Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghi Âm, Ghi Hình Bài Thuyết Trình Trong Powerpoint # Top 4 Like | Beiqthatgioi.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghi Âm, Ghi Hình Bài Thuyết Trình Trong Powerpoint # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghi Âm, Ghi Hình Bài Thuyết Trình Trong Powerpoint mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PowerPoint cho phép ghi âm, quay video màn hình máy tính dễ dàng mà không phải cài thêm bất kỳ cộng cụ hỗ trợ bên ngoài nào. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết Cách ghi âm, ghi hình slide PowerPoint.   Bước 1: Hiển thị menu Recording trên thanh Ribbon. Chú ý: Đối với office 16 thì menu này có sẵn trong thẻ Slide show  

  Bước 2: Ngay lập tức, sẽ xuất hiện tab Recording trên thanh Ribbon.  

 

+ Record Slide Show: Dùng để thực hiện ghi âm hoặc ghi hình. + Screenshot: Dùng để chụp ảnh màn hình máy tính. + Screen Recording: Dùng để quay màn hình. +Video: Dùng để chèn video vào PowerPoint. +Audio: Dùng để chèn âm thanh từ máy tính và ghi âm trực tiếp vào các slide. + Save as Show: Dùng để lưu bài trình chiếu sang định dạng *.ppsx + Export to Video: Dùng để xuất sang định dạng video.   Bước 3: Thực hiện ghi âm/ghi hình bài thuyết trình – Chọn Record Slide Show sẽ thấy hiển thị 2 tùy chọn khác nhau là:

  + Record from Current Slide… dùng để ghi từ slide hiện tại + Record from Beginning… dùng để ghi từ slide đầu tiên.   Bước 4: Sau khi chọn Start Recording giao diện sẽ hiển thị như hình dưới.

 

Xuất hiện các biểu tượng khi ghi âm/ghi hình với các chức năng khác nhau: + Record: Dùng để tiến hành ghi với phím tắt là R. Nếu dừng ghi thì nhấn phím I. + Stop: Dùng để dừng ghi hình, phím tắt là S. + Replay: Dùng để xem trước slide hiện tại, phím tắt là V. + Notes: Dùng để hiển thị ghi chú trên slide. + Clear: Dùng để xóa dữ liệu vừa ghi với 2 tùy chọn là Clear Recordings để xóa dữ liệu với slide hiện tại và Clear Recordings on All Slides để xóa toàn bộ. + Settings: Dùng để thiết lập Microphone và webcam nếu PC của bạn đang kết nối nhiều Microphone và webcam. + Biểu tượng Eraser dùng để xóa, tổ hợp phím tắt là Ctrl + E. + Biểu tượng Pen để dùng bút vẽ để vẽ, tổ hợp phím tắt là Ctrl + P. +Biểu tượng Highlighten để dùng bút vẽ dạ quang, tổ hợp phím tắt là Ctrl + I. Thanh màu sắc cho bút vẽ. + Biểu tượng micro dùng để bật hoặc tắt Microphone, phím tắt sử dụng là Ctrl + M. + Biểu tượng camera dùng để bật hoặc tắt camera, với phím tắt sử dụng là Ctrl + K. + Biểu tượng hình người để bật hoặc tắt webcam với phím tắt Ctrl + J.   Bước 5: Bắt đầu quá trình ghi âm/hình – Nếu muốn tạm dừng ghi nhấn phím I và khi đã hoàn thành thì nhấn chuột vào Stop để kết thúc quá trình ghi. – Trường hợp khi ghi, nếu slide của có tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng thì có thể nói đồng thời kết hợp nháy chuột để quá trình ghi được đồng bộ. – Có thể sử dụng thêm các công cụ như Pen hoặc Highlighten để ghi chú, đánh dấu những chỗ quan trọng, những chỗ cần nhấn mạnh trong slide.   Bước 6:  Xem lại quá trình ghi – Chọn nút Replay. – Có thể nhấn chuột vào biểu tượng tam giác hoặc nhấn phím mũi tên → để chuyển sang các slide tiếp theo đồng thời vẫn ghi bình thường. – Nếu muốn ghi lại trang trình chiếu nào thì chỉ cần chọn vào slide đó rồi nhấn Record để ghi lại. Bản ghi cũ sẽ tự động bị thay thế bởi bản ghi mới. Chú ý: Sau khi ghi hoàn thành è Phải thoát khỏi chương trình ghi và trở lại với giao diện chính của PowerPoint.   Bước 7: Lưu lại file vừa ghi  

Sau đó chọn nơi để lưu video vừa ghi là xong.

  Chú ý: Thời gian thực hiện kết xuất file diễn ra hơi lâu, chú ý quan sát trên thanh trạng thái (cuối màn hình) để biết tiến trình lưu file đã hoàn tất chưa. Đối với các phiên bản powerpoint từ 2010 trở về trước ta có thể sử dụng Record Slide Show để tiến hành ghi âm Đỗ Thị Thanh Mai

Hướng Dẫn Ghi Âm Thuyết Trình Powerpoint 2010 Và Chuyển Thành Video

Chức năng này của PowerPoint 2010 giúp bạn ghi âm lại phần thuyết trình của mình để tạo ra một File PPT có nhúng âm thanh (sound embedded PPT file) và sau đó chuyển thành dạng video.Trước tiên, mở file PPT, chọn Slideshow, Record Slideshow, Start Recording from Beginning, Start Recording

Bắt đầu thuyết trình. Trong quá trình thuyết trình có thể nhấn Pause trên thanh công cụ ở góc trên trái màn hình để tạm ngừng việc ghi âm

Sau khi hoàn tất phần thuyết trình, nhấn Save

Nếu phần thuyết trình quá dài, dung lượng file sẽ lớn, bạn nên nén nó lại: chọn File, Info, Compress Media, Presentation Quality

File PPT có nhúng âm thanh của bạn có thể được tải lên trang web chia sẻ các bài thuyết trình có chức năng xử lý loại file này, thí dụ như chúng tôi Bạn cũng có thể chuyển dạng file này sang video sau đó tải lên các trang web chia sẻ video, thí dụ như youtube. Để chuyển sang video, chọn File, Save and Send, Create a video, Computer& HD Displays, Create Video

Chú ý: 1-Nếu bạn thuyết trình ngược lại các slide trước đó, phần ghi âm mới của một slide sẽ thay thế phần ghi âm cũ của chính slide đó. Nếu muốn thể hiện phần trình bày liên tục của mình, không theo thứ tự các slide, bạn nên sử dụng các phần mềm quay phim màn hình, thí dụ Snagit.2-File PPT có nhúng âm thanh có thể được chỉnh sửa nội dung thuyết trình, nhưng file video thì không, vì vậy bạn nên lưu cả hai loại file này vào máy tính của mình.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Thiết Lập Và In Bài Thuyết Trình Trong Powerpoint

Theo mặc định Power Point cung cấp cho người dùng 4 bố cục in, mỗi loại bố cục in đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau. Vì thế tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn chọn loại bố cục in sao cho phù hợp. Các bố cục bao gồm:

Full Page Slides: Với bố cục này mỗi slide sẽ được in đầy đủ trên một trang A4. Bố cục này phù hợp khi mà bạn cần xem lại hay chỉnh sửa chi tiết cho từng slide của bản trình chiếu hoặc cũng có thể để in và gửi cho những người khác xem.

Notes Pages: Kiểu bố cục này cho phép người dùng có thể in các slide với tất cả những phần ghi chú được nhúng vào các slide. Việc in các bản slide theo bố cục này sẽ giúp bạn làm rõ hơn những nội dung quan trọng mà slide không trình chiếu được hoặc là để giải thích một nội dung nào đó, từ đó giúp cho bài trình chiếu đầy đủ hơn.

Outline: Bố cục in này sẽ giúp người dùng có thể phác thảo về tổng thể bố cục của bài thuyết trình. Nhờ đó có thể xem xét lại và sắp xếp bố cục các slide sao cho hợp lý nhất.

Handouts: Kiểu bố cục này sẽ tạo ra một phiên bản thu nhỏ (thummail) của các slide và có thêm không gian để ghi chú cho slide đó. Bố cục này khi in ra giấy để người dùng theo dõi và có thể ghi chú về từng slide nếu cần.

