Đề Xuất 6/2023 # Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Setting Trong Dota 2 # Top 13 Like | Beiqthatgioi.com

Đề Xuất 6/2023 # Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Setting Trong Dota 2 # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Setting Trong Dota 2 mới nhất trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phong cách game sâu sắc, đòi hỏi sự tập luyện và kỹ năng. Nhưng còn về yêu cầu phần cứng để có thể chơi được trò này? May mắn thay, Source Engine của Dota 2 khá dễ dãi về mặt phần cứng, phần lớn các máy tính hiện này để có thể xử lí được trò chơi này tốt, kể cả ở phân giải cao và thiết lập cao.

Một số chú ý về Framerate (FPS)

FPS là viết tắt của Frames Per Second, và nó là đơn vị tính sử dụng để đo số khung hình. Khung hình cao hơn đồng nghĩa với việc màn hình của bạn sẽ hiển thị nhiều ảnh trên một giây, có nghĩa rằng bạn cũng sẽ thấy một chuyển động nuột hơn. Khi mọi người nói về “lag” trong chế độ chơi đơn, thì có nghĩa là “FPS thấp”. Khi người ta muốn “buttery smooth”, có nghĩa rằng họ đang ám chỉ họ muốn trong khoảng 60FPS hoặc cao hơn.

Bạn có thể thấy rằng ở 60 FPS, thời gian trung bình giữa các khung rất ngắn, vì vậy chơi game cũng sẽ mượt mà hơn. Với tỉ lệ khung hình thấp hơn, bạn sẽ phải chờ lâu hơn cho khung hình tiếp theo, khiến nó tạo ra hiện tượng “laggy”.

Game cũng có thể tính là một thể loại “Suy nghĩ”, khi nhịp độ của trò chơi chậm, hoặc thể loại “Phản ứng nhanh”, khi nhịp độ của trò chơi cực kỳ nhanh. Game chiến thuật, bài bạc, hoặc theo lượt là điển hình của nhịp độ chậm, dựa vào suy nghĩ của bạn nhiều hơn là tốc độ phản xạ nhanh. Ở mặt khác, game bắn súng hay đua xe sẽ cần tới những phản xạ cực nhanh từ người chơi. Thể loại Hành động/Phiêu lưu có thể bao gồm cả 2 thể loại trên.

Trò chơi với nhịp độ chậm cũng có thể hoàn toàn chơi được, kể cả với khung hình thấp. Như Civillization không có quá nhiều thay đổi về hình ảnh mỗi giây, vì thế nên fps thấp sẽ không gây ra bất kỳ hiện tượng “lag”. Trò chơi như Counter Strike cần tới fps cực cao, vì nó hoàn toàn có thể giúp bạn quay mặt sang nhiều hướng với tốc độ nhanh. 20FPS ở Civillization có thể hoàn toàn chấp nhận được, nhưng 20FPS trong Counter Strike là hết sức tệ :(.

Chúng ta có thể phân loại theo: sub-20 FPS là không thể chơi. Sau khi tiếp nhận một vài khía cạnh, chúng ta xem 20-30FPS là biên, vì chúng ta biết một vài người vẫn sẽ ổn với nó, và vài người sẽ không thấy ổn. 30-45FPS là tạm ổn cho phần lớn mọi người, trong khi 45-55FPS là nuột. Nếu bạn có thể hơn đc 55FPS, nó sẽ là vô cùng nuột với tất cả mọi người.

Chú ý là một số màn hình vẫn có thể hiển thị tới 120FPS hoặc kể cả là 144FPS. Khung hình cao là nuột hơn, nhưng với màn hình đắt tiền, và phần lớn mọi người thì không đủ phần cứng để có được fps cao, vì vậy chúng ta sẽ dừng trong khoảng 55+FPS

Phân giải cao hơn cho trải nghiệm tốt hơn

Game Settings

Anti-aliasing

Giải thích cho điều này khá dễ dàng: Aliasing là nguyên nhân gây ra “răng cưa”. Ở hình trên, bạn có thể thấy rõ ràng các góc răng cưa của công trình với AA đang tắt. Dây leo cũng bị nhòe luôn. Với AA bật, các răng cưa sẽ mượt hơn, và dây leo dĩ nhiên cũng sẽ trông ngon lành hơn.AA có ảnh hưởng trung bình tới FPS (~10-13%)

Specular (and light blooms)

Specular giúp cho các vật thể phản ứng chuẩn hơn với các nguồn ánh sáng lighting, khiến nó sáng hơn và long lanh hơn một chút. Ở giữa hình, Light bloom tạo ánh sáng mờ nhạt hoặc quầng sáng quanh vật thể. Nếu thích, bạn có thể tắt Light bloom, và hiệu ứng sẽ tinh tế hơn chút. Chúng tôi khuyên bạn nên giữ nguyên thiết lập Specular.

