Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Thuyết Về Cách Chia Đường Phổ Biến Trong Liên Quân Mobile mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Như các Kiện Tướng đều biết, bản đồ phổ biến nhất với lượng người chơi đông nhất của Liên Quân Mobile là bản đồ 5v5 Miền Đất Hứa. Mỗi trận đấu sẽ là cuộc chiến của 2 đội với 5 thành viên mỗi bên. Việc chia đường cho 5 thành viên này như thế nào là cực kỳ quan trọng bởi khởi đầu trận đấu tốt sẽ đem lại 50% chiến thắng cho bạn.
Vậy đầu tiên chúng ta cần hiểu về bản đồ của Miền Đất Hứa: Các đường của bản đồ thường hay được gọi chung là đường trên (Top), đường giữa (Mid), đường dưới (Bot) theo cách gọi quen thuộc của các game MOBA trên PC. Tuy nhiên, cách gọi này có phần không chính xác khi chơi Liên Quân Mobile bởi khác với các tựa game MOBA trên PC, dù ở đội 1 hay đội 2 thì khi vào trận, phe của bạn cũng sẽ nằm ở phía nửa dưới bên trái trên bản đồ.
Sở dĩ có điều này do game cần tối ưu hóa trải nghiệm khi chơi. Nếu bản đồ được thiết kế cố định theo một góc nhìn, nếu bạn xuất phát ở nửa phía trên của bản đồ, sẽ cực kỳ khó khăn để bạn có thể chơi game bởi lúc này, ngón tay của bạn sẽ choán gần hết màn hình của thiết bị. Do bản đồ của Liên Quân Mobile hoàn toàn đối xứng nên bản đồ sẽ được xoay chiều tùy theo việc bạn ở đội nào để khi vào trận, tướng của bạn sẽ thường nằm ở nửa dưới màn hình điện thoại để tránh việc các ngón tay chắn màn hình thiết bị khi điều khiển.
Vì lý do đối xứng và tự động xoay chiều này nên mặc dù cùng là “đường trên” theo góc nhìn bản đồ, nhưng hãy nhìn vào bản đồ của 2 đội ở phía trên, chúng ta có thể thấy “đường trên” của đội 1 là đường gần Kinh Kong, trong khi “đường trên” của đội 2 lại là đường gần hang Rồng. Chính vì vậy, trong bài viết này sẽ không dùng thuật ngữ đường trên, đường dưới mà thay vào đó là đường Rồng (gần hang Rồng), đường Kinh Kong (gần Kinh Kong) và đường giữa (nằm chính giữa bản đồ).
Những bạn mới tiếp xúc với thể loại game MOBA như Liên Quân Mobile thường bắt đầu với lối chia đường 2-1-2, tức 1 người đi đường giữa và 4 người chia đều cho 2 đường còn lại. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là ngoài các đường có lính để farm ra thì còn có các bãi quái trong rừng nữa. Đây là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng khi cung cấp Bùa Thuật Sĩ và Bùa Lực Sĩ cùng một lượng lớn kinh nghiệm từ các bãi quái rừng.
Chính vì thế, trong Liên Quân Mobile, các đội thường sử dụng 1 vị tướng có khả năng hạ quái nhanh để farm rừng, điều đó đồng nghĩa với việc 1 vị tướng sẽ được đi solo đường để có thể hưởng được nhiều kinh nghiệm và vàng hơn. Vậy câu hỏi được đặt ra là tướng solo này sẽ đi đường nào? Đường Kinh Kong hay đường Rồng? Câu trả lời là đường Kinh Kong!
