Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Gọi Sub Trong Vba Qua Các Ví Dụ # Top 7 Like | Beiqthatgioi.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Gọi Sub Trong Vba Qua Các Ví Dụ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Gọi Sub Trong Vba Qua Các Ví Dụ mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một chương trình con là một tập hợp các đoạn mã thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và không trả về kết quả. Các chương trình con được sử dụng để chia những đoạn mã lớn thành các phần nhỏ để có thể dễ dàng quản lý được.

Chia mã code thành các đoạn mã nhỏ: Một chương trình máy tính trung bình có hàng nghìn dòng mã nguồn. Điều này thật sự rất phức tạp. Các chương trình con giúp giải quyết vấn đề này bằng cách chia nhỏ chương trình thành các đoạn mã nhỏ có thể quản lý được

Tái sử dụng mã code: Giả sử bạn có một chương trình cần truy cập cơ sở dữ liệu, hầu như tất cả các cửa sổ của chương trình sẽ cần tương tác với cơ sở dữ liệu. Thay vì viết mã riêng cho các cửa sổ này, bạn có thể tạo một hàm xử lý tất cả các tương tác cơ sở dữ liệu. Bạn có thể gọi nó sau đó từ bất kỳ cửa sổ nào mà bạn muốn.

Các chương trình con và hàm là mã self-documenting. Giả sử bạn có một hàm tính toán lãi vay và một hàm khác kết nối với cơ sở dữ liệu. Bằng cách chỉ cần nhìn vào tên của chương trình con hoặc hàm, lập trình viên sẽ có thể biết được chương trình đó có chức năng là gì.

Để sử dụng chương trình con và hàm, có một bộ quy tắc mà chúng ta phải tuân theo:

Tên của chương trình con hoặc hàm không thể chứa khoảng trắng

Tên của chương trình con hoặc hàm nên bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch dưới. Nó không thể được bắt đầu bằng số hay ký tự đặc biệt.

Tên của chương trình con hoặc hàm không thể là một từ khóa. Từ khóa là một từ có ý nghĩa đặc biệt trong VBA. Ví dụ như : Private, Sub, Function và End, …Trình biên dịch sử dụng chúng cho các nhiệm vụ cụ thể.

Bạn sẽ cần phải kích hoạt tab Developer trong Excel để làm theo ví dụ này.

Chương trình con có cú pháp như sau:

“Private Sub mySubRoutine(…)”

Từ khóa “Sub” được sử dụng để khai báo tên của chương trình con là “mySubRoutine” và bắt đầu phần thân của chương trình con.Từ khóa Private được sử dụng để chỉ định phạm vi của chương trình con

“ByVal arg1 As String, ByVal arg2 As String” :

Khai báo hai tham số của kiểu dữ liệu chuỗi có tên là arg1 và arg2

“End Sub”

“End Sub” được sử dụng để kết thúc phần thân của chương trình con

Thiết kế giao diện người dùng và thiết lập thuộc tính cho điều khiển người dùng.

Thêm chương trình con

Viết mã tạo nút lệnh gọi chương trình con.

Kiểm tra

Bước 1: Giao diện người dùng

Thiết lập các thuộc tính:

Giao diện của bạn sẽ trông như sau:

Bước 2: Thêm chương trình con

Nhấn tổ hợp phím Alt + F11 để mở cửa sổ code

Thêm chương trình con sau:

“Private Sub displayFullName(…)”

Khai báo một chương trình con riêng displayFullName (hiển thị họ tên) chấp nhận hai tham số chuỗi

“ByVal firstName As String, ByVal lastName As String”

Khai báo hai biến tham số là firsName và lastName

MsgBox firstName & ” ” & lastName”

Gọi hàm tích hợp MsgBox để hiển thị hộp thông báo. Sau đó chuyển các biến ‘firstName’ và ‘lastName’ thành tham sốDấu “&” được sử dụng để nối hai biến và thêm một khoảng trống ở giữa chúng

Bước 3: Gọi chương trình con bằng cách nhấn nút lệnh

Kích chuột phải vào nút lệnh như trong hình bên dưới. Chọn View Code. Trình chỉnh sửa mã sẽ mở.