Specualr Lightnight có ảnh hưởng trung bình tới FPSS. Light bloom ảnh hưởng không đáng kể tới FPS.

High water quality

Kể cả với High Water Quality để tắt, nước trong Dota 2 vẫn ổn. Với chế độ bật, nước sẽ trở lên trong suốt, hiển thị sông nó sâu thế nào (thực ra chỉ sâu có một tí, tính là vũng nước chứ ko phải là sông). Nước cũng trở nên phản chiếu hơn, khá đẹp. Khuyên là nên để nếu có thể.Chất lượng nước ảnh hưởng mạnh tới FPS (~15%), nhưng chỉ khi camera quay đến vùng nước.

Atmospheric fog

Một hiệu ứng khá khôn khéo, sẽ có sương mù ở những nơi mà bạn không hề có tầm nhìn. Bạn sẽ không dành nhiều thời gian để thăm dò khu vực bạn đang không có tầm nhìn, và hiệu ứng cũng khá khó để phân biệt, kể cả khi bạn đang nhìn vào nó. Nếu bạn để ý lâu vào bức ảnh trên, mà vẫn không thể phân biệt được sự khác biệt. Hãy nhìn vào những cái cây ở góc trên bên phải, với Atmospheric fog đang bật, những cái cây này sẽ có hơi hướng khuất sau màn sương hơn.Atmospheric fog có ảnh hưởng trung bình tới FPS (~6-8%).

Animate portrait

Giúp hình ảnh hero của bạn chuyển động. Ảnh hưởng thấp tới FPS (~5%).

Additive light pass

Additive light pass có ảnh hưởng tương đối tới FPS, tùy thuộc vào những cái gì được hiện ở trên màn hình. Nó có thể nằm trong khoảng ~0-10%.

World lighting

Một vài vật thể có cho riêng mình nguồn sáng riêng. Bật lên sẽ khiến vật thể sáng hơn, cũng như thấy rõ nhất trên các trụ ở ảnh trên.World Lighting có ảnh hưởng tương đối tới FPS, tùy thuộc vào những cái gì được hiện ở trên màn hình. Nó có thể nằm trong khoảng ~5-15%.

Ambient occlusion

Ambient occlusion ảnh hưởng tới việc vật thể tương tác với ánh sáng xung quanh (như trái ngược với điểm nguồn ánh sáng). Với ambient occlusion tắt, hiệu ứng bóng đổ bị giảm một chút. Với thiết lập bật, bóng đổ sẽ tối hơn chút, và các phần của công trình trong bóng sẽ thực tế hơn chút.Ambient occlusion có ảnh hưởng cao với FPS (~12-15%)

Ambient creatures

Đặt thêm một số sinh vật nhỏ lên màn hình. Ở ảnh trên, chúng ta có 3 bướm, 2 chim và 1 sóc. Dựa vào vị trí bạn đang quay camera trên map, bạn sẽ có thể thấy thêm vài con cá, rắn, ếch, chuồn chuồn blah blah … Thiết lập này làm cho thế giới trở nên sống động hơn, nhưng cũng có thể khiến bạn hơi mất tập trung.Ambient creatures có ảnh hưởng thấp tới FPS (~5%)

Vsync

Đồng bộ Dọc – Vertical synchronization.Thiết lập này đảm bảo rằng các khung hình được hiển thị đầy đủ, trước khi khung hình mới được gửi tới màn hình. Mục đích chính của Vsync là hạn chế tình trạng xé hình, có thể xảy ra khi trò chơi gửi quá nhiều khung hình cùng lúc so với khả năng xử lí của màn hình. Nếu bạn bị dính tình trạng xé hình, bạn có thể bật Vsync.

