Đề Xuất 6/2023 # Hocthue.net: Các Hàm Thống Kê Trong Excel Phải Biết Và Có Ví Dụ # Top 14 Like | Beiqthatgioi.com

Đề Xuất 6/2023 # Hocthue.net: Các Hàm Thống Kê Trong Excel Phải Biết Và Có Ví Dụ # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hocthue.net: Các Hàm Thống Kê Trong Excel Phải Biết Và Có Ví Dụ mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong bài trước Học Thuê Net đã có bài viết hướng dẫn về  Cách sử dụng các hàm trong excel. Lần này chúng tôi sẽ giới thiệu các hàm thống kê được sử dụng phổ biến và cơ bản được sử dụng thống kê mô tả, phân tích định lượng hay xác suất thống kê.

Trong thống kê ta thấy để đo lường được tổng thể và mẫu sẽ sử dụng các tiêu chí sau để đo lường đó là:

Đo lường xu hướng tập trung của dữ liệu (Mean, Median, mode)

Đo lường sự biến thiên của dữ liệu (Variance và Standard Deviation, Standard Error).

Trước tiên là các hàm đếm và hàm tần suất là hai hàm cơ bản nhất trong xác suất thống kê.

Hàm Đếm và tần suất Ý NGHĨA COUNT Đếm số ô của đã chọn COUNTIF Đếm số ô với điều kiện đã cho FREQUENCY Đếm tần suất xuất hiện

Một số hàm có thêm .P ám chỉ tổng thể (Population) và .S ám chỉ mẫu

Hàm

Mục đích Ghi chú Giá trị lớn và nhỏ nhất, trung bình, mode…     MAX Tìm số lớn nhất trong dãy số Max(Dãy dữ liệu) MIN Tìm số nhỏ nhất trong dãy số Min(Dãy dữ liệu) AVERAGE Tìm trung bình của dãy số Average(dãy dữ liệu) AVERAGEIF Tìm trung bình của dãy số với 1 điều kiện Averageif(dãy dữ liệu; điều kiện) AVERAGEIFS Tìm trung bình của dãy số với nhiều điều kiện Averageif(dãy dữ liệu, điều kiện 1, đk 2…) MEDIAN Trung vị của dãy số   MODE Giá trị xuất hiện nhiều nhất trong dãy số MODE.SNGL

 

trong Excel 2010, 2013      

Variance (Phương sai) và độ lệch chuẩn(Standard Deviation)   Var Tính phương sai của mẫu Var.s trong Excel 2010, 2013 Var.P Tính phương sai của tổng thể Không có trong Excel 2007 STDEV Tính độ lệch chuẩn của mẫu STDEV.s trong Excel 2010, 2013 stdev.p Tính độ lệch chuẩn của tổng thể   COVAR Tính hiệp phương sai của tổng thể COVARIANCE.P trong Excel 2010, 2013 COVARIANCE.S Tính hiệp phương sai tương quan của mẫu Không có trong Excel 2007 CONFIDENCE Tính khoảng tin cậy cho trung bình tổng thể, phân phối chuẩn CONFIDENCE.NORM trong Excel 2010, 2013 CONFIDENCE.T Trả lại khoảng tin cậy cho cho trung bình tổng thể, sử dụng phân phối t Không có trong Excel 2007 CORREL Tính hệ số tương quan của 2 biến  

Ví dụ cách sử dụng một vài hàm. Bạn chú ý đến công thức ghi bên cạnh.

1. http://www.excelfunctions.net/Excel-Statistical-Functions.html

Ở đây có rất nhiều công thức và ghi chú bằng tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo nếu biết tiếng Anh.

2. Website của Microsoft

https://support.office.com/vi-vn/article/H%C3%A0m-th%E1%BB%91ng-k%C3%AA-tham-kh%E1%BA%A3o-624dac86-a375-4435-bc25-76d659719ffd

Nhóm Hàm Thống Kê Trong Excel: Cách Sử Dụng Và Ví Dụ Minh Họa (Phần 1)

       Các hàm thống kê được sử dụng rất nhiều và rất phổ biến trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel. Trong nhóm hàm này bao gồm có hàm Count, Counta, Countif, Countifs, Countblank, Rank…

      Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng và ví dụ cụ thể về các hàm thống kê trong excel.

