ hơi vô lý, nhưng đây lại là vấn đề kể cả trong đấu trường chuyên nghiệp, các pro player cũng thường gặp phải.
Cơ mà bù lại, đây là vấn đề rất dễ khắc phục, chỉ cần chơi an toàn, lên những item phòng thủ như BKB hay những item chuẩn chỉ, không mang tính throw game là không sao cả. Rất đơn giản mà nhiều người… chẳng bao giờ làm nổi.
5. Một vài điều lưu ý khác
Bounty Hunter không phải hero đơn giản, cần rất nhiều kĩ năng nhỏ, nếu để liệt kê hết ra thì rất là vô bờ, nhưng cho dễ nhớ và cần phải nhớ thì có một vài lưu ý sau mà người viết có thể chia sẻ.
Cũng là một điều được ghi rõ ràng trong game nhưng nhiều người ít chơi không biết, mình chỉ nhắc lại.
Khá nhiều người không nhận ra việc khi tàng hình bị dính Dust làm giảm rất nhiều movement speed, mà trong mỗi pha bị truy đuổi, việc quay đầu lại Toss hay chém địch để hiện hình gây mất thời gian không khác gì là tự sát, nên những item như Manta để xóa hẳn Dust luôn hay Phase Boots là những lựa chọn rất tốt.
6. Kết
Dota 2: Spectre Và Medusa, Sự Trở Lại Của 2 Hard Carry Vang Bóng Một Thời
Đã từ lâu trên các diễn đàn DOTA 2 thế giới, người ta vẫn bàn tán xem hero nào carry khỏe nhất, có khả năng 1 cân 5 tốt nhất game. Năm tháng trôi qua, meta thay đổi nhiều và làm ảnh hưởng không ít tới cách nghĩ của game thủ về “hard carry”.
Với sự phát triển của các item hỗ trợ teamfight và sự xuất hiện Buyback cooldown, câu hỏi được đặt ra là “Liệu các hero này còn chỗ đứng trong DOTA 2 hiện nay không?” Và Spectre và Medusa chính là hai minh chứng điển hình cho câu trả lời “Có, chắc chắn là có ở 6.86”.
1. Medusa
Đã từ rất lâu rồi Medusa không có cơ hội xuất hiện trong đấu trường DOTA 2 chuyên nghiệp. Không chỉ vì những lý do nêu trên mà còn vì sự thống trị của Quas/Wex Invoker. Mặt khác, trong những game public, nữ quỷ đang trở thành một trong những ranged carry tốt nhất, với win rate tăng 4%, lên mức 55,36%.
Medusa dường như không bị ảnh hưởng gì nhiều sau khi cả map (bao gồm camp creep rừng) bị thay đổi. Ngược lại, Gorgon lại tỏ ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau 7 patch được buff liên tiếp mà không có nerf nào ảnh hưởng đến nàng dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Nhìn chung, Medusa là một siêu anh hùng mang tính chất “tình huống” và nên được lựa chọn cho last pick. Ở mỗi vị trí luôn có các hard counter với Medusa nhưng nếu sử dụng đúng thời điểm, “nữ quỷ đầu rắn” có thể trở thành một Gyrocopter hay Luna với khả năng late/tank vượt trội hoàn toàn.
Lý do chính của có lẽ là do khả năng farm ở những phút đầu game của hero này thực sự tồi tệ. Ở một thế giới khi mà các bạn đồng trang lứa có thể dọn dẹp một stack creep khổng lồ 500 gold trong 2 nút bấm, Spectre dường như không có chỗ đứng trong cuộc đua những “kẻ sành farm”.
Khả năng control lane/ laning của Spectre tuy không thể gọi là xuất sắc nhưng bù lại cho khả năng sống sót khá tốt với skill Dagger đi xuyên địa hình và Dispersion phản damage. Vì những lý do trên, cô nàng cũng có khả năng tự lập khá tốt nếu không phải đối mặt với một offlane quá khỏe.
Tới khi có level 6, Spectre bắt đầu có những ảnh hưởng đến teamfight mạnh hơn đáng kể. Ultimate cho phép bóng ma này có mặt trong bất kì combat nào và dứt điểm các hero ít máu đối phương có ý định chạy trốn.
Những hay đổi gần đây của skill Dispersion, cùng với Vanguard đã tạo nên sự hài hòa trong lối chơi Spectre phòng thủ, hữu hiệu trong việc chống lại đội hình gank hung hăng. Vanguard, item từng bị “ném đá tả tơi” giờ lại là mảnh ghép không thể thiếu cho Crimson Guard, góp phần làm tăng độ cứng cáp của đồng đội trong AOE.
Diffusal Blade hay Radiance có thể được xem xét cân nhắc trong mỗi trường hợp cụ thể. Với giá cả phải chăng, chiếc “đồ long đao” này sẽ rất có ích nếu Spectre phải tham gia combat sớm hay khi team địch có các buff khó chịu cần loại bỏ. Ngược lại, nếu có thể tận dụng được khoảng trống, Radiance lại tỏ ra ưu việt hơn hẳn trong việc đẩy nhanh khả năng farm rùa bò của Spectre, đồng thời gây damage DPS dễ dàng làm loạn đội hình địch.
Kết
Nhìn chung, với Invoker bị nerf và sự mờ nhạt dần của Gyrocopter cùng Windranger, Spectre và Medusa rất dễ có cơ hội trở thành hero “cancer” tiếp theo trong meta hiện tại. Câu hỏi “Liệu trào lưu này có thể kéo theo sự phục sinh của các hard carry không?”
Có lẽ vẫn còn quá sớm để trả lời. Tuy vậy, đây có lẽ cũng là tín hiệu đáng mừng cho các fan hâm mộ “Chinese Doto” cùng chiến thuật nuôi rùa def highground nổi tiếng một thời của LGD.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dota 6.72: Sự Trở Lại Của Sange &Amp; Yasha trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!