Render quality

Nếu đặt thiết lập ở mức thấp nhất có thể (~40%), trò chơi sẽ giống như nó được xuất ra ở chất lượng cực kỳ thấp, và được phóng to lên, khiến cho hình bị nhòe, và có hiệu ứng như các điểm ảnh. Ở 70%, hình ảnh sẽ tốt hơn, tuy nhiên vẫn sẽ bị tình trạng mờ ảo. Tuy nhiên HUD lại không bị ảnh hưởng.Render quality có ảnh hưởng tương đối lớn tới FPS (%20 nếu bạn để ở chất lượng 70%, và có thể lên tới 50% nếu bạn để thiết lập ở mức thấp nhất). Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý mình để có thể phù hợp nhất với mắt bạn.

Shadow quality

Shadow quality có ảnh hưởng khá lớn tới việc trò chơi hiển thị như thế nào. Nếu bạn đặt ở chế độ Lơ, Dota 2 sẽ trông khá nhạt nhẽo vì không có bóng đổ. Ở chế độ Medium, nghĩa là sẽ có cả bóng mây dưới mặt đất, và cũng không hơn nhiều so với Low. Ở mức High, sẽ là sự khác biệt lớn, với bóng của các quân, công trình, cây cối và các thứ khác nữa.Chất lượng Shadow càng cao thì càng ảnh hưởng tới FPS với Medium khoảng 8% còn High thì sẽ tốn đến khoảng 15-20%.

Texture quality

Texture của công trình, cỏ cây hoa lá các kiểu sẽ trông mờ mờ khi để ở thiết lập thấp nhất. Medium tốt hơn nhưng vẫn hơi mờ và bị nhòe điểm ảnh. High là chất lượng tốt nhất và cũng là thiết lập đề nghị, vì nó sẽ khiến cho mọi thứ ở trạng thái đẹp nhất và rõ nhất.Thiết lập này có ảnh hưởng trung bình tới FPS (~8%-12%)

Lựa chọn thiết lập tốt nhất

Cải thiện FPS (một chút) với một chút ảnh nhỏ hưởng tới hình ảnh– Atmospheric Fog : off.– World Lighting : off.– Ambient Creatures : off.Thiết lập này sẽ có ảnh hưởng nhỏ nhất tới Dota 2, và tắt chúng đi sẽ cải thiện được khoảng 5-10% FPS..

Cải thiện FPS (trung bình) với ảnh hưởng nhỏ tới hình ảnhBao gồm cả thiết lập trên:– Additive Light Pass : off.– Ambient Occlusion : off.Sự khác biệt với việc bật tắt thiết lập trên là hơi khó nhận biết. Với nhiều người, cải thiện 15-20% là điều xứng đáng.

Cải thiện FPS (chất lượng cao) với ảnh hưởng khá tới hình ảnhBao gồm các thiết lập ở trên:– Specular : off.– High Quality Water : off.Cải thiện tới 45-50% FPS, nhưng nó cũng đi kèm với những kết quả về mặt hình ảnh. Dota 2 trông vẫn ổn, kể cả với chất lượng mặt nước cao, tuy nhiên nó vẫn trông đẹp hơn hẳn nếu bật lên.

Phương án cuối cùngNếu tất cả các gợi ý trên không đem lại cho bạn một kết quả thỏa mãn, bạn cũng có thể thử các thiết lập sau– Shadow Quality về medium hoặc Low (cải thiện khoảng 20% FPS)– :Render Quality về khoảng 80% (cải thiện tầm 10-15% FPS)

Nếu bạn đã thử các thiết lập trên, bạn vẫn có thể cải thiện FPS lên tới 60-70%. Hạ hết tất cả các thiết lập dưới ngưỡng với kết quả hình ảnh game sẽ tệ đi rất nhiều. Dota 2 trông vẫn đẹp kể cả ở Medium, tuy nhiên nếu tất cả thiết lập ở mức thấp nhất sẽ khiến cho hình ảnh tệ và gần như là không thể trải nghiệm được vẻ đẹp của game.

Với mọi thiết lập được bật, Dota 2 là một trò chơi với đồ họa tuyệt vời. Tuy nhiên, những thiết lập này sẽ ngốn khá nhiều về phần cứng. Nếu bạn để ý bài viết trên Tomshardware Dota 2 Performance, bạn sẽ thấy rằng một chiết 6670 ở 1920×1080, bạn sẽ nhận được khoảng 90FPS với tất cả thiết lập ở mức thấp, và 30FPS ở mức cao nhất. Điều đó có nghĩa là sẽ có sự khác biệt tới 200% về số lượng khung hình, chỉ với tùy chỉnh thiết lập. Nếu bạn không có được FPS phù hợp, hãy thử giảm và tắt một vài thiết lập.