Hàm Count

    Hàm Count là hàm đếm dữ liệu kiểu số

    – Cú pháp: Count(vùng dữ liệu cần đếm).

    – Ý nghĩa: Dùng để đếm tổng số ô chứa giá trị kiểu số.

    – Ví dụ: Ta sử dụng công thức hàm Count để đếm tổng số ô chứa dữ liệu trong bảng báo cáo bán hàng.

Hàm Counta

     Hàm Counta là hàm đếm tất cả các ô có chứa dữ liệu (khác với count đếm ô dữ liệu kiểu số).

     - Cú pháp: Counta(vùng dữ liệu cần đếm).

    – Ví dụ:

Hàm Countif

     Hàm Countif là hàm đếm dữ liệu theo 1 điều kiện

    – Cú pháp: Countif (vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm, điều kiện tìm kiếm).

    – Hàm có thể đếm tối đa với 127 điều kiện.

    – Ví dụ: Tính tổng các mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2019.

Hàm Countifs

    Hàm Countifs là hàm đến với nhiều điều kiện.

    – Cú pháp: Countifs( vùng dữ liệu điều kiện 1, điều kiện 1, vùng dữ liệu điều kiện 2, điều kiện 2, …..).

    – Ví dụ: Tính tổng số mặt hàng đã bán trong ngày 18/4/2019 có đơn giá= 20.000.

Hàm Countblank

    Hàm Countblank – Đếm số ô rỗng trong bảng (chú ý giá trị 0 không phải là giá trị rỗng)

    – Cú pháp: Countblank (vùng dữ liệu cần đếm).

    – Ví dụ:

Các Hàm Trong Excel Và Các Ví Dụ Minh Họa

Excel cung cấp một số lượng lớn các chức năng để phân tích, kiểm toán và tính toán dữ liệu. Một trong số những chức năng này được sử dụng bởi nhiều người sử dụng Excel hàng ngày và cũng có một số người chỉ sử dụng những phép toán này trong trường hợp cụ thể.

Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ không khám phá từng chức năng trong Microsoft Excel mà chỉ đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quan về những chức năng hữu ích trong Excel được sử dụng nhiều nhất.

Chức năng văn bản trong Excel (các chức năng chuỗi)

TEXT(value, format_text) được sử dụng để chuyển đổi một số hoặc một ngày thành một chuỗi kiểm tra ở định dạng được chỉ định, trong đó:

value là một giá trị số bạn muốn chuyển đổi sang văn bản. Format_text là định dạng mong muốn. Các công thức sau đây thể hiện hoạt động của chức năng Excel TEXT:

=TEXT(A1,”mm/dd/yyyy”) – chuyển ngày tháng trong ô A1 sang một chuỗi văn bản theo định dạng ngày truyền thống của Hoa Kỳ, chẳng hạn như “01/01/2015” (tháng / ngày / năm).

SUBSTITUTE(text, old_text, new_text, [instance_num]) sẽ thay thế một bộ ký tự bằng một ký tự khác trong một ô được chỉ định hoặc một chuỗi văn bản. Cú pháp của hàm SUBSTITUTE như sau:

Text – chuỗi văn bản ban đầu hoặc tham chiếu đến ô mà bạn muốn thay thế một số ký tự nhất định. Old_text – các ký tự bạn muốn thay thế. New_text – các ký tự mà bạn mới bạn muốn dùng để thế chỗ văn bản cũ. Nth_appearance – một tham số tùy chọn cho old_text mà bạn muốn thay thế bằng new_text. Sau đó, mỗi lần xuất hiện của văn bản cũ sẽ được thay thế bằng văn bản mới. Ví dụ: công thức SUBSTITUTE sau thay thế tất cả các dấu phẩy trong ô A1 bằng dấu chấm phẩy:

VALUE(text) – chuyển đổi một chuỗi văn bản thành một số.

Hàm này thực sự hữu ích khi chuyển đổi các giá trị định dạng văn bản đại diện cho các con số thành các con số có thể được sử dụng trong các công thức Excel khác và tính toán.