Lý do tướng solo sẽ đi đường Kinh Kong còn cặp đôi hai tướng còn lại sẽ đi đường Rồng đến từ giá trị của 2 con quái khủng này. Rồng xuất hiện phút thứ 2 của trận đấu và có thể bị ăn từ rất sớm, trong khi Kinh Kong đến phút thứ 6 mới xuất hiện và thường ít khi được ăn trước phút thứ 10. Nếu ăn Rồng từ sớm, bạn sẽ kiếm được về 100 vàng mỗi người, tổng là 500 vàng cho cả đội cùng một lượng lớn kinh nghiệm bất kể có tham gia ăn hay không. Với thời gian 2 phút hồi sinh một lần, nếu canh chuẩn, bạn hoàn toàn có thể ăn được 5 con Rồng khi trận đấu còn chưa đến phút 11, tương đương với 500 x 5 = 2500 vàng lợi thế, chưa tính đến kinh nghiệm.
Đây là một lượng tài nguyên rất đáng kể ở giai đoạn đầu và giữa trận, giúp đội của bạn có thể vượt lên trước và lăn cầu tuyết. Vậy làm cách nào để kiểm soát Rồng tốt? Câu trả lời là cắt cử nhiều người hơn cho đường Rồng để kiểm soát và có thể ăn Rồng từ sớm. Chính vì lý do đó nên cặp đôi thường được đưa ra đường Rồng và tướng solo được đưa ra đường Kinh Kong. Nếu như có thể áp đảo được đối thủ ở đường Rồng như hạ gục hoặc kéo máu ép đối thủ phải về hồi phục, cặp đôi hoàn toàn có thể tiến ra hang Rồng và ăn chớp nhoáng mục tiêu quan trọng này.
Nhưng lúc này sẽ nảy ra một câu hỏi: Tại sao cặp đôi không đi đường giữa và pháp sư đi đường Rồng? Từ đường giữa cũng có thể tiến nhanh ra hang Rồng mà?
Đường giữa
Câu trả lời đến từ những tài nguyên đường này có thể đem lại. Đường giữa là đường ngắn nhất, lính ra nhanh nhất nên cấp độ và vàng cũng sẽ được hưởng nhiều nhất. Ngoài ra, người đi đường giữa có thể di chuyển vòng ra 1 trong 2 đường cánh để tham gia gank. Cả hai yếu tố này đều rất phù hợp để giao cho vai trò Pháp Sư bởi khác với Xạ Thủ thường mạnh dần về cuối trận, Pháp Sư có tốc độ tăng tiến sức mạnh khá nhanh và thường đạt đỉnh ở giữa trận.
Lượng sát thương dồn của các Pháp Sư ở giữa trận thực sự rất khủng khiếp nên họ hay được nhường đường giữa để solo nhằm nhận những tài nguyên quý giá nhất: Kinh nghiệm, vàng và Bùa Xanh. Một người chơi Pháp Sư tốt có thể tận dụng những điểm này để đi gank sớm tạo lợi thế cho đội hoặc nhanh chóng đạt ngưỡng sức mạnh giúp đội chiến thắng các giao tranh bùng nổ ở giai đoạn giữa trận.
Kết luận
Qua những phân tích phía trên, chúng ta có thể tóm gọn cách chia đường thường thấy hiện tại là:
Một tướng solo Đường Kinh Kong (thường là Đấu Sĩ hoặc Đỡ Đòn)
Một tướng đi Rừng (thường là Đấu Sĩ hoặc Sát Thủ)
Một tướng đi Đường Giữa (thường là Pháp Sư)
Cặp đôi đi đường Rồng (thường là Xạ Thủ – Trợ Thủ)
Tổng Hợp Những Thuật Ngữ Phổ Biến Trong Garena Liên Quân Mobile
27 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong Garena Liên Quân Mobile
1. AD (Attack Damage) – Sát thương từ đòn đánh tay
AD là viết tắt của cụm từ Attack Damage. Thuật ngữ này dùng để chỉ các vị tướng gây sát thương bằng đòn đánh tay chủ yếu. Trong trận đấu, AD thường là các vị trí gây sát thương chủ chốt trong team như xạ thủ. Bạn có thể nâng cao sát thương của vị trí này bằng cách sử dụng các trang bị công.
2. AP (Ability Power) – Sát thương từ kỹ năng
AP là viết tắt của cụm từ Ability Power. Cụm từ này dùng để chỉ các vị tướng gây sát thương chủ yếu từ kỹ năng. Trong trận đấu, AP thường là những vị trí gây sát thương phép như pháp sư đi đường giữa. Bạn có thể nâng cao sát thương kỹ năng bằng cách sử dụng những trang bị phép.
3. Tank – Vị trí đỡ đòn
Tank nhằm ám chỉ các vị tướng có khả năng chống chịu cao dùng để mở giao tranh tổng. Thông thường Tank là vị trí đi ở hai đường đơn hoặc đi cạnh AD với vai trò trợ thủ.
4. SP (Support) – Vị trí hỗ trợ
Support là vị trí dùng để hỗ trợ cho team khi giao tranh. Khác với đỡ đòn vị trí Support có độ chống chịu kém hơn. Trong trận đấu, Support thường đi cùng với ad hoặc đi cùng rừng để hỗ trợ check map và mở giao tranh.
5. JG (Jungle) – Vị trí đi rừng
Jungle là vị trí quan trọng trong team. Tất cả các vị tướng đều có thể đi rừng được tuy nhiên, để dành được lợi thế trong giao tranh, bạn nên ưu tiên những vị tướng có độ cơ động cao chẳng hạn như Nakroth, Murad. Khi đi rừng, bạn hãy sử dụng phép trừng trị để tối ưu lượng vàng, kinh nghiệm và giảm thời gian đi rừng.
6. Gank – Di chuyển hỗ trợ đồng đội
Gank là thuật ngữ chỉ việc một người chơi đi qua lane khác để hỗ trợ đồng đội tấn công team địch. Mục đích của việc đi gank là giúp gia tăng quân số và sát thương, tạo ưu thế khi giao tranh với địch. Tuy nhiên khi đi gank bạn phải chú ý cần phải đẩy hết quái ở đường trước khi đi để hạn chế các pha đẩy trụ trong quá trình mình đi gank.
7. Stun – Gây choáng
Stun ở đây ám chỉ các chiêu thức gây choáng đối thủ trong một thời gian nhất định. Những vị tướng sở hữu các kỹ năng này tạo ra rất nhiều khó khăn cho team bạn trong quá trình giao tranh. Các vị tướng điển hình cho vị trí này là Alice và Valhein.
8. Slow – Làm chậm
Khác với Stun Slow không gây choáng chỉ làm giảm tốc độ di chuyển của địch. Các chiêu thức làm chậm điện hình chẳng hạn như chiêu Sương Giá Lạnh của vị tướng Điêu Thuyền hay chiêu thức Lựu Đạn Nổ của Violet. Ngoài ra, bạn có thể sở hữu khả năng làm chậm nhờ vào các trang bị như Áo Choàng Băng Giá, Gươm Sấm Sét hay Rìu Hyoga.
9. Farm – Kiếm vàng
Farm là hành động người chơi tiêu diệt đối thủ, quái, lính hay các công trình để gia tăng lượng vàng và kinh nghiệm trong game.
Mẹo: Để có thể Farm được nhiều vàng hơn bạn có thể tận dụng nội tại Vàng Vung Vãi của vị tướng TeeMee. Với nội tại này, khi tiêu diệt các mục tiêu kẻ địch lân cận sẽ giúp bạn nhận thêm 25% lượng vàng.
10. Def – Phòng thủ:
Def là hành động bạn thủ trụ khi bị đối thủ tấn công. Def được dùng trong trường hợp team bạn thủ trụ hoặc thủ nhà chính trong những đợt tấn công của địch.
11. Push – Đẩy trụ:
Push là thuật ngữ được sử dụng khi bạn muốn phá hủy trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng khi team bạn đang trong thế ép và muốn phá hủy các trụ của đối phương nhanh chóng.