Thêm đoạn code sau vào trình chỉnh sửa mã cho việc nhấp nút lệnh btnDisplayFullName

Cửa sổ code sẽ hiện ra như sau:

Lưu thay đổi và đóng cửa sổ code

Bước 4: Kiểm tra code

Bước 5: Nhấp vào nút lệnh ‘FullName Subroutine’

Kết quả sẽ hiện ra như sau:

Chương trình con hay còn gọi là Sub là một tập hợp các đoạn mã thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Chương trình con không trả về kết quả sau khi lệnh được thực thi.

Chương trình con cung cấp khả năng tái sử dụng mã.

Chương trình con giúp chia đoạn mã lớn thành các đoạn mã nhỏ có thể quản lý được.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu thêm về các kiến thức trong VBA. Ngoài ra bạn có thể truy cập Gitiho để tham gia các khóa học hay về Tin học văn phòng như VBA, Excel, Power Point… để ứng dụng vào trong công việc được tốt hơn.

Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…

Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Days Trong Excel Qua Ví Dụ

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Hàm DAYS trong Excel là hàm giúp trả về số ngày giữa 2 mốc thời gian. Đây là một hàm thông dụng trong Excel mà bạn cần phải biết để sử dụng Excel trong công việc và học tập. Để các bạn dễ dàng biết cách dùng hàm DAYS thì bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách dùng hàm DAYS thông qua ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn cách dùng hàm DAYS trong Excel

Cú pháp: =DAYS(end_date,start_date)

Giải thích giá trị:

end_date: Là giá trị ngày kết thúc trong khoảng thời gian cần tính ngày. Là giá trị bắt buộc.

start_date: Là giá trị ngày bắt đầu trong khoảng thời gian cần tính ngày. Là giá trị bắt buộc.

Chú ý:

Nếu giá trị end_date và start_date đều là dạng số thì hàm DAYS sẽ dùng End_date – Start_date để tính số ngày.

Nếu 1 trong 2 giá trị end_date và start_date là dạng văn bản thì đối số đó sẽ được dùng hàm DATEVALUE(date_text) để chuyển sang định dạng ngày rồi mới bắt đầu tính toán.

Nếu các giá trị end_date và start_date là những giá trị dạng số nằm ngoài phạm vi của những ngày hợp lệ thì hàm DAYS trả về giá trị lỗi #NUM!

Nếu các giá trị end_date và start_date là những chuỗi không thể phân tích thánh ngày hợp lệ thì hàm DAYS trả về giá trị lỗi #VALUE!

Ví dụ về hàm DAYS trong Excel

Cho 1 bảng thông tin nhân viên có ngày bắt đầu vào làm việc và ngày nghỉ hưu. Công việc là tính số năm công tác của từng nhân viên bằng cách sử dụng hàm DAYS.

Để tính số năm công tác của nhân viên đầu tiên ta dùng hàm DAYS để tính số ngày làm việc sau đó chia cho 365 ngày để tính ra số năm. Ta có công thức cho ô H5 như sau: =DAYS(G5,F5)/365

Các ô còn lại bạn làm tương tự. Với các nhân viên chưa có ngày nghỉ hưu thì ta dùng thêm hàm TODAY để lấy ngày hiện tại. Ví dụ 1 ô sẽ có công thức như sau: =DAYS(TODAY(),F8)/365

Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Match Trong Excel Qua Các Ví Dụ

Hàm Match trong Excel là gì?

Hàm Match trong Excel là loại hàm tìm kiếm ra một giá trị xác định trước có trong pham vi ô. Hàm Match sẽ được trả giá trị đó về đúng vị trí tương đối của giá trị có trong phạm vi đó.