Chuyển đổi chữ số định dạng văn bản thành số Hàm VALUE dùng để chuyển đổi văn bản thành ngày Hàm EXACT EXACT(text1, text2) so sánh hai chuỗi văn bản và trả về giá trị TRUE nếu cả hai giá trị đều giống nhau, và trả về FALSE nếu không giống nhau.

Ví dụ: nếu A2 là “apples” và B2 là “Apples”, công thức =EXACT(A2, B2) sẽ trả về FALSE vì chúng không khớp chính xác.

Hàm EXACT hiếm khi được sử dụng riêng, nhưng lại hữu ích khi kết hợp với những hàm khác để tạo nên tác vụ phức tạp hơn, ví dụ như kết hợp với Vlookup dùng thao tác với văn bản trong Excel.

Các hàm sử dụng để chuyển đổi văn bản (UPPER, LOWER, PROPER)

Microsoft Excel cung cấp 3 hàm văn bản để chuyển đổi giữa UPPER, LOWER, PROPER.

UPPER(text) – chuyển đổi tất cả các ký tự trong một chuỗi ký tự được chỉ định sang chữ hoa.

LOWER(text) – thay đổi tất cả các chữ in hoa trong một chuỗi văn bản thành chữ thường.

PROPER(text) – viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ và chuyển đổi tất cả các chữ cái khác sang chữ thường.

Nếu bạn cần một công thức để trả về một số ký tự nhất định từ một chuỗi văn bản, sử dụng một trong các hàm Excel sau.

LEFT(text, [num_chars]) – trả về một số ký tự nhất định bắt đầu từ đầu chuỗi văn bản.

RIGHT(text,[num_chars]) – trả về một số ký tự được chỉ định bắt đầu từ cuối chuỗi văn bản.

MID(text, start_num, num_chars) – trả về một số ký tự nhất định từ một chuỗi văn bản, bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào bạn chỉ định.

Trong các hàm này, bạn cung cấp các đối số sau:

Microsoft Excel cung cấp một số ít các chức năng logic đánh giá một điều kiện xác định và trả về giá trị tương ứng.

OR(logical1, [logical2], …) – trả về TRUE nếu ít nhất một trong các đối số là TRUE.

NOT(logical) – đảo ngược giá trị đối số của nó, nghĩa là nếu đánh giá lôgic thành FALSE, hàm NOT sẽ trả về TRUE và ngược lại.

Ví dụ, cả hai công thức sau đây sẽ trả về FALSE:

Hàm IF trong Excel đôi khi được gọi là “hàm điều kiện” vì nó trả về một giá trị dựa trên điều kiện mà bạn chỉ định. Cú pháp của hàm IF như sau:

Và đây là một ví dụ về công thức hàm IF kết hợp thể hiện điểm thi trong ô A2:

Cả hai hàm đều được sử dụng để kiểm tra lỗi trong một công thức tính nhất định, và nếu có lỗi xảy ra, các hàm MS Excel trả lại một giá trị được chỉ định thay thế.

IFERROR(value, value_if_error) – kiểm tra lỗi của công thức hoặc biểu thức đánh giá. Nếu có lỗi, công thức trả về giá trị được cung cấp trong đối số value_if_error, nếu không, kết quả của công thức sẽ được trả về. Hàm này xử lý tất cả các lỗi Excel có thể xảy ra, bao gồm VALUE, N/A, NAME, REF, NUM và những lỗi khác. Nó có sẵn trong Excel 2007 và những phiên bản cao hơn.

IFNA(value, value_if_na) – được giới thiệu trong Excel 2013, nó hoạt động tương tự như IFERROR, nhưng chỉ xử lý lỗi #N/A.

Các công thức toán học trong Excel

SUM(number1,[number2],…) trả về tổng các đối số của nó. Các đối số có thể là các số, các tham chiếu ô hoặc các giá trị số bằng công thức.