12. AFK (Away from Keyboard) – Treo máy
AFK chắc hẳn là cụm từ mà không ai muốn gặp phải trong một trận đấu. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người chơi đã treo máy hoặc rời trận, không còn điều khiển nhân vật.
13. GG (Good Game) – Tôn trọng:
GG có nghĩa là “Good Game”, thường được các người chơi sử dụng để thể hiện sự tôn trọng với đối thủ. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều người chơi chưa hiểu rõ cụm từ này và sử dụng sai mục đích như đả kích đối phương. Nhiều người còn lầm tưởng cụm từ này là đầu hàng và thường chat lên để “nhắc nhở” team địch bỏ cuộc sớm.
14. Cover – Bảo kê:
Cover hay còn được viết tắt là cv, đây là cụm từ thường được sử dụng để nhắc nhở đồng đội hãy bảo kê cho các vị trí chủ lực như Xạ Thủ hoặc Pháp Sư.
15. Xanh – Người chơi có nhiều mạng hạ gục
Cụm từ xanh thường được sử dụng để ám chỉ một người chơi ăn được nhiều mạng hạ gục và có được sức mạnh vượt trội trong trận đấu. Các vị trí chủ lực như Xạ thủ, Pháp sư, Sát thủ sẽ cần phải xanh nhất để có thể gây ra lượng sát thương mạnh mẽ.
16. Backdoor – Đẩy trụ lén
Backdoor ám chỉ một hoặc nhiều người chơi không tham gia vào giao tranh, chỉ tập trung vào việc phá hủy các trụ công trình. Trong lịch sử Liên Quân Mobile, rất nhiều đội tuyển đã áp dụng chiến thuật hợp lý và sử dụng những pha backdoor để giành chiến thắng.
17. KDA (Kill/Death/Assist) – Chỉ số mạng hạ gục, chết và hỗ trợ
KDA thường dùng để phản ánh được người chơi đó có một trận đấu tốt hay tệ, sự đóng góp của người chơi trong trận đấu là nhiều hay ít.
18. Feed – Người chơi bị hạ gục nhiều
Feed ám chỉ những người chơi có KDA kém, bị hạ gục quá nhiều mạng, không đóng góp được gì trong trận đấu. Có 2 kiểu “feeder” phổ biến, một là do kỹ năng kém nên sẽ dễ bị đối phương công kích vào, hai là do người chơi cố tình phá trận, tự ý lao lên để đối phương hạ gục.
19. KS (Kill Stealing) – Cướp mạng
KS thường được dùng để ám chỉ những người chơi cướp đi các mạng hạ gục của đồng đội hoặc bùa lợi. Điều đó thể hiện những người chơi này không có tính đồng đội cao, có lối chơi cá nhân.
20. Carry – Gánh team
Carry là cụm từ được sử dụng để chỉ những người chơi là trụ cột của team, ví dụ thường thấy trong đấu trường chuyên nghiệp như ADC của team Flash, Lai Bâng của team SGP, Ara của team FTV,… Những người chơi carry tốt là những người có khả năng giữ vị trí hợp lý trong giao tranh, cần được bảo vệ mọi lúc mọi nơi để có thể trụ được lâu trong giao tranh và xả ra lượng sát thương khổng lồ.
21. Combat – Giao tranh
Combat dùng để chỉ những pha giao tranh trong trận đấu, thường là 5 với 5. Combat đóng vai trò quyết định đến cục diện trận đấu, với nhiều pha giao tranh thắng lợi, bạn sẽ dễ dàng giành chiến thắng hơn.
22. Caesar – Tà thần Caesar
Tà thần Caesar được ra mắt để thay thế cho King Kong ở các phiên bản trước. Đây là quái vật lớn nhất trong Liên Quân Mobile, khi có người chơi sử dụng cụm từ Caesar có nghĩa muốn các đồng đội tập trung để ăn quái vật này, hạ gục Caesar sẽ cung cấp bùa lợi hồi máu, người hạ gục tà thần sẽ có khả năng triệu hồi rồng tiên phong Mondester giúp cường hóa lính và phá hủy công trình mạnh mẽ.