Ngoài ra, hàm Match lại là hàm khá phổ biến có trong bảng tính Excel, được sử dụng khá nhiều khi xử lý dữ liệu và tính toán. Trong cùng 1 bảng tính dữ liệu, khi bạn đang muốn tìm kiếm về một giá trị xác định nào đó có trong 1 mảng, hoặc phạm vi ô. Hàm Match sẽ trả đúng về vị trí của giá trị đó có trong mảng hoặc trong phạm vi của dữ liệu.

Với điều này giúp cho người dùng có thể tìm kiếm nhanh các giá trị mình cần, mà không phải làm cách thủ công. Đặc biệt với những bảng có nhiều số liệu sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm.

Hướng dẫn hàm Match – cú pháp và cách sử dụng trong Excel

Hàm Match trong Excel được sử dụng để tìm kiếm về một giá trị cụ thể có trong một dãy các ô, và đưa ra vị trí tương đối của giá trị đó.

Cú pháp của hàm Match trong Excel như thế nào?

Cú pháp của hàm Match được sử dụng trong Excel được thực hiện theo như sau:

Cấu trúc hàm Match=Match(Lookup_value,Lookup_array,[Match_type]).

Trong khi đó:

– Lookup_value: chính là giá trị tìm kiếm có trong bảng Lookup_array. Phần giá trị này có thể là số, là văn bản, giá trị văn bản, hay tham chiếu ô tới một số, văn bản hoặc giá trị logics phải có.

– Lookup_array: là phần mảng hay phạm vi ô được tìm kiếm, bắt buộc chúng phải có.

– Match_type: là kiểu tìm kiếm, không cần nhất thiết phải có.

Thực tế có 3 kiểu tìm kiếm trong hàm Match trên Excel:

– Less than (1 hoặc bỏ qua): Hàm Match mang giá trị tìm kiếm lớn nhất mà giá trị đó sẽ nhỏ hơn hoặc bằng với Lookup_value. Nếu người dùng lựa chọn với kiểu tìm kiếm này thì Lookup_array cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

– Exact Match (giá trị 0): Hàm Match sẽ tìm kiếm với giá trị thứ nhất bằng chính xác với Lookup_value. Tất cả các giá trị có trong Lookup_array có thể được sắp xếp theo bất kỳ với giá trị nào.

– Greater than (giá trị -1): Hàm Match tìm kiếm với giá trị nhỏ nhất mà giá trí đó lại lớn hoặc bằng với Lookup_value. Giá trị có trong Lookup_array cần được sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần.

Lưu ý khi sử dụng hàm Match trong Excel:

– Hàm Match sẽ trả về với vị trí của giá trí được tìm kiếm có trong Lookup_array. Hàm Match sẽ không trả về chính giá trị tìm kiếm.

– Hàm Match có trong Excel được sử dụng cả chữ hoa hoặc chữ thường, trong khi tìm kiếm dưới dạng text.

– Hàm Match không tìm được giá trị tìm kiếm trong Lookup_array, thì hàm Match sẽ trả về giá trị báo lỗi.

– Đối với trường hợp hàm Match_type là 0 và có giá trị tìm kiếm Lookup_value dưới dạng text thì sẽ có giá trị tìm kiếm chứa các ký tự. Với các ký tự trong đó như: dấu “*” (cho ra chuỗi ký tự), dấu hỏi chấm “?” (cho ra ký tự đơn). Còn nếu muốn tìm dấu hỏi chấm hoặc dấu sao thì chỉ cần gõ dấu ngã trước ký tự đó.

– Nếu bạn không nhập gì thì hàm Match sẽ mặc định sẵn là 1.

Ví dụ: Bạn có thể tạo ra một công thức đơn giản dựa vào dữ liệu như sau: Tên của học sinh nằm ở cột A và điểm nằm ở cột B, sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Để tìm ra được vị trí của một học sinh cụ thể (trong ví dụ là bạn Hoàng), thì bạn sử dụng công thức như sau:

=Match(“Hoàng”,A2,A8,0).