Tùy biến cửa sổ in trong PPoint

Để có thể truy cập cửa sổ in khi cần in bài thuyết trình trong PPoint bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Trong cửa sổ PPoint đang mở cần in, truy cập vào menu File để xem ở chế độ Backstage view.

Bước 2: Kích chọn lện Print ở khung bên trái. Khi đó cửa sổ in với các thiết lập sẽ xuất hiện ở cửa sổ bên phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập cửa sổ in này bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+ P.

Trong cửa sổ in này bạn có thể thay đổi các tùy chọn như sau:

Copies: Tùy chọn này cho phép tạo thêm số bản in, mặc định sẽ là 1 nhưng nếu cần in bản trình chiếu cho nhiều người thì nhập số bản sao cần in vào đây.

Printer: Bấm vào biểu tượng mũi tên xổ xuống dưới mục này để chọn máy in thích hợp cần in.

Print All Slides: Mặc định PPoint sẽ in tất cả các slide có trong bản trình chiếu. Tuy nhiên nếu chỉ cần in slide đang xem (Print curent slide) hoặc slide được chọn (Print selection) hoặc tùy chọn trang cần in (Custom Range) mình cần in.

Print Layout: Đây là nơi bạn chọn bố cục in, như đã giải thích ở trên, tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn một trong bốn kiểu bố cục in khác nhau. Mỗi kiểu bố cục in đều có hình ảnh đại diện hiển thị trước kết quả bản in sẽ như thế nào sau khi in để bạn xem trước và lựa chọn.

Ở đây bạn ó thể chọn in toàn trang (Full Page Slides), in trang ghi chú (Note Pages), in phác thảo (Outline) và Handouts (in gộp nhiều slide vào một trang).

Collated: Nếu bạn đang in một lúc nhiều bản sao thì có thể chọn in theo kiểu đối chiếu (Collated) hoặc không đối chiếu (Uncolleted). Thông thường thì nên chọn kiểu in đối chiếu để các bản in được sắp xếp sẵn đúng thứ tự, bạn chỉ cần ghim lại và sử dụng mà thôi.

Color: Nếu có máy in màu thì bạn có thể chọn in màu cho bản in. Tuy nhiên, thông thường thì nên chọn Greyscale để tiết kiệm mực màu.

Preview: Tùy chọn này cho phép xem trước bản in sẽ như thế nào khi được in ra sau những thay đổi của bạn, đặc biệt là kiểu bố cục của bản in.

Chọn slide cần xem trong khung xem trước bằng cách điền số trang bạn muốn xem vào khung nhỏ ở góc dưới bên trái của khung Preview.

Thu phóng trang xem trước: Để phóng to hoặc thu nhỏ slide đang xem, bạn nhấn vào biểu tượng dấu cộng hoặc dấu trừ hoặc có thể kéo thanh này để thu phóng slide trên mục Preview.

In bài thuyết trình PPoint

Để in bài thuyết trình PPoint bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chọn file để xem ở chế độ Backstage View.

Bước 2: Bấm nút Print ở khung bên trái, cửa sổ in sẽ xuất hiện

Bước 4: Bấm nút Print để in các slide để hoàn tất.

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂMHướng dẫn cách thiết kế bản kế hoạch Marketing trên PowerPointNhững điều cần tránh khi sử dụng PowerPointHướng dẫn cách sử dụng hiệu ứng động (animations) trong PowerPoint

50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…

Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

Một Số Lưu Ý Khi Trình Bày Bài Thuyết Trình Bằng Powerpoint

Để xây dựng được slide chuyên nghiệp bằng Powerpoint không phải chuyện dễ dàng đối với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, chỉ với một vài mẹo mà chúng tôi giới thiệu ở bài viết này, các bạn có thể áp dụng để xây dựng cho slide của mình thêm sự chuyên nghiệp phục vụ cho việc thuyết trình trong công việc cũng như học tập.

Slide không phải là bài nói của bạn. Bạn không đặt toàn bộ những gì bạn sẽ nói lên slide vì chẳng ai đọc hết cả. Bạn cũng không đứng lên sân khấu nhìn slide đọc ra vì người ta sẽ buồn ngủ chỉ sau vài phút và bạn sẽ bị đánh giá là không chuẩn bị tốt bài thuyết trình của mình.

Thay vào đó, bạn cần xem slide như một công cụ trợ giúp, một thứ giúp người nghe theo được bạn đang nói tới đâu và đang nói về vấn đề gì. Slide có tác dụng phụ trợ, và hãy làm sao để nó giúp ích được cho bạn và người nghe chứ đừng phụ thuộc vào nó.

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY BÀI THUYẾT TRÌNH BẰNG POWERPOINT

Hình thức trình bày trên slide

Thiết kế trang chiếu, các đối tượng trên trang chiếu phù hợp với nhau.

Trang chiếu phải có tiêu đề, tiêu đề cần được gắn vào Layout.

Một nội dung thường không quá 2 dòng.

Ngôn từ nhất quán, màu sắc nhất quán, phong cách nhất quán.

Dùng gam màu và hình ảnh thích hợp, template phù hợp.

*Quy tắc phối màu dựa trên bánh xe màu:

Màu sắc cận kề hài hòa với nhau: Vàng – Xanh.

Màu sắc đối diện nhau là màu tương phản.

Font – kiểu chữ – hiệu ứng trên Slide:

Sử dụng font dễ đọc (Arial, Tahoma, Times New Roman)

Kích thước tiêu đề có thể chọn 40.

Kích thước phụ đề có thể chọn 32.

Kích thước nội dung có thể chọn 24.

Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng, hiệu ứng trên các slide phải đồng bộ với nhau.

Không sử dụng tất cả chữ in hoa.

Không nên kết hợp vừa in đậm vừa in nghiêng.

In nghiêng dùng cho lời trích dẫn, làm nổi bậc nội dung chính, ý tưởng, tiêu đề sách, báo, tạp chí,…

Background:

Sử dụng chung 1 nền cho các slide.

Màu đỏ và màu cam là những màu năng lượng cao nhưng có thể làm khó việc tập trung.

Màu xanh lá, xanh dương, nâu… là những màu có năng lượng dịu hơn nhưng không gây sự chú ý mạnh mẽ.

Màu đỏ và màu xanh lá gây khó khăn cho những người mù màu.

Tránh màu sáng trên nền trắng.

Tránh những sự kết hợp màu sắc sau:

Hình ảnh, đối tượng đa phương tiện trên slide

Bộ não của con người có khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn, vậy nên nhiều phương pháp dạy học mới tập trung vào việc trình bày vấn đề bằng hình ảnh để giúp người học tiếp thu dễ hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Bài thuyết trình cũng không khác, khi bạn sử dụng nhiều hình ảnh, người ta sẽ dễ biết được bạn đang nói tới cái gì thay vì bắt người khác phải đọc qua hết hàng đống chữ dài ngoằng. Hãy bắt đầu bằng việc thay thế các cụm từ bằng hình ảnh, ví dụ: thay vì nói “điện thoại ngày nay rất phát triển”, hãy tìm hình ảnh của một cái smartphone bỏ vào slide. Hoặc thay vì nói “Windows là hệ điều hành phổ biến nhất cho PC hiện nay”, bạn chỉ cần để logo của Windows vào là đủ. Tất nhiên bạn cũng cần nghiên cứu xem đối tượng người nghe là ai để có thể chọn hình cho phù hợp.

Hình ảnh nên đặt vị trí phù hợp với nội dung (nếu có), có sự sáng tạo, phá cách về vị trí, kiểu ảnh (Picture Styles)

Những tập tin đa phương tiện như video, ảnh sẽ làm cho slide của bạn trở nên phong phú và có phần chuyên nghiệp hơn.

Người trình bày bài thuyết trình cần tự tin, nói chuẩn xác, ít sai lỗi chính tả, sử dụng kết hợp tốt kỹ năng giao tiếp không lời là ngôn ngữ cơ thể. Phong cách thuyết trình bằng powerpoint cần phù hợp với ND trình bày (phong cách trẻ trung, sang trọng, lịch sự, năng động,…)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Ghi Âm, Ghi Hình Bài Thuyết Trình Trong Powerpoint trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!