23. Last hit – Kết liễu mục tiêu
24. DMG (Damage) – Sát thương:
DMG, hay còn đợc nhi là sát thương từ đòn đánh thường hoặc kỹ năng của vị tướng, bạn sẽ thường thấy cụm từ này trong game điển hình như: “Murad dmg to quá”, “Ad bên mình dmg yếu thế”,…
25. Ultimate – Chiêu cuối
Ultimate, hay còn gọi tắt là ulti, dùng để ám chỉ chiêu thức cuối cùng của vị tướng. Các chiêu thức này thường có sát thương cao, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc giao tranh tổng, sử dụng hợp lý có thể thay đổi cục diện trận đấu.
26. Giấy – Máu thấp
Giấy là cụm từ được dùng để ám chỉ những vị tướng ít máu, thường là các vị trí Xạ Thủ, Pháp Sư, Sát thủ. Các vị tướng máu giấy thường sẽ bị team địch nhắm vào và rất dễ bị hạ gục nếu gánh chịu lượng sát thương đủ lớn.
27. Trâu – Nhiều máu
Ngược lại với cụm từ giấy thì trâu ám chỉ những vị tướng “trâu bò”, có lượng máu và giáp lớn, khả năng chống chịu tốt, thường là các vị trí như Đỡ đòn, Đấu sĩ, Support.
Liên Quân Mobile: Đội Hình 5 Vị Tướng Dễ Chơi Nhất Hiện Nay, Rất Phổ Biến Ở Các Mức Rank Thấp
Có rất nhiều tướng trong Liên Quân Mobile có bộ chiêu thức ảo diệu, tạo đột biến rất cao trong giao tranh nên chúng được ban/pick thường xuyên trong nhiều giải chuyên nghiệp. Đa số những vị tướng như vậy đều xuất hiện kể từ mùa 3 tới nay mà lợi hại và bá đạo thuộc nhóm đầu phải kể tới những cái tên như: Superman, Wonder Woman, Tulen, Murad, TeeMee.
Nhưng nhiều người chơi Liên Quân Mobile có kỹ năng không cao thì lại rất dễ trở thành feeder với các hero kể trên nếu như lười tập luyện. Bởi vậy mà các tướng có bộ chiêu thức đơn giản, ít hoặc không có cơ chế biến ảo phức tạp sẽ được họ ưu tiên sử dụng. Dươi đây là những hero như thế.
1. Xạ thủ: Yorn
Cùng với Valhein thì Yorn là một tướng xạ thủ rất dễ chơi. Game thủ cầm Yorn không phải quá lăn tăn trong việc bật chiêu thức nào trước. Ngoại trừ trường hợp phát hiện thấy tướng địch còn tẹo máu ở khoảng cách nhất định, thì mới ưu tiên bật chiêu cuối kết liễu.
Ngoài Tên Thần với tầm bắn xa vô đối, Yorn còn có nội tại Vô Tận Tên giúp bào trụ cực hiệu quả. Việc không có kỹ năng vượt địa hình đôi khi lại giúp người chơi Yorn thêm… nhẹ đầu vì khỏi phải toan tính độ dày, mỏng của vật cản như Violet và Fennik.
2. Sát thủ đi rừng: Butterfly
Butterfly với kiểu đánh “khô máu” lao thẳng vào đội hình địch rồi ăn chuỗi hạ gục liên tiếp. Đây là hero rất phù hợp với những bạn thích gánh team và “nghiện” danh hiệu MVP. Khả năng độc nhất vô nhị của Butterfly chính là việc cứ hạ hoặc phụ hạ tướng địch thì được làm mới toàn bộ thời gian hồi chiêu.