Ví dụ, công thức toán học đơn giản =SUM(A1:A3, 1) cộng các giá trị trong ô A1, A2 và A3, và thêm 1 vào kết quả. Các hàm SUMIF và SUMIFS (tổng điều kiện) Cả hai hàm này dùng để cộng các ô trong một phạm vi xác định đáp ứng một điều kiện nhất định. Sự khác biệt là SUMIF có thể đánh giá chỉ một tiêu chuẩn, trong khi SUMIFS, được giới thiệu trong Excel 2007, cho phép sử dụng nhiều tiêu chí. Hãy lưu ý rằng thứ tự của các đối số là khác nhau trong mỗi chức năng:

SUMPRODUCT(array1,array2, …) là một trong số ít các chức năng của Microsoft Excel dùng để xử lý mảng. Nó kết hợp với các thành phần mảng được cung cấp và trả về tổng sản phẩm.

Bản chất của hàm SUMPRODUCT có thể khó nắm bắt vì vậy các bạn có thể theo dõi các ví dụ cụ thể của hàm này trong bài viết dành riêng cho hàm SUMPRODUCT để có được hiểu biết đầy đủ.

RAND() – trả về một số thực (số thập phân) ngẫu nhiên giữa 0 và 1.

RANDBETWEEN(bottom, top) – trả về một số nguyên ngẫu nhiên giữa số dưới cùng và số trên cùng mà bạn chỉ định.

Có một số chức năng để làm tròn số trong Excel, và Hướng dẫn làm tròn của Excel của chúng tôi đã giúp bạn giải thích cách sử dụng những chức năng đó dựa trên tiêu chí của bạn. Vui lòng nhấp vào tên của chức năng để tìm hiểu cú pháp và ví dụ về sử dụng.

ROUND – làm tròn số đến số chữ số được chỉ định.

ROUNDUP – làm tròn lên, đến số ký tự được chỉ định.

ROUNDDOWN – làm tròn xuống, đến số ký tự được chỉ định.

MROUND – làm tròn số đến một bội số được chỉ định.

FLOOR – làm tròn số xuống, đến bội số được chỉ định.

CEILING – tròn số lên, đến bội số được chỉ định.

INT – làm tròn số xuống số nguyên gần nhất.

TRUNC – cắt bớt số số đến số nguyên gần nhất.

EVEN – làm tròn số đến số nguyên chẵn gần nhất.

ODD – làm tròn số lên đến số nguyên lẻ gần nhất.

Trả về số dư sau khi chia (hàm MOD)

MOD(number, divisor) trả về số sư sau khi chia.

Hàm này thực sự rất hữu ích trong nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ như:

Các hàm thống kê trong Excel

Trong số nhiều hàm thống kê của Excel, có một số hàm có thể áp dụng để sử dụng cho những công việc mang tính chuyên nghiệp cao.

Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình

MIN(number1, [number2], …) – trả về giá trị nhỏ nhất từ danh sách các đối số.

MAX(number1, [number2], …) – trả về giá trị lớn nhất từ danh sách các đối số

AVERAGE(number1, [number2], …) – trả giá trị trung bình của các đối số.

SMALL(array, k) – trả về giá trị nhỏ nhất thứ k trong mảng.

LARGE (mảng, k) – trả về giá trị lớn nhất thứ k trong mảng.

COUNT(value1, [value2], …) – trả về số lượng các giá trị số (số và ngày) trong danh sách các đối số.

COUNTA(value1, [value2], …) – trả về số ô có chứa dữ liệu trong danh sách các đối số. Nó đếm các ô có chứa bất kỳ thông tin, bao gồm các giá trị lỗi và các chuỗi văn bản rỗng (“”) được trả về bởi các công thức khác.

COUNTBLANK(range) – đếm số ô trống trong một phạm vi xác định. Các ô có chuỗi văn bản trống (“”) cũng được tính là các ô trống.

COUNTIF(range, criteria) – tính số ô trong phạm vi đáp ứng các tiêu chí được chỉ định.

COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2]…) – đếm số ô đáp ứng được tất cả các tiêu chí được chỉ định.

Các hàm dạng này của MS Excel có ích khi bạn cần tìm thông tin nhất định trong một bảng dựa trên một giá trị trong một cột hoặc trả về một tham chiếu đến một ô nhất định.