Trong bảng tính ở trên, tên của học sinh được nhập vào dãy số với cách ngẫu nhiên. Bởi vậy chúng ta cũng có thể đặt Match_type bằng 0, bởi loại này sẽ không yêu cầu sắp xếp về giá trị nằm trong dãy tìm kiếm. Với công thức MATCH cho chúng ta biết được rằng Hoàng được đứng ở vị trí thứ 7 thuộc vào dãy giá trị tìm kiếm.

Sử dụng hàm Match có phân biệt chữ hoa, chữ thường trong Excel?

Như đã đề cập ở phần đầu, hàm MATCH trong Excel không hề phần biệt chữ hoa hay chữ thường. Nhằm tạo ra công thức Match phân biệt được cả 2 loại ký tự này, các bạn chỉ cần sử dụng hàm Match kết hợp với hàm Exact so sánh về ô chính xác. Trong đó, được bao gồm các dạng ký tự đặc biệt.

Công thức của hàm MATCH để nhận dạng chữ trùng với dữ liệu có trong Excel:

=MATCH (TRUE, EXACT (dãy hàng tìm kiếm, giá trị tìm kiếm),0).

Công thức này chạy được khi:

– Hàm EXACT so sánh về giá trị tìm kiếm cùng với mỗi yếu tố của dãy tìm kiếm. Còn nếu ô được so sánh bằng chính xác, hàm trả về giá trị TRUE, ngược lại là FALSE.

– Tiếp sau đó, hàm MATCH so sánh giá trị tìm kiếm của chúng (TRUE) với giá trị có trong dãy được trả lại bởi hàm EXACT, và trả lại với giá trị trùng đầu tiên.

Các bạn cần phải nhớ, đây chính là công thức chuỗi nên các bạn cần phải ấn tổ hợp các phím: Ctrl+Shift+Enter.

Ví dụ như giá trị tìm kiếm của bạn đang nằm tại ô E1 và chuỗi tìm kiếm là: A2:A9, sẽ cho ra công thức như sau:

=MATCH (TRUE, EXACT (E1, A2:A9),0)

Đến chỗ này bạn hiểu thêm về hàm Match trong Excel qua các ví dụ cụ thể, để tìm kiếm giá trị không phân biệt chữ hoa, chữ thường phải không?

So sánh hai cột tìm kiếm về sự khác biệt nhau của hàm Match trong Excel

Hàm Match được sử dụng trong Excel để so sánh với 2 cột tìm kiếm mang lại sự khác biệt nhau có cú pháp như sau:

= IF (ISNA (MATCH (giá trị đầu tiên ở trong cột 1, cột 2, 0), “Không có ở trong cột 1”, “”)

Đối với bất kể giá trị nào được nằm ở cột 2 mà không có trong cột 1, thì công thức trả lại sẽ là “Không có ở trong cột 1”. Giải thích chi tiết cho công thức này như sau:

– Hàm Match sẽ tìm ra từng giá trị nằm ở cột 1 trong cột 2. Nếu giá trị này được tìm thấy, thì hàm Match sẽ trả về với giá trị tương đối của giá trị đó. Còn nếu không tìm thấy thì hàm Match trả về với giá trị lỗi #N/A.

– Hàm ISNA sẽ kiểm tra kết quả trả về từ hàm Match có đúng là giá trị lỗi #N/A hay không. Còn nếu hàm ISNA trả về với giá trị đúng, tức là giá trị không được tìm thấy, có hàm trả về là TRUE, và ngược lại là FALSE. Ở ví dụ này, TRUE tức là một giá trị nằm ở cột 1 không tìm thấy ở trong cột 2, bởi vậy, lỗi #N/A sẽ được trả về bởi hàm MATCH.

– Khi nhìn thấy TRUE cho ra các giá trị không xuất hiện ở cột 1 có thể sẽ gây ra nhầm lẫn cho người dùng. Bạn có thể sử dụng hàm IF để hiển thị “Không có ở trong cột 1” hoặc bất kỳ chữ nào mà bạn muốn hiển thị.

Ví dụ: Bạn đang muốn so sánh giá trị nằm ở cột B so với giá trị nằm ở cột A, với công thức có dạng như sau:

=IF (ISNA (MATCH (B2,A:A, 0)), “Không có ở trong cột 1”, “”).

Hàm Match có trong Excel sẽ không phân biệt dạng chữ. Bởi vậy, để phân biệt được dạng chữ, ta cần gắn thêm hàm EXACT vào chuỗi tìm kiếm Lookup_array, và nhấn tổ hợp phím: Ctrl + Shift + Enter.

= IF (ISNA (MATCH (TRUE, EXACT (B2,A:A), 0)), “Không có ở trong cột 1”, “”).

Qua đây, bạn lại có thêm kiến thức mở rộng về hàm Match trong Excel qua các ví dụ, tìm kiếm so sánh 2 cột giống và khác nhau.

Sự kết hợp của hàm VLOOKUP và MATCH trong Excel:

Trong phần này, bạn lại được mở rộng thêm kiến thức cơ bản về hàm VLOOKUP sử dụng trong Excel.

VLOOKUP có khuyết điểm lớn nhất là nó dừng làm việc sau khi đã chèn hoặc xóa một cột có trong bản tìm kiếm. Đó cũng bởi vì VLOOKUP kéo 1 giá trị trùng dựa và trên số của cột mà bạn đã xác định. Excel sẽ không thể điều chỉnh được số ký một hoặc nhiều cột mới được thêm vào hoặc xóa bỏ đi khỏi bảng tính đó.

Hàm MATCH được sử dụng để xác định về vị trí tương đối của giá trị tìm kiếm. Bởi vậy, chúng hoàn toàn phù hợp với col_index_num thuộc hàm VLOOKUP. Bạn có thể hiểu theo cách khác, thay vì chỉ rõ cột trả lại như một số không thay đổi. Lúc này bạn sử dụng hàm MATCH để biết về vị trí hiện tại của cột đó.

Để hiểu được dễ dàng hơn về chúng, thì bạn cùng xem lại vị dụ về điểm của học sinh. Nhưng lần này chúng ta sẽ gọi điểm của học sinh mà không gọi vị trí tương đối như lần trước nữa.

Ví dụ cụ thể: Giá trị tìm kiếm tại ô F1, dãy bảng là A1:C2, với công thức tính như sau:

=VLOOKUP (F1, A1, 3, FALSE).

cho đến khi nào bạn chèn thêm hoặc xóa bớt cột, với hình ảnh cụ thể:

Bạn đang thắc mắc, tại sao lỗi #REF lại xuất hiện? Bởi đó là tham số col_index_num, khi đã được đặt bằng 3 đã không thông báo cho Excel để lấy giá trị từ cột thứ 3. Trong khi đó, hiện tại chỉ có 2 cột trong bảng tính.

Để giải quyết được tình trạng này, bạn có thể phát hiện thêm hàm VLOOKUP bằng cách thêm hàm Match vào, với cấu trúc của hàm:

MATCH (E2, A1:C1, 0)

Giá trị cụ thể của công thức:

– E2: Chính là giá trị tìm kiếm, là tên chính xác của cột trả lại. Ví dụ cụ thể, cột mà bạn đang muốn lấy giá trị, tại đay là cột “Điểm Toán”.

– A1:C1: Đây là dãy tìm kiếm có chứa bảng.

Sau khi đã được gộp hàm Match vào cùng tham số col_index_num của hàm VLOOKUP cho ra công thức như sau:

=VLOOKUP (F1, A:C8, MATCH (E2, A1:C1, 0), FALSE)

Chắc chắn hàm VLOOKUP sẽ làm việc tìm kiếm rất tốt, cho dù bạn có thêm hoặc xóa bao nhiêu cột trong đó.

Kết hợp hàm HLOOKUP và MATCH trong bảng tính Excel

Cũng tương tự với hàm VLOOKUP, bạn cũng có thể sử dụng hàm MATCH trong Excel để phát triển công thức HLOOKUP. Về nguyên tắc chung cũng khá giống với hàm VLOOKUP: Bạn có thể sử dụng Match để lấy vị trí tương đối của cột cần phải trả lại. Hàm HLOOKUP cung cấp số của cột đó cho ra tham số row_index_num.

Ví dụ cụ thể: giá trị tìm kiếm tại ô B5, bảng B1:h3, tên của hàng trả lại (cũng chính là giá trị tìm kiếm của hàm MATCH) tại ô A6 và tiêu đề của hàng là A1:A3, công thức được hoàn chỉnh như sau:

=HLOOKUP (B1:H3, B5, MATCH (A6, A1:A3, 0), FALSE)

Vậy là, bạn đã biết sự kết hợp giữa HLOOKUP/VLOOKUP với MATCH đã giúp phát triển cho hàm HLOOKUP và hàm VLOOKUP. Nhưng, đối với hàm MATCH không thể loại bỏ được hết tất cả những khuyết điểm. Để có thể loại bỏ được vấn đề này, bạn cần sử dụng hàm INDEX MATCH – là công cụ thực sự mạnh và khá linh hoạt. giúp tìm kiếm trong Excel và sự vượt trội hơn của VLOOKUP hoặc HLOOKUP trên nhiều phương diện khác nhau.

Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Count Trong Excel Thông Qua Ví Dụ

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Hướng dẫn cách dùng hàm COUNT trong Excel

Cú pháp hàm COUNT

=COUNT(value1, [value2], …)

Các giá trị trong hàm COUNT

value1: Là tham chiếu đến ô hoặc vùng chọn cần đếm số. Đây là giá trị bắt buộc.

value2,…:  Là tham chiếu đến ô hoặc vùng chọn bổ sung cần đếm số. Tối đa là 255 mục. Đây là giá trị tùy chọn.

Lưu ý

Các ô có giá trị là số, ngày tháng hoặc số trình bày dạng văn bản như “100” sẽ được hàm COUNT đếm.

Các giá trị logic và số trình bày dạng văn bản được gõ trực tiếp vào danh sách các ô sẽ được đếm.

Các ô là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số sẽ không được đếm.

Nếu ô là mảng hay tham chiếu, chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới được đếm. Các ô trống, giá trị logic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu sẽ không được đếm.

Hàm COUNT chỉ đếm các ô số vậy nên nếu muốn đếm ô chứa giá trị logic, văn bản hoặc giá trị lỗi thì dùng hàm COUNTA để đếm.

Nếu muốn đếm những ô đáp ứng một số điều kiện nào đó hãy dùng hàm COUNTIF hoặc hàm COUNTIFS.

Ví dụ về cách dùng hàm COUNT trong Excel

Ví dụ 1

Để bạn có thể hiểu đơn giản về hàm COUNT bạn có thể xem qua 1 số công thức với các kết quả tương ứng như sau

Ví dụ 2

Để đếm số lần giao dịch ta sẽ có công thức cho ô F10 như sau =COUNT(F4:F9)

Ngoài ra, mình lấy thêm ví dụ với công thức ô B10: =COUNT(B4:B9), ô D10: =COUNT(D4:D9) chúng ta sẽ có kết quả như bảng sau

Tải bài tập ví dụ về hàm COUNT trong Excel

Lời kết

Hàm COUNT là rất đơn giản và qua hướng dẫn cách dùng hàm COUNT của chúng tôi hi vọng bạn có thể áp dụng nhuần nhuyễn hàm COUNT trong công việc của mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Gọi Sub Trong Vba Qua Các Ví Dụ trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!