Game thủ chơi vị tướng này có thể sử dụng kỹ năng liên tục trong combat, rất đã tay nhưng nếu không đủ độ “xanh” cần thiết thì Butterfly sẽ feed mạnh. Hãy chú ý cách mà đồng đội nhường rừng để tìm phương hướng lên đồ và có chiến thuật giao tranh hợp lý.
3. Pháp sư đường giữa: Kahlii
Vị tướng pháp sư sở hữu những pha nã đạn với chiêu cuối Quân Đoàn Ma Quái rất đẹp mắt. Khác với phần lớn các tướng cùng vai trò khác, chỉ gây sát thương theo kiểu bắn về một hướng. Kahlii với chiêu cuối còn có kiểu sát thương hiệu quả hơn khi vừa di chuyển mà vẫn thi triển được kỹ năng gây sát thương.
Điều này giúp nữ pháp sư này có thể thay đổi cự ly liên tục để gây tổn hại chính xác nhất tới mục tiêu. Nội tại của hero cũng này rất đơn giản, trong khi chiêu 1 tấn công vào một vùng chỉ định còn chiêu 2 tự cường hóa bản thân.
4. Đấu sĩ: Triệu Vân
Vị tướng được tặng free cho mọi game thủ này có quá nhiều hạn chế nên chỉ được sử dụng để đi rừng trong những mức rank thấp. Tuy kỹ năng có hạn chế nhưng độ đơn giản, dễ nắm bắt thì không phải hero nào cũng được như Triệu Vân. Chạy thật nhanh với Long Huyết, quét một đường thương với Long Hống rồi nhảy lên bổ một kích với Long Kích. Với 2 kỹ năng cận chiến và 1 kỹ năng bứt tốc là đủ để Triệu Vân trở thành nỗi ác mông với đám xạ thủ, pháp sư đi lẻ.
5. Trợ thủ: Alice
Nếu như Xeniel luôn khiến người dùng phải toan tính, xem nhảy tới đồng đội nào để cứu thì hiệu quả cho bản thân và cả đội nhất, thì Alice đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần Alice đứng cạnh một sát thương chủ lực rồi liên tục buff tốc chạy với chiêu 2, rồi sau đó khống chế kẻ địch đứng trong vùng chỉ định với chiêu 1 và chiêu cuối thật chuẩn xác là quá đủ Alice thay đổi cục diện thế trận có lợi cho team nhà. Số lượng tướng trợ thủ không nhiều trong Liên Quân Mobile nên vị trí trợ thủ dễ chơi nhất dành cho Alice cũng ít ai phản đối.
Những Lối Đi Rừng Phổ Biến Trong Liên Minh Huyền Thoại
Bài viết sẽ đề cập đến 5 hướng đi rừng cơ bản trong Liên Minh Huyền Thoại.Với tất cả 5 bãi quái vật, trong đó có 2 bùa, những tướng đi rừng có rất nhiều lối đi khác nhau tùy theo cách chơi của mình. Bài viết này sẽ giới thiệu một số hướng đi cơ bản để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về cách đi rừng trong Liên Minh Huyền Thoại.
Thời điểm xuất hiện của những bãi quái là không đồng nhất, cụ thể: hai bùa xanh/đỏ xuất hiện ở phút 1:55 trong khi bãi người đá, bãi ma và bãi sói lại xuất hiện ở phút 2:05. Vì lí do này, tất cả tướng đi rừng đều phải bắt đầu từ 1 trong 2 bùa, sau đó mới tiếp tục ăn bùa còn lại và những bãi quái khác. Bài viết sẽ đề cập đến 5 hướng đi rừng cơ bản, đó là gank đường trên, gank đường dưới, gank đường giữa, tập trung farm và cướp rừng.