Tìm Hiểu Về Runes Trong Dota

Haste Rune -Haste Rune nâng tốc độ của Hero lên tối đa tốc độ có thể trong DotA là 522.Rất hữu dụng khi bạn chạy như tên lửa để đi gank hay cho kẻ thù tha hồ ngửi khói khi truy sát bạn.

Illusion Rune -Illusion Rune tạo một bản sao Hero của bạn,điểm khác biệt là cái bóng(illusion) chỉ có 40% damage cơ bản của Hero(nghĩa là chỉ tính chỉ số damage trắng) nhưng chịu gấp 3 damage.Ví dụ Hero của bạn bị đánh 100 damage thì cái bóng phải chịu 300 damage.Điều này có thể giúp nhận ra đâu là hero thật,đâu là ảnh ảo.ILuusion Rune có nhiều công dụng.Bạn có thể dùng bóng để lừa đối thủ phí skill:có thể Lina sẽ ultimate hay Sven sẽ stun ngay vào illusion đấy!Hoặc dùng bóng để chạy trốn:cho bóng chạy 1 đằng,hero chạy 1 nẻo.Hoặc dùng bóng để làm rối đối phương trong các đợt push hay đơn giản dùng bóng làm công cụ để scout(do thám).

Invisibility Rune -Invisibility Rune cho hero của bạn khả năng tành hình dù bạn có di chuyển.Nhưng cẩn thận:bạn sẽ bị lộ khi đánh creep ,hay khi xài phép.Invisibility Rune được dùng để đi gank hay chạy trốn.Hãy cho Lion hay AntiMage tiu nghỉu bỏ về khi rượt theo bạn đang đỏ máu và bạn nhặt được Invi Rune.Và hãy cẩn thận khi bạn biết được Hero địch có Invi Rune:thử tưởng tượng bạn vừa farm xong một đợt creep và lùi lại một tý chờ đợt creep tiếp theo thì Luna Moon xuất hiện ngay bên cạnh bạn và dùng ultimate.Quả là ác mộng!

Double Damage Rune -Double Damage Rune như tên gọi của nó:cộng damage cơ bản vào damage hiện tại của bạn.Cũng rất tốt cho các ganker khi giúp kết liễu con mồi nhanh chóng.Nhưng khủng khiếp hơn nếu Double Damage Rune rơi vào tay các carry hero như Soul Keeper,Void trong các đợt push:rất có thể họ sẽ giết cả team đối thủ.

Regeneration Rune -Regeneration Rune giúp hero hồi phục máu và mana chừng nào anh ta còn chưa bị đánh trúng.Vì thế khi nhặt được Regen Rune trước khi phục hồi được lượng máu+mana cần thiết bạn không nên để bị đánh trúng,sẽ mất ngay Regen.Tốc độ hồi phục do Regeneration Rune đem lại là 6% max HP và Mana Pool.

Khi nào Runes sẽ được sinh ra? -Khi bạn muốn ăn Rune,bạn chạy đến bờ sông và cầu xin 1 phép màu là có rune ở đó.Nhưng không,thời điểm sinh Runes cũng có quy luật.Runes được sinh ra 2 phút một lần kể từ phút thứ 2 để thế chỗ vào Rune bị lấy.Có nghĩa từ phút thứ 2 quá trình sinh Runes bắt đầu,có 1 rune ko được nhặt thì Rune mới sẽ không được sinh ra.-Tuy vậy,quá trình sinh Runes là hoàn toàn ngẫu nhiên(random):bạn không thể nào biết được Runes sẽ sinh ra ở Top hay Bottom và loại Rune nào sẽ được sinh ra.-Có nhiều cách để kiểm tra có Rune hay không.Đơn giản nhất là bạn nhìn đồng hồ trong game rồi ra sông tìm.Cách khác,tốn tiền một chút,bạn đặt ward ngay bờ sông thấy được chỗ sinh Runes.Nếu đúng thời điểm có Rune mà tại đó không có,thì chắc chắn Rune đã được sinh ra ở vị trí còn lại.Còn một cách khác siêu chắc cú là bạn kiểm tra luôn 2 chỗ sinh Runes ,tuy nhiên cách này dở vì quá tốn thời gian,bạn sẽ bị mất exp.Có lẽ tốt nhất là bạn quẳng 1 cây ward ra sông vừa kiểm tra Rune,vừa thoải mái farm mà không sợ bị gank.