Hàm VLOOKUP tìm một giá trị được chỉ định trong cột đầu tiên và kéo dữ liệu phù hợp từ cùng một hàng trong một cột khác.

VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]) Lookup_value – giá trị cần tìm kiếm. Table_array – hai hoặc nhiều cột dữ liệu. Col_index_num – số cột để kéo dữ liệu. Range_lookup – xác định tìm kiếm là hoàn toàn chính xác (FALSE) hay chỉ tương đối chính xác (TRUE hoặc bỏ qua). Ví dụ: công thức =VLOOKUP(“apples”, A2:C10, 3) tìm kiếm “apples” trong ô A2 đến A10 và trả về giá trị phù hợp từ cột C:

INDEX(array, row_num, [column_num]) – trả về một tham chiếu đến một ô bên trong mảng dựa trên số hàng và cột mà bạn chỉ định.

Đây là một công thức INDEX đơn giản: =INDEX(A1:C10, 3 ,4) hàm này tìm trong ô A1 đến C10 và trả về giá trị tại giao điểm của hàng thứ 3 và cột 4, đó là ô D3.

MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type]) – tìm kiếm lookup_value trong lookup_array, và sau đó trả về vị trí tương đối của mục đó trong dãy.

Sự kết hợp giữa các hàm MATCH và INDEX có thể được sử dụng như là một thay thế mạnh mẽ và linh hoạt hơn cho Vlookup của Excel.

INDIRECT(ref_text, [a1]) – trả về một tham chiếu ô hoặc dải ô được chỉ định bởi một chuỗi văn bản.

OFFSET(reference, rows, cols, [height], [width]) – trả về một tham chiếu đến một dãy ô được tính từ một ô bắt đầu hoặc một dãy các ô theo số hàng và cột được chỉ định.

Ví dụ, =OFFSET(A1, 1, 2) trả về giá trị trong ô C2 vì nó là 1 hàng xuống và 2 cột bên trái tính từ A1.

TRANSPOSE(array) – biến đổi một khoảng nằm ngang của các ô thành một dải đứng và ngược lại, tức là chuyển hàng thành các cột và cột thành hàng.

HYPERLINK(link_location, [friendly_name]) – Tạo một siêu liên kết đến một tài liệu được lưu trữ trên mạng nội bộ hoặc Internet.

Các hàm tài chính trong Excel

FV(rate, nper ,pmt ,[pv], [type]) – tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa trên lãi suất cố định.

Hàm ngày tháng trong Excel

Đối với những người sử dụng Excel thường xuyên, các hàm ngày tháng ngày càng trở nên quen thuộc hơn và được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau.

Trích ra ngày tháng và các thành phần ngày tháng

DAY – trả về ngày trong tháng. MONTH – trả về tháng của một ngày được chỉ định. YEAR – trả về năm của một ngày nhất định. EOMONTH – trả về ngày cuối cùng của tháng. WEEKDAY – trả về ngày trong tuần. WEEKNUM – trả về số tuần của một ngày.

DATEDIF – trả về sự khác biệt giữa hai ngày. EDATE – trả về một ngày nằm trong tháng đã định trước, có thể đứng trước hoặc sau ngày bắt đầu. YEARFRAC – trả về tỷ lệ của một khoảng thời gian trong một năm.

WORKDAY – Trả về một số tuần tự thể hiện số ngày làm việc, có thể là trước hay sau ngày bắt đầu làm việc và trừ đi những ngày cuối tuần và ngày nghỉ (nếu có) trong khoảng thời gian đó. chúng tôi – tính ngày tháng là số ngày trong tuần được chỉ định trước hoặc sau ngày bắt đầu, với thông số cuối tuần tùy chỉnh. NETWORKDAYS – trả về số ngày làm việc giữa hai ngày được chỉ định. chúng tôi – trả về số ngày làm việc giữa hai ngày được chỉ định với ngày cuối tuần tùy chỉnh.

Các hàm thời gian trong Excel

TIME(hour, minute, second) – trả về thời gian dưới dạng số sê ri.

TIMEVALUE(time_text) – chuyển đổi một thời gian nhập dưới dạng một chuỗi văn bản thành một số thể hiện thời gian dưới dạng số sê ri.