Gank đường trên
Theo lối chơi này, tướng đi rừng của đội xanh sẽ bắt đầu ở bùa đỏ và tướng đi rừng của đội đỏ sẽ bắt đầu ở bùa xanh. Mục đích của việc này là để sau khi ăn xong bùa còn lại, tướng đi rừng đã ở phần sân phía trên và có thể dễ dàng đảo lên hỗ trợ đồng đội. Tướng đi rừng của đội đỏ sẽ thường có lối đi rừng này hơn bởi ở vị trí đường trên, việc vòng ra sau lưng đội xanh sẽ dễ dàng hơn với bụi cỏ ở ngay sát bờ sông trong khi nếu muốn gank đội đỏ, tướng đi rừng sẽ phải vòng qua bụi cỏ 3 và di chuyển qua tầm nhìn của trụ.
Gank đường dưới
Ngược lại với lối đi gank đường trên, tướng đi rừng của đội xanh sẽ bắt đầu ở bùa xanh và tướng đi rừng sẽ bắt đầu ở bùa đỏ. Mặc dù việc gank đường dưới của đội xanh có vẻ dễ dàng hơn với bụi cỏ ở phía bờ sông nhưng lối đi rừng này lại không được nhiều game thủ lựa chọn. Lí do là ở đường dưới, tướng hỗ trợ thường mang theo những con mắt để kiểm soát tầm nhìn ở khu vực sông, nhằm ngăn chặn những cuộc gank từ sớm. Nếu muốn theo lối đi rừng này, các bạn hãy vòng ra phía sau trụ mình, đi lên dần và di chuyển vào bụi cỏ ở đường để có thể gank dễ dàng hơn.
Gank đường giữa
Ở khu vực đường giữa, người chơi có thể rút lui về trụ nhanh chóng nên thời điểm gank đường giữa thích hợp nhất là ở cấp 2, ngay sau khi tướng đi rừng ăn được bùa đầu tiên. Vì lí do này, tướng đi rừng của cả 2 đội sẽ bắt đầu với bùa đỏ và đảo ra đường giữa từ khu vực sống, với kĩ năng khống chế đến từ đồng đội và khả năng làm chậm từ bùa đỏ, chúng ta sẽ có cơ hội hạ gục đối phương một cách dễ dàng. Lưu ý: gank đường giữa đôi khi yêu cầu chúng ta phải chờ đợi trong bụi cỏ một khoảng thời gian, nếu đối phương chơi quá cẩn thận, hãy nhanh chóng quay trở lại rừng để tiếp tục đi farm, nếu không sẽ bị đối phương bỏ xa về lượng tiền và trang bị, cũng có thể bị cướp rừng.
Tập trung farm
Chỉ có một số ít tướng đi rừng lựa chọn lối chơi này, ví dụ như những tướng có khả năng dọn dẹp quái cực nhanh như Shyvana hoặc những tướng chỉ có thể bắt đầu hỗ trợ đồng đội ở cấp độ 6 như Warwick. Chúng ta có thể bắt đầu ở bùa xanh, sử dụng thêm cả Trừng Phạt để ăn bùa thật nhanh và sau đó chuyển sang ăn bãi sói. Tiếp tục đi sang rừng phía bên kia, ăn nốt bãi ma và lúc này, Trừng Phạt đã hồi lại để chúng ta có thể dễ dàng hạ gục cả bùa đỏ. Cuối cùng, dọn dẹp nốt 2 người đã là chúng ta đã hoàn thành một vòng rừng ở turn đầu tiên. Sau đó tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi đạt cấp 6.
Lối chơi cướp rừng yêu cầu những vị tướng có khả năng tranh chấp quái vật tốt như Nunu hoặc có khả năng 1v1 tốt như Lee Sin, Kha’Zix… nên nhờ đồng đội hỗ trợ thêm những con mắt ở phần rừng đối phương để chúng ta có thể kiểm soát lối đi rừng của hắn, từ đó đưa ra những phương án thích hợp. Cắm mắt sâu vào phía bùa xanh và bùa đỏ của đối phương là những vị trí hợp lí, giúp chúng ta gây áp lực lên tướng đi rừng đội bạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Thuyết Về Cách Chia Đường Phổ Biến Trong Liên Quân Mobile trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!