Lấy 2 Runes cùng một lúc?Bạn sẽ làm điều đó như thế nào? -Lấy 2 runes cùng lúc là chuyện hoàn toàn có thể với điều kiện là bạn phải nhặt Rune từ 5 giây trở lên trước khi Rune mới được sinh ra.Có nghĩa là bạn phải nhặt Rune từ phút X:54 hoặc sớm hơn(X là số phút) thì khi vào thời điểm Y:00 Rune được sinh ra bạn nhặt luôn cái này.Vậy là bạn có 2 runes rồi đó.-Tuy nhiên,nếu bạn nhặt Rune ở phút X:55 hoặc trễ hơn,thì bạn chỉ có cái Rune vừa nhặt thôi,còn Rune mới sẽ không được sinh ra cho đến 2 phút tiếp theo!Xem ví dụ sau bạn sẽ hiểu.Nhặt 2 runes thành công Giả sử lúc 7:30 bạn đến sông và thấy Rune,nhưng bạn muốn nhặt 2 runes cơ.Do đó,bạn nhặt Rune thứ nhất lúc 7:50,thì khi 8:00 Rune thứ 2 được sinh ra bạn nhặt luôn(có thể ngay tại vị trí Rune cũ hoặc chỗ còn lại).Thế là có 2 Runes.Nhặt 2 Runes thất bại Cũng vậy,giờ là 7:30 bạn ra sông và thơm làm sao”Ô kìa,Rune!”.Nhưng bạn lại muốn nhặt 2 Runes.Nhưng lần này do đau bụng hay sao đó bạn đi chậm quá,phút 7:56 mới nhặt Rune.Kết quả?Rune không được sinh ra vào phút 8:00 ở cả 2 vị trí sinh Rune.Vì sao vậy?Như đã nói ở trên bạn phải nhặt Rune sớm hơn 5 giây trở lên mà.Vì vậy muốn ăn 2 Runes trong trường hợp này bạn phải nhặt Rune từ phút 7:54 trở về trước.End !!

Tìm Hiểu Thêm Về Những Nghệ Sĩ Thiết Kế Item Trong Dota 2

Những nghệ sĩ thiết kế tại Workshop, họ là những người đã làm ra tất cả những cosmetic item trong game và tập trung sức lực để tạo ra những item hot nhất. Rất nhiều người chơi DOTA 2 thậm chí còn không biết đến sự hiện diện của họ hay cộng đồng thiết kế đang sôi nổi thế nào.

Để tôn vinh những nghệ sĩ này, Valve đã nhờ Kaci phỏng vấn Anuxi (phút 7:55 của đoạn video trên), một trong những nghệ sĩ có nhiều thiết kế ấn tượng nhất, và cuộc phỏng vấn này chắc chắn đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Ngoài Anuxi, còn rất nhiều những nghệ sĩ khác cũng được mời đến TI 3 tại Seattle để trình diễn những thiết kế của họ và những sản phẩm trong tương lai. Một số nghệ sĩ thậm chí còn biểu diễn thiết kế trực tiếp ngay tại sự kiện và đây quả thật là một công việc đặc biệt.

Bắt đầu với workshop

Anuxi kí tên cho fan tại TI 3 (Ảnh của Penny Arcade).

Có rất nhiều lý do tại sao có những người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian, thường đến khoảng một tuần, để thiết kế item cho Valve. Những ý kiến chung cho rằng đó là vì khoản tiền mà họ nhận được, nhưng hầu hết những nghệ sĩ đều trả lời là do sự đam mê của họ đối với DOTA 2 và niềm vui mà họ có được khi thấy những trang phục mà họ thiết kế được đưa lên một tựa game lớn như DOTA 2 . “Thật lòng mà nói, ban đầu tôi không hề nghĩ rằng việc thiết kế item cho DOTA 2 có thể kiếm ra được nhiều tiền. Ý định ban đầu của tôi chỉ là tạo ra những item “Độc” với hiệu ứng đẹp để tôi có thể mặc chúng trong game một cách hãnh diễn và làm đối thủ của tôi ghen tị với bộ cánh của mình” , Brandon ‘:3′ Le, một nghệ sĩ nói.

Brandon là một ví dụ cho những nghệ sĩ dù chỉ mới làm quen với workshop, đã có thể tạo ra những item in- game ấn tượng với sự chăm chỉ và cống hiến của mình. Brandon nói ban đầu anh cũng không biết nhiều về việc thiết kế 3D, và đã học rất nhiều chỉ qua Youtube và cộng đồng Steam Workshop.

Tuy nhiên, hầu hết những nghệ sĩ khác không giống kiểu của Brandon. Rất nhiều trong số họ là những người đã tham gia thiết kế item cho tựa game Team Fortress 2. Kyle ‘Frump’ Parson chia sẻ: “Tôi đã bắt đầu thiết kế items cho class Spy trong TF2 từ cuộc thi Polycount TF 2 năm 2010, và những sản phẩm từ cuộc thi này đã xuất hiện trong game với bản update khổng lồ TF 2 Mann-Conomy. Chưa có item nào tôi thiết kế được đưa vào game, nhưng tôi vẫn kiên trì với những sản phẩm của mình tại Workshop. Sau đó, đã có một số item đạt được những thành công tương đối và cuối cùng item vũ khí của Sven của tôi cũng được cho vào chest Sithil’s Summer’s Stash”.

Về việc thiết kế

Những set item được bán trên store.

Mất bao nhiêu thời gian để tạo một item hay một bộ trang phục cho mỗi hero? Từ 5-8 giờ cho mỗi món và 1 tuần liền cho một set item có lẽ là thời gian cần thiết đối với những nghệ sĩ kì cựu. Tất nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian hơn cho những người mới làm quen với công việc thiết kế này.

Vậy bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền nhờ việc thiết kế này? Theo Gabe Newell, một số nghệ sĩ đang kiếm được khoảng 500,000$ mỗi năm. Vì thế, hoàn toàn không bất ngờ khi ngày càng có nhiều nhà thiết kế 3D chuyên nghiệp đang nhảy vào thị trường đầy tiềm năng này. Thực tế, những nghệ sĩ có thể xem việc thiết kế là một công việc chính của họ nếu những thiết kế của họ được đưa lên store. “Chắc chắn bạn sẽ không thể sống đủ với chỉ một item” , Arthur ‘OninLolz’ Palmeira cho biết.

Valve và cộng đồng workshop

Workshop, nơi các nghệ sĩ đăng tải thành quả của mình.

Trong khi có một số những nghệ sĩ thích làm việc độc lập và chỉ chia sẻ với những người bạn thân của mình, phần lớn cộng đồng workshop thường lân la ở diễn đàn Polycount DOTA 2 , trao đổi các ý tưởng, đánh giá các thiết kế của những nghệ sĩ khác và trò chuyện với nhau. Khi được hỏi liệu có sự cạnh tranh nào giữa các nghệ sĩ không, hầu hết đều trả lời không.Brandon nói: “Đáng ngạc nhiên, hầu như không có bất kì sự cạnh tranh nào giữa những nghệ sĩ thiết kế này, có lẽ bởi vì số lượng hero để thiết kế là rất lớn.Những nghệ sĩ thường hợp tác với nhau vì sự độc đáo của mỗi người có thể giúp nhau tạo ra những sản phẩm tốt hơn”.

Cộng đồng workshop chắc chắn luôn năng động và thân thiện bởi Valve không trực tiếp góp ý với họ những gì cần phải cải thiện hay sửa đổi.Tuy nhiên, đôi lúc sự góp ý trực tiếp của Valve là cần thiết, Sebastian chia sẻ: “Tôi cảm giác như đang mò mẫm trong bóng tối, Valve nên gửi cho tôi những thông tin phản hồi như ‘thiết kế của bạn chắc chắn sẽ không bao giờ được lên store, vì thế đừng cố gắng sửa chữa nó nữa'”.

Valve cuối cùng cũng sẽ chọn ra những mẫu thiết kế để đưa vào game. Với hàng đống thiết kế được đăng tải, thật sự rất khó để thiết kế của mình được chọn. Brandon cho biết: “Đây hoàn toàn là một bí ẩn, chúng tôi đã nhiều lần phân tích những mẫu thiết kế được chọn nhưng vẫn chưa tìm ra công thức chung nào”.