NOW() – trả về số tương ứng với ngày và thời gian hiện tại dạng số sê ri.

HOUR(serial_number) – chuyển đổi một số thành một giờ dạng số sê ri.

MINUTE(serial_number) – chuyển đổi một số thành phút dưới dạng số sê ri.

SECOND(serial_number) – chuyển đổi một số thành giây dưới dạng số sê ri.

Đếm và tính tổng các ô theo màu sắc (chức năng do người dùng xác định)

GetCellColor(cell) – trả về mã màu của màu nền thuộc một ô xác định. GetCellFontColor(cell) – trả về mã màu của màu phông chữ thuộc một ô xác định. CountCellsByColor(range, color code) – đếm các ô có màu nền được chỉ định. CountCellsByFontColor(range, color code) – đếm các ô có màu phông chữ được chỉ định. SumCellsByColor(range, color code) – tính tổng của các ô có màu nền nhất định. SumCellsByFontColor(range, color code)) – trả về tổng của các ô với một màu chữ nhất định. WbkCountCellsByColor(cell) – tính các ô có màu nền được chỉ định trong toàn bộ bảng tính. WbkSumCellsByColor(cell) – tính tổng các ô với màu nền được chỉ định trong toàn bộ bảng tính.

Tất nhiên, Microsoft Excel có nhiều hàm hơn những hàm được liệt kê ở đây rất nhiều, tuy nhiên đây là những hàm vô cùng thiết yếu và phục vụ nhiều cho công việc của bạn.

Để có thể ứng dụng tốt Excel vào trong công việc, chúng ta không chỉ nắm vững được các hàm mà còn phải sử dụng tốt cả các công cụ của Excel. Những hàm nâng cao giúp áp dụng tốt vào công việc như SUMIFS, COUNTIFS, SUMPRODUCT, INDEX + MATCH… Những công cụ thường sử dụng là Data validation, Conditional formatting, Pivot table…

Cách Sử Dụng Các Hàm Thống Kê Có Điều Kiện Trong Excel

Thống kê số liệu là bước quan trọng giúp bạn hoạch định trong quá trình kinh doanh của mình. Trong quá trình tính toán bạn không thể không sử dụng các hàm thống kê nhanh trong Excel. Ở bài viết này giúp các bạn tìm hiểu các hàm thống kê đó.

Với hàm tính trung bình có điều kiện có 2 dạng:

– Tính trung bình với 1 điều kiện: Averageif

– Tính trung bình với nhiều điện kiện: Averageifs

a) Hàm Averageif

Ý nghĩa: Hàm thực hiện tính trung bình cộng của các giá trị số trong vùng dữ liệu cho trước với một điều kiện nhất định.

Cú pháp: Averageif(Range, Criteria, Average_range)

Trong đó:

– Range: Vùng dữ liệu chứa điều kiện tính giá trị trung bình.

– Criteria: Điều kiện tính giá trị trung bình, có thể là ô địa chỉ chứa điều kiện hoặc nhập trực tiếp điều kiện trong công thức.

– Average_range: Vùng dữ liệu chứa các giá trị cần tính giá trị trung bình theo điều kiện.

Chú ý:

– Giá trị để tính trung bình phải là giá trị số.

– Trong biểu thức điều kiện có chứa các kí tự thay thế như ? và * bạn cần đặt dấu ~ trước biểu thức điều kiện đó.

Ý nghĩa: Hàm thực hiện tính trung bình cộng của các giá trị số cho trước trong vùng dữ liệu thỏa mãn nhiều hơn 1 điều kiện.

Cú pháp: AVERAGEIFS(average_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …)

Trong đó:

– Average_range: Vùng dữ liệu chứa các giá trị cần tính giá trị trung bình theo điều kiện.

– Criteria1, criteria2: Điều kiện tính giá trị trung bình, có thể là ô địa chỉ chứa điều kiện hoặc nhập trực tiếp điều kiện trong công thức, tối đa 127 điều kiện.

– Criteria_range1, criteria_range2: Vùng dữ liệu chứa điều kiện tương ứng với Criteria1, criteria2… tương ứng có tối đa 127 vùng điều kiện.

