Top 12 # Xem Nhiều Nhất Các Hàm Thông Dụng Trong Excel Violet Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Các Hàm Thông Dụng Trong Excel.

CEILING (number, significance) : Làm tròn lên một số (cách xa khỏi số 0) đến bội số gần nhất của significance.

COMBIN (number, number_chosen) : Trả về số tổ hợp được chọn từ một số các phần tử. Thường dùng để xác định tổng số nhóm có được từ một số các phần tử.

EVEN (number) : Làm tròn một số đến số nguyên chẵn gần nhất

EXP (number) : Tính lũy thừa cơ số e của một số

FACT (number) : Tính giai thừa của một số

FACTDOUBLE (number) : Tính giai thừa cấp hai của một số

FLOOR (number, significance) : Làm tròn xuống một số đến bội số gần nhất

GCD (number1, number2, …) : Tìm ước số chung lớn nhất của các số

INT (number) : Làm tròn một số xuống số nguyên gần nhất

LCM (number1, number2, …) : Tìm bội số chung nhỏ nhất của các số

LN (number) : Tính logarit tự nhiên của một số

LOG (number) : Tính logarit của một số

LOG10 (number) : Tính logarit cơ số 10 của một số

MDETERM (array) : Tính định thức của một ma trận

MINVERSE (array) : Tìm ma trận nghịch đảo của một ma trận

MMULT (array1, array2) : Tính tích hai ma trận

MOD (number, divisor) : Lấy phần dư của một phép chia.

MROUND (number, multiple) : Làm tròn một số đến bội số của một số khác

MULTINOMIAL (number1, number2, …) : Tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích giai thừa các số

ODD (number): Làm tròn một số đến số nguyên lẻ gần nhất

PI () : Trả về giá trị con số Pi

POWER (number, power) : Tính lũy thừa của một số

PRODUCT(number1, number2, …) : Tính tích các số

QUOTIENT (numberator, denominator) : Lấy phần nguyên của một phép chia

RAND () : Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1

RANDBETWEEN (bottom, top) : Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn

ROMAN (number, form) : Chuyển một số (Ả-rập) về dạng số La-mã theo định dạng tùy chọn

ROUND (number, num_digits) : Làm tròn một số theo sự chỉ định

ROUNDDOWN (number, num_digits) : Làm tròn xuống một số theo sự chỉ định

ROUNDUP (number, num_digits) : Làm tròn lên một số theo sự chỉ định

SERIESSUM (x, n, m, coefficients) : Tính tổng lũy thừa của một chuỗi số

SIGN (number) : Trả về dấu (đại số) của một số

SQRT (number) : Tính căn bậc hai của một số

SQRTPI (number) : Tính căn bậc hai của một số được nhân với Pi

SUBTOTAL (function_num, ref1, ref2, …) : Tính toán cho một nhóm con trong một danh sách tùy theo phép tính được chỉ định

SUM (number1, number2, …) : Tính tổng các số

SUMIF (range, criteria, sum_range) : Tính tổng các ô thỏa một điều kiện chỉ định

SUMIFS (sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …) : Tính tổng các ô thỏa nhiều điều kiện chỉ định[/url]

SUMPRODUCT (array1, array2, …) : Tính tổng các tích của các phần tử trong các mảng dữ liệu

SUMSQ (number1, number2, …) : Tính tổng bình phương của các số

SUMX2MY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của hiệu bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMX2PY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của tổng bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMXMY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của bình phương của hiệu các phần tử trong hai mảng giá trị

TRUNC (number, num_digits) : Lấy phần nguyên của một số (mà không làm tròn)