Valve không chỉ chọn những mẫu thiết kế mới, mà còn xem lại những mẫu thiết kế cũ, đôi khi đó là những mẫu đã được đăng lên workshop từ cả năm trước. “Theo như tôi biết, rất nhiều mẫu thiết kế được đưa vào trong bản update TI 3 đã được đăng lên workshop từ rất lâu. Vì thế, đừng mất hi vọng khi mẫu thiết kế của bạn chưa được đưa vào game sớm” , Brandon cho biết. Nếu một mẫu thiết kế không được chọn, người thiết kế nó có thể chọn xóa nó đi hoặc chỉnh sửa concept, làm lại trước khi đăng tải lại.

Điều này có nghĩa gì?

Theo VNE

Xáo trộn nhân sự hậu DOTA 2 TI3 – Sylar rời LGD

Rất nhiều sự thay đổi đã xuất hiện ngay sau khi giải đấu DOTA 2 TI3 kết thúc.

Sylar rời LGD

Sau một thời gian dài thi đấu thành công cho team DOTA 2 LGD, một trong những carry xuất sắc nhất của Trung Quốc đã quyết định có một thay đổi quan trọng. Và chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn khi phải tìm một thành viên mới đủ khả năng thay thế player tài năng này.

LGD đã có một mùa TI thất bại hoàn toàn khi cả hai đội hình đều sớm bị loại, và giờ đây họ sẽ có rất nhiều việc phải làm để xây dựng lại đội hình mới khi phải tìm một carry mới cũng như sắp xếp lại chúng tôi Kể từ khi gia nhập chúng tôi thay thế cho ZSMJ, Sylar đã sớm trở thành một nhân tố quan trọng trong đội hình, vượt qua cả cái bóng mà huyền thoại “6 phút một item” để lại. Tuy nhiên có vẻ như sức mạnh của LGD đã đi tới giới hạn và sức nặng đặt lên Sylar ngày một lớn trong những giải đấu gần đây, vì thế, quyết định ra đi của carry này là rất dễ hiểu.

Cùng với việc Sylar rời LGD, hiện tại danh sách team iG trong DOTA 2 cũng đã thiếu đi tên của ChuaN. Vẫn chưa rõ tương lai của chàng béo này như thế nào, liệu ChuaN sẽ quay về Malaysia hay tiếp tục ở lại thi đấu ở Trung Quốc?

Đội hình hiện tại của LGD:

– Zhang “xiao8” Ning (Đội trưởng)

– Yao “Yao” Zhengzheng

– Xie “dd” Bin

– Leong “ddc” Fat-meng

MUFC thông báo về việc sẽ thay đổi đội hình

Đội hình hiện tại của MUFC:

– Chan “WinteR” Litt-Binn (Đội trưởng)

– Daniel “TFG” Wong Wei Khit

– Cheng “FzFz” Hor Siew

– Sim “Ling” Woi Cheong

– Jun “dabeliuteef” Liong Loh

– Raymond “Sharky” Wong (Sharky đã không tới Seattle để tham dự TI3)

Theo VNE

Ngày 1 vòng bảng DOTA 2 TI 3: Bá đạo Alliance, bất ngờ Bắc Mĩ ác đại diện của khu vực Đông Nam Á đã khởi đầu khá tệ hại trong ngày thi đấu đầu tiên.Với lịch thi đấu khá dày đặc và kéo dài khiến người hâm mộ DOTA 2 khá vất vả nếu muốn theo dõi được toàn bộ các trận…

Cùng Nhau Tìm Hiểu Status Resistance Trong Dota 2

Patch 7.07 giới thiệu một chỉ số hoàn toàn mới trong game: Status Resistance (Kháng hiệu ứng). Đây là chỉ số dùng để giảm độ dài đại đa số các debuff. Đây là một tin tốt cho các tướng strength – việc giảm thiểu thời lượng bị vô hiệu hóa nghĩa là họ sẽ ít bị đốt máu bởi những combo disable, khiến họ trở nên có ích hơn trong teamfight. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số người chơi vẫn chưa hiểu rõ cách hoạt động của hệ thống này. Bài viết sẽ giải thích chi tiết về Status Resistance.

Đầu tiên, hãy nói về cách tăng Status Resistance, hiện chỉ có ba cách duy nhất nhận thêm Status Resistance:

Hero Strength nhận 0.15% Status Resistance cho mỗi điểm strength có

Passive của Aeon Disk cộng 25% Status Resistance

Grow của Tiny giúp Tiny tăng Status Resistance (20%, 30%, 40%)

Status Resistance từ nhiều nguồn khác nhau cũng được tính theo cấp số nhân như Magic Resistance. Ví dụ: Một tiny có 100 strength với Grow level 3 và Aeon Disk thì sẽ có chỉ số Status Resistance như sau: 1-(1-0.15%*100)(1-40%)(1-25%)=0.6175 hoặc 61.75% (làm tròn lên 61.8%)

Trong patch trước, Pudge có thể đạt 100% Status Resistance bằng việc stack passive của mình, nhưng sau 7.09, Status Resistance tối đa chỉ có thể đạt 99%.

” Status Resistance là một chỉ số của hero giảm độ dài của debuff và làm giảm giá trị bị slow”

1. Những chiêu tiếp tục hiệu ứng nếu ở trong phạm vi của phép

Chronosphere, Black Hole, Song of the siren, v.v

Auras

2. Với những chiêu gây sát thương phép trong một lượng thời gian nhất định NHƯNG KHÔNG silence/ stun/ root/ sleep đối tượng, Status Resistance không giảm thời lượng hay lượng sát thương (Nếu phép làm slow đối tượng, thì Status Resistance sẽ giảm giá trị làm chậm)

Viper: Corrosive Skin, Viper Strike

Phoenix: Fire SPirit, Icarus Dive

Death Prophet: Spirit Siphon

Arc Warden: Flux

Jakiro: Duel Breath

Warlock: Shadow Word

Wraith King: Wraithfire Blast

Underlord: Firestrom

Venomancer: Venomous Gale, Poison Nova

Pugna: Life Drain

Weaver: The Swarm

Silencer: Arcane Curse

Batrider: Flamebreak

Ogre Magi: Ignite

Dazzle: Poison Touch

3. Attack modifers gây sát thương theo thời lượng nhất định

Nhưng bạn thấy, đại đa số debuff trong danh sách này không thể phá được. Lí do Status Resistance không thể giảm thời lượng những debuff này có thể là do có quá nhiều chiêu trong Dota2 vừa gây sát thương trong một lượng thời gian nhất định và vừa disable cùng lúc. Nếu Status Resistance có thể giảm thời lượng của những debuff này, nó sẽ thay thế cho Magic Resistance, đây là điều mà IceFrog không muốn xảy ra.

4. Debuff mà thời lượng được xác định bởi người tung ra chiêu

Thời lượng Rupture của Bloodseeker sẽ được giảm bởi Status Resistance

Huskar: Burning Spear

Doom: Infernal Blade(Thời lượng bị stun vẫn được giảm)

Winter Wyvern: Arctic Burn

Orb of Venom

Viper: Poison Attack

Jakior: Liquid Fire

Dragon Knight: Corrosive Breath

Venomancer: Poison Sting

Meepo: Geostrike

5. Các phép có thời lượng ‘giật’ chiêu ở thời điểm nhất định

Razor: Static Link

Slark: Essence Shift

Disruptor: Thunder Strike

Queen of Pain: Shadow Strike

Enigma: Malefice

Treant Protector: Leech Seed

Witch Doctor: Maledict

Invoker: Cold Snap

Tusk: Walrus Punch (Trong lúc trên không)

Dark Willow: Cursed Crown (Thời gian trì hoãn)

Sand King: Caustic Finale (Thời gian trì hoãn)

Oracle: Purifying Flames(Thời lượng hồi máu)

Ancient Apparition: Cold Feet(Thời gian trì hoãn)

Shadow Demon: Shadow Poison (Thời gian trì hoãn)

Nguồn: vpesports

Khi doom không cầm Aghanim’s Scepter, thời lượng ultimate của Doom sẽ bị giảm bởi Status Resistance. Khi Doom có Aghanim’s Scepter, nếu sử dụng ultimate và rời khỏi đối tượng (hơn 900 range), thời lượng của ultimate sẽ không được giảm.

Điều thú vị hơn nữa: Ultimate của Doom kéo dài 16 giây, và Tiny trong tấm hình gif này có 75% Status Resistance, nếu như Aghanim Doom ultimate lên Tiny và rời đi (hơn 900 range), Tiny vẫn sẽ bị doom trong 16 giây. Nhưng nếu Doom cast utimate lên Tiny và rời rồi quay trở lại sau 4 giây, ultimate của Doom sẽ hết ngay lập tức.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Setting Trong Dota 2 trên website Beiqthatgioi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!