Chú ý:

– Giá trị để tính trung bình phải là giá trị số.

– Trong biểu thức điều kiện có chứa các kí tự thay thế như ? và * bạn cần đặt dấu ~ trước biểu thức điều kiện đó.

2. Hàm đếm có điều kiện

a) Hàm Countif

Ý nghĩa: Đếm số ô thỏa mãn 1 điều kiện trong phạm vi.

Cú pháp: Countif(range, criteria)

Trong đó:

– range: Vùng dữ liệu chứa dữ liệu cần đếm hay thống kê.

– criteria: Điều kiện đếm.

– Khi bạn sử dụng dấu phẩy để phân cách phần nghìn trong dữ liệu số, chú ý khi viết điều kiện bạn viết đúng giá trị dấu phẩy trong bảng dữ liệu.

Ý nghĩa: Đếm số ô thỏa mãn nhiều hơn 1 điều kiện trong vùng dữ liệu xác định.

Cú pháp: Countif(criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2,…)

Trong đó:

– criteria_range1, criteria_range2,…: Vùng dữ liệu chứa điều kiện cần đếm.

– criteria1, criteria2,…: Điều kiện tương ứng với các vùng dữ liệu criteria_range1, criteria_range2,…

a) Hàm Dmax

Ý nghĩa: Hàm Dmax trả về giá trị lớn nhất trong một vùng dữ liệu với điều kiện cho trước.

Cú pháp: =DMAX(database, field, criteria)

Trong đó:

– field: trường (cột) cần lấy giá trị lớn nhất. Các bạn có thể nhập trực tiếp tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép hay một số thể hiện vị trí cột trong database: 1 cho cột đầu tiên, 2 cho cột thứ 2…, các bạn cũng có thể nhập ô chứa tiêu đề cột cần sử dụng ví dụ B3, C1…

– criteria: là phạm vi ô chứa điều kiện, các bạn có thể chọn bất kỳ miễn sao phạm vi đó chứa ít nhất một Tiêu đề cột và ô dưới tiêu đề cột chứa điều kiện cho cột trong đó tiêu đề cột trùng với tiêu đề cột trong bảng dữ liệu.

Ghi chú:

– Các bạn nên đặt phạm vi điều kiện criteria trên trang tính để khi thêm dữ liệu thì phạm vi chứa điều kiện không thay đổi.

– Phạm vi điều kiện cần tách rời không chèn lên danh sách hay cơ sở dữ liệu cần xử lý.

– criteria bắt buộc phải chứa ít nhất Tiêu đề cột và một ô chứa điều kiện dưới tiêu đề cột.

b) Hàm Dmin

Ý nghĩa: Hàm Dmin trả về giá trị nhỏ nhất trong một vùng dữ liệu với điều kiện cho trước.

Cú pháp: =DMIN(database, field, criteria)

Trong đó:

– field: trường (cột) cần lấy giá trị lớn nhất. Các bạn có thể nhập trực tiếp tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép hay một số thể hiện vị trí cột trong database: 1 cho cột đầu tiên, 2 cho cột thứ 2…, các bạn cũng có thể nhập ô chứa tiêu đề cột cần sử dụng ví dụ B3, C1…

– criteria: là phạm vi ô chứa điều kiện, các bạn có thể chọn bất kỳ miễn sao phạm vi đó chứa ít nhất một Tiêu đề cột và ô dưới tiêu đề cột chứa điều kiện cho cột trong đó tiêu đề cột trùng với tiêu đề cột trong bảng dữ liệu.

Ghi chú:

– Các bạn nên đặt phạm vi điều kiện criteria trên trang tính để khi thêm dữ liệu thì phạm vi chứa điều kiện không thay đổi.

– Phạm vi điều kiện cần tách rời không chèn lên danh sách hay cơ sở dữ liệu cần xử lý.

– criteria bắt buộc phải chứa ít nhất Tiêu đề cột và một ô chứa điều kiện dưới tiêu đề cột.

Ví dụ:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hocthue.net: Các Hàm Thống Kê Trong Excel Phải Biết Và Có Ví Dụ trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!