Theo: giaiphapexcel

Các Hàm Excel Thông Dụng

1. Hàm AND Hàm AND Trả về TRUE nếu tất cả các đối số là TRUE, trả về FALSE nếu một hay nhiều đối số là FALSE Cú pháp: AND(logical1 [, logical2] [, logical3]…) -logical: Những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE) Nếu tất cả các biểu thức đều đúng, hàm AND() sẽ trả về giá trị TRUE, và chỉ cần 1 trong các biểu thức sai, hàm AND() sẽ trả về giá trị FALSE. Bạn có thể dùng hàm AND() bất cứ chỗ nào bạn muốn, nhưng thường thì hàm AND() hay được dùng chung với hàm IF(). Ví dụ: Tại Ô D2 gõ: Nếu giá trị ở B2 và ở C2 lớn hơn 0, thì giá trị trả về tại ô D2 là 1.000, còn nếu chỉ cần ít nhất một trong 2 ô B2 hoặc C2 nhỏ hơn 0 thì kết quả tại ô D2 là 0 Vấn đề xét một giá trị nằm trong một khoảng Có một bạn, khi nói đến một giá trị nằm trong khoảng từ 3 đến 10, đã dùng công thức 3 < x < 10 trong một công thức của hàm IF() Không sai. Nhưng Excel thì “hổng hỉu”. Vậy phải viết sao để Excel “hỉu” ? Bạn ấy phải viết như thế này: 2. Hàm IF: Dùng để kiểm tra điều kiện theo giá trị và công thức Cú pháp: IF(logical_test, value_is_true, value_is_false) -logical_test: Biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE) -value_is_true: giá trị trả về khi biểu thức logical_test được kiểm tra là đúng (TRUE) -value_is_false: giá trị trả về khi biểu thức logical_test được kiểm tra là không đúng (FALSE) Ví dụ: Tại B1 gõ: Nghĩa là, nếu giá trị ở A1 lớn hơn hoặc bằng 1000, thì kết quả nhận được tại B1 sẽ là ” Số lớn “, còn không, nếu A1 nhỏ hơn 1000, kết quả tại B1 sẽ là ” Số nhỏ!” 3. Hàm OR: Trả về TRUE nếu một hay nhiều đối số là TRUE, trả về FALSE nếu tất cả các đối số là FALSE Cú pháp: OR(logical1 [, logical2] [, logical3]…) -logical: Những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE) Nếu tất cả các biểu thức đều sai, hàm OR() sẽ trả về giá trị FALSE, và chỉ cần 1 trong các biểu thức đúng, hàm OR() sẽ trả về giá trị TRUE. Giống như hàm AND(), bạn có thể dùng hàm OR() bất cứ chỗ nào bạn muốn, nhưng thường thì hàm OR() hay được dùng chung với hàm IF(). Ví dụ: Tại D2 gõ: Nếu giá trị ở B2 hoặc ở C2 lớn hơn 0 (tức là chỉ cần 1 trong 2 ô lớn hơn 0), thì kết quả trả về tại D2 là 1000, còn nếu cả 2 ô B2 và C2 đều nhỏ hơn 0, thì kết quả trả về tại D2 là 0. 4. Hàm LEFT Hàm LEFT cho kết quả là chuỗi con bên trái của một chuỗi cho trước với số lượng ký tự được chỉ định trước. Cú pháp: LEFT(text,num_chars) Các tham số: – Text: Là chuỗi cho trước (ký tự trắng vẫn kể là một ký tự) – Num_chars: Số lượng ký tự cần lấy VD: tại ô A1 chứa giá trị : A01; tại B1 gõ: = LEFT(A1,2) , kết quả tại ô B1 nhận được là: A0 2. Hàm RIGHT Hàm RIGHT cho kết quả là chuỗi con bên phải của một chuỗi cho trước với số lượng ký tự được chỉ định trước. Cú pháp: RIGHT(text,num_chars) Các tham số: Tương tư hàm LEFT VD: tại ô A1 chứa giá trị : A01; tại B1 gõ: = RIGHT(A1,2) , kết quả tại ô B1 nhận được là: 01 3. Hàm MID Hàm MID cho kết quả là chuỗi con của một chuỗi cho trước trên cơ sở vị trí và số ký tự được xác định trước. Cú pháp: MID(text,start_num,num_chars) Các tham số: – Text và num_chars: Tương tự như ở hàm LEFT, RIGHT – Start_num: Vị trí của ký tự bắt đầu (ký tự đầu tiên là 1, ký tự thứ hai là 2, ) VD: tại ô A1 chứa giá trị : A0123; tại B1 gõ: = MID(A1,3,2) , kết quả tại ô B1 nhận được là: 12 4. Hàm LEN Hàm LEN đo chiều dài của chuỗi (text). Mỗi ký tự được tính là 1 đơn vị, kể cả ký tự trắng (khoảng cách giữa hai ký tự hoặc hai từ). Text phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“”). Cú pháp: LEN(text) Ví dụ: = LEN(“informatics”) = 11. = LEN(“Long Xuyen city”) = 15 5. Hàm DAY: Trả về phần ngày của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 31. Cấu trúc :     DAY(serial_number) – Serial_number : là một biểu thức ngày tháng, có thể là một giá trị ngày tháng hay một chuỗi ngày tháng (date_text). VD: + Tại ô A1 (được định dạng : dd/mm/yyyy) chứa giá trị: 21/12/2010, tại B1 gõ: =Day(A1), kết quả tại ô B1 là: 21 6. Hàm DATEDIF Chức năng :   Hàm DATEDIF trả về một giá trị, là số ngày, số tháng hay số năm giữa hai khoảng thời gian theo tùy chọn. Cấu trúc :     DATEDIF(firstdate,enddate,option) – firstdate  : là Ngày bắt đầu của khoảng thời gian cần tính toán – Enddate  : là Ngày kết thúc của khoảng thời gian cần tính toán – Option    : là tùy chọn, xác định kết quả tính toán sẽ trả về trong công thức. Các tùy chọn theo sau : + “d”     : Hàm sẽ trả về số ngày giữa hai khoảng thời gian. + “m”    : Hàm sẽ trả về số tháng (chỉ lần phần nguyên) giữa hai khoảng thời gian. + “y”     : Hàm sẽ trả về số năm (chỉ lần phần nguyên) giữa hai khoảng thời gian. + “yd”   : Hàm sẽ trả về số ngày lẻ của năm (số ngày chưa tròn năm) giữa hai khoảng thời gian. + “ym”  : Hàm sẽ trả về số tháng lẻ của năm (số tháng chưa tròn năm) giữa hai khoảng thời gian. + “md”  : Hàm sẽ trả về số ngày lẻ của tháng (số ngày chưa tròn tháng) giữa hai khoảng thời gian. VD: + Một người thêu phòng từ ngày 11/01/2010 (tại A1) đến ngày 20/02/2010 (tại B1) tính số ngày người đó đã thêu phòng (tại C1). Tại C1 gõ: = Datedif(A1,B1,”d”), kết quả tại ô C1 là: 40 7. Hàm MONTH: Hàm MONTH Trả về phần tháng của một giá trị ngày tháng, được đại diện bởi số tuần tự. Kết quả trả về là một số nguyên từ 1 đến 12. Cấu trúc :     MONTH(serial_number) – Serial_number : là một biểu thức ngày tháng, có thể là một giá trị ngày tháng hay một chuỗi ngày tháng (date_text). + date_text trong công thức phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”. Nếu là tham chiếu đến một ô khác thì ô này phải có định dạng là text. VD: =MONTH(“01/02/08”)  giá trị trả về : 2 + Tại ô A1 (được định dạng : dd/mm/yyyy) chứa giá trị: 21/12/2010, tại B1 gõ: =Day(A1), kết quả tại ô B1 là: 12 8. Hàm TODAY Chức năng : Hàm TODAY trả về Ngày, Tháng, Năm hiện hành. Cấu trúc :   TODAY() + Ngày tháng trả về trong công thức chính là Ngày tháng hiện hành của hệ thống máy tính mà bạn đang làm việc. + Tùy theo kiểu định dạng mà nội dung thể hiện sẽ khác nhau. Ví dụ : =TODAY()     giá trị trả về : 25/03/10    với định dạng dd/mm/yy =TODAY()     giá trị trả về : 25-Mar-2010  với định dạng dd-mmm-yyyy 9. Hàm YEAR Chức năng : Hàm YEAR trả về một giá trị, là số chỉ Năm trong một biểu thức ngày tháng. Cấu trúc :     YEAR(serial_number) – Serial_number : là một biểu thức ngày tháng, có thể là một giá trị ngày tháng hay một chuỗi ngày tháng (date_text). + date_text trong công thức phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”. Nếu là tham chiếu đến một ô khác thì ô này phải có định dạng là text. + Năm trong date_text phải trong khoảng từ 1900 đến 9999, nếu vượt quá số này, hàm sẽ báo lỗi #Value. + Thông thường date_text có 3 đối số (ngày, tháng, năm). Nếu date_text chỉ có 2 đối số thì excel sẽ tính toán như sau : ++ Nếu đối số thứ nhất < 32 và đối số thứ 2 < 13 thì excel coi đối số thứ nhất là Ngày, thứ 2 là tháng. Năm là năm hiện hành. ++ Nếu đối số thứ nhất <13, đối số thứ 2 12 thì excel coi đối số thứ nhất là tháng, thứ 2 là năm và cho ngày là 1. ++ Các trường hợp khác hàm sẽ báo lỗi #Value. Ví dụ : =YEAR(“01/02/08”)  giá trị trả về : 2008 =YEAR(“12/29”)      giá trị trả về : 2029 =YEAR(“12/30”)      giá trị trả về : 1930 =YEAR(“13/13”)      giá trị trả về : #Value! =YEAR(today())      giá trị trả về : 2010 10. Hàm MIN Hàm MIN cho kết quả là giá trị bé nhất trong các đối số được chỉ định Cú pháp: MIN(number1,number2, ) Các tham số: number1, number2, là những giá trị số. Ví dụ: = MIN(4,8,9,10,3,5) = 3 11. Hàm MAX Hàm MAX cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các đối số được chỉ định Cú pháp: MAX(number1,number2, ) Các tham số: number1, number2, là những giá trị số. Ví dụ: = MAX(4,8,9,10,3,5) = 10 12. Hàm AVERAGE Hàm AVERAGE cho kết quả là giá trị trung bình số học của các đối số. Cú pháp: AVERAGE(number1,number2, ) Các tham số: tương tự hàm MIN và MAX. Ví dụ: = AVERAGE(5,7,6) = 6. = AVERAGE(10,15,9) = 11,33 13. Hàm SUM Hàm SUM cho kết quả là tổng các đối số trong một khối hoặc một tham chiếu hoặc một danh sách. Cú pháp: SUM((number1,number2, ) Các tham số: tương tự hàm MIN và MAX. Ví dụ: = SUM(B2:B4) = 13. = SUM(7,10,9) = 26 14. Hàm SUMIF() Tính tổng các ô trong một vùng thỏa một điều kiện cho trước. Cú pháp: = SUMIF(range, criteria, sum_range) Range : Dãy các để kiểm tra điều kiện: có thể là ô chứa số, tên, mảng, hay tham chiếu đến các ô chứa số. Ô rỗng và ô chứa giá trị text sẽ được bỏ qua. Sum_range : Là vùng thực sự để tính tổng. Nếu bỏ qua, Excel sẽ coi như sum_range = range. Lưu ý: Sum_range không nhất thiết phải cùng kích thước với range. Vùng thực sự để tính tổng được xác định bằng ô đầu tiên phía trên bên trái của sum_range, và bao gồm thêm những ô tương ứng với kích thước của range. Ví dụ: – Nếu Range là A1:A5, Sum_range là B1:B5, thì vùng thực sự để tính tổng là B1:B5 – Nếu Range là A1:A5, Sum_range là B1:B3, thì vùng thực sự để tính tổng là B1:B5 – Nếu Range là A1:B4, Sum_range là C1:D4, thì vùng thực sự để tính tổng là C1:D4 – Nếu Range là A1:B4, Sum_range là C1:D2, thì vùng thực sự để tính tổng là C1:D4 Có thể dùng các ký tự đại diện trong điều kiện: dấu ? đại diện cho một ký tự, dấu * đại diện cho nhiều ký tự (nếu như điều kiện là tìm những dấu ? hoặc *, thì gõ thêm dấu ~ ở trước dấu ? hay *). Khi điều kiện để tính tổng là những ký tự, SUMIF() không phân biệt chữ thường hay chữ hoa. Ví dụ: Có bảng tính như sau Tính tổng của những huê hồng mà có doanh thu = 300,000 ? = SUMIF(A2:A5, “=300000”, B2:B3) = 21,000 15. Hàm HLOOKUP Chức năng: Hàm HLOOKUP là hàm dò tìm theo dòng, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một dòng nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm. Cú pháp hàm:  HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,option_lookup) – Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, giá trị này sẽ được dò tìm trong dòng đầu tiên của bảng dữ liệu dò tìm. Giá trị dò tìm có thể là một số, một chuỗi, một công thức trả về giá trị hay một tham chiếu đến một ô nào đó dùng làm giá trị dò tìm. – Option_lookup: là tùy chọn xác định kiểu dò tìm, có 2 kiểu dò tìm: True hoặc 1 hoặc để trống: là kiểu dò tìm tương đối, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên dòng đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, nó sẽ lấy giá trị lớn nhất mà có giá trị nhỏ hơn giá trị dò tìm. False hoặc 0: là kiểu dò tìm chính xác, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên dòng đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, hàm sẽ trả về #N/A. Ví dụ: 16. Hàm VLOOKUP Chức năng: Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm. Cú pháp hàm:  VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,option_lookup) – Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, giá trị này sẽ được dò tìm trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu dò tìm. Giá trị dò tìm có thể là một số, một chuỗi, một công thức trả về giá trị hay một tham chiếu đến một ô nào đó dùng làm giá trị dò tìm. – Option_lookup: là tùy chọn xác định kiểu dò tìm, có 2 kiểu dò tìm: True hoặc 1 hoặc để trống: là kiểu dò tìm tương đối, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, nó sẽ lấy giá trị lớn nhất mà có giá trị nhỏ hơn giá trị dò tìm. False hoặc 0: là kiểu dò tìm chính xác, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, hàm sẽ trả về #N/A. VD:

Các Hàm Tính Toán Thông Dụng Trong Excel

Excel là bảng tính hỗ trợ các hàm giúp các bạn trong quá trình tính toán và xử lý dữ liệu, nếu các bạn biết các hàm tính toán, cách sử dụng chúng thì công việc của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng hơn.

I. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.

A. Nhóm hàm tính tổng.

1. Hàm SUM.

Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).

Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

Chức năng: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

Ví dụ: =SUM(D7:D12) tính tổng các giá trị từ ô D7 đến ô D12.

Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range).

Các tham số:

+ Range: là dãy số mà các bạn muốn xác định.

+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn các bạn muốn tính tổng (có thể là số, biểu thực hoặc chuỗi).

+ Sum_range: là các ô thực sự cần tính tổng.

Chức năng: Tính tổng các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

Ví dụ: =SUMIF(A1:A5,”Nam”,B1:B5) tính tổng các ô từ B1 đến B5 với điều kiện giá trị trong cột từ A1 đến A5 là Nam.

B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình.

1. Hàm AVERAGE.

Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).

Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.

Chức năng: Trả về giá trị trung bình của các đối số.

Ví dụ: =AVERAGE(D7:D12) tính giá trị trung bình các ô từ D7 đến D12.

Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1,Array2,Array3…).

Các tham số: Array1: bắt buộc, đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.

Array2, Array3 … tùy chọn, các đối số mảng từ 2 đến 255 mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.

Lưu ý: Các đối số trong các dãy phải cùng chiều, nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.

Chức năng: Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng các tích đó.

C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

1. Hàm MAX.

Cú pháp: MAX(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà các bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

Chức năng: Hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

Ví dụ: =MAX(A5:A9) đưa ra giá trị lớn nhất trong các ô từ A5 đến A9.

2. Hàm LAGRE.

Cú pháp: LARGE(Array,k).

Các tham số:

+ Array là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.

+ k là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

Chức năng: Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.

3. Hàm MIN.

Cú pháp: MIN(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

Chức năng: Hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

Ví dụ: =MIN(A4:A7) trả về số nhỏ nhất trong số các ô từ A4 đến A7.

4. Hàm SMALL.

Cú pháp: SMALL(Array,k).

Các tham số:

+ Array là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.

+ k là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.

Chức năng: Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.

D. Nhóm hàm đếm dữ liệu.

1. Hàm COUNT.

Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Chức năng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.

Ví dụ: =COUNT(D7:D12) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy từ ô D7 đến ô D12.

Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2…).

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Chức năng: Hàm đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.

Ví dụ: =COUNTA(A1:A7) đếm các ô chứa dữ liệu trong dãy từ ô A1 đến ô A7.

3. Hàm COUNTIF.

Cú pháp: COUNTA(Range, Criteria).

Các tham số:

+ Range: dãy dữ liệu các bạn muốn đếm.

+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn cho các ô đếm.

Chức năng: Hàm đếm các ô chứa giá trị theo điều kiện cho trước.

Ví dụ: =COUNTIF(A1:A8,”<50″) đếm tất cả các ô từ A1 đến A8 có chứa số nhỏ hơn 50.

II. HÀM LOGIC.

1. Hàm AND.

Cú pháp: AND(Logical1,Logical2…).

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

Lưu ý:

+ Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. + Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. + Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

Ví dụ: =AND(C7=”Nữ”,D7=7) vì cả 2 biểu thức đều đúng lên giá trị trả về là TRUE.

Cú pháp: OR(Logical1,Logical2…).

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

+ Nếu A1 nhỏ hơn 10 hoặc A3 nhỏ hơn 10 thì hàm trả về giá trị TRUE.

+ Nếu A1 lớn hơn 10 và A3 nhỏ hơn 100 thì hàm trả về giá trị FALSE.

3. Hàm NOT.

Cú pháp: NOT(Logical).

Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.

Chức năng: Hàm đảo ngược giá trị của đối số, sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số.

III. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.

1. Hàm ABS.

Cú pháp: ABS(Number).

Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.

Chức năng: Lấy giá trị tuyệt đối của một số.

Ví dụ: =ABS(D10) trả về giá trị tuyệt đối của ô D10.

Cú pháp: POWER(Number, Power).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.

+ Power là số mũ.

Chức năng: Hàm trả về lũy thừa của một số.

Ví dụ: =POWER(10,2) kết quả trả về là 100.

3. Hàm PRODUCT.

Cú pháp: PRODUCT(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.

Chức năng: Sử dụng hàm Product thay cho toán tử nhân để tính tích một dãy.

Ví dụ: =PRODUCT(A1,A5) nhân các số trong dãy số từ A1 đến A5.

4. Hàm MOD.

Cú pháp: MOD(Number, divisor).

Các đối số:

+ Number là số bị chia.

+ divisor là số chia.

Chức năng: Lấy giá trị dư của phép chia.

Ví dụ: =MOD(25,2) giá trị trả về là 1.

5. Hàm ROUNDUP.

Cú pháp: ROUNDUP(Number, Num_digits).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên một số.

Lưu ý:

Cú pháp: EVEN(Number).

Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.

Nếu number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!

7. Hàm ODD.

Cú pháp: ODD(Number).

Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.

8. Hàm ROUNDDOWN.

Cú pháp: ROUNDDOWN(Number, Num_digits).

Các tham số:

+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.

Chức năng: Làm tròn xuống một số.

Các Hàm Thống Kê Trong Excel Thông Dụng Hay Được Sử Dụng

Trong một bảng tổng hợp các dữ liệu, hàm Couta một trong những hàm đếm trong Excel giúp bạn đếm tất cả số ô chứa dữ liệu số.

Cú pháp: =Count(Vùng dữ liệu cần đếm)

Cú pháp: =Counta( Vùng dữ liệu cần đếm)

Đối tượng đếm rộng hơn, hàm Counta tổng hợp tất cả các ô có chứa dữ liệu dạng số hay chữ. Do đó bạn có thể áp dụng linh hoạt vào trong công việc của mình.

Nếu bạn muốn đếm tất cả các ô dữ liệu đáp ứng một điều kiện. Ví dụ như bạn muốn đếm số lượng xe máy bán được bao nhiêu trong danh sách các mặt hàng bán. Hay tổng hợp số học sinh giỏi của một lớp. Hãy lựa chọn hàm Countif.

Cú pháp: =Countif(Vùng dữ liệu bạn cần tìm,Điều kiện bạn cần tìm)

Chẳng hạn như cùng một mặt hàng A nhưng có rất nhiều khách hàng khác nhau đều mua mặt hàng này trong ngày hôm nay. Lúc này thì thủ thuật máy tính sẽ đưa ra hàm Countifs giúp bạn thống kê nhanh nhất.

Cú pháp: =Countifs(Vùng dữ liệu bạn cần áp dụng điều kiện 1, điều kiện 1, vùng điều kiện bổ sung, điều kiện bổ sung)

Trong số các hàm thống kê trong Excel, hàm Countifs được sử dụng rộng rãi và rất linh hoạt nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Khi dùng Countifs bạn cần chú ý một vài vấn đề sau:

– Hàm Countifs có thể dùng để đếm điều kiện duy nhất trong một vùng dữ liệu hay trong nhiều vùng dữ liệu với nhiều điều kiện. Trong trường hợp này có nghĩa là ô đáp ứng đủ các điều kiện đó mới được tính.

– Vùng dữ liệu bổ sung cũng phải có số hàng, số cột như vùng dữ liệu đầu tiên.

Vậy các ô không chứa dữ liệu nào, để tổng hợp các ô này bạn dùng hàm Countblank.

Cú pháp: = Countblank(Vùng dữ liệu bạn cần tổng hợp)

Cú pháp: =Sumif(vùng chứa dữ liệu so sánh với điều kiện, điều kiện, vùng cần tính tổng)

Cú pháp: =sumifs(Vùng cần tính tổng, vùng chứa dữ liệu so sánh với điều kiện 1, điều kiện 1, vùng chừa dữ liệu so sánh với điều kiện 2, điều kiện 2)

Cú pháp: = Rank(Giá trị bạn muốn sắp xếp, vùng dữ liệu cần sắp xếp, kiểu sắp xếp)

Kiểu sắp xếp bằng 0: Sắp theo thứ tự giảm dần.

Kiểu sắp xếp bằng 1: Sắp theo thứ tự tăng dần.

Một trong những ứng dụng thực tiễn hàm này giúp bạn biết được doanh thu cao nhất, thấp nhất là vào tháng nào? Nhân viên nào đạt KPI cao nhất trong tổng số danh sách.

Cú pháp: = Average(giá trị thứ 1, giá trị thứ 2, giá trị thứ 3, …)

Hàm Average có thể tính giá trị trung bình của một dãy số. Bạn có thể áp dụng để tính số trung bình của đơn hàng, …

Hàm Column là dạng hàm rất có ích khi trong file Excel của bạn có chữa dữ liệu quá lớn.

Công dụng của hàm Column là xác định chính xác ô dữ liệu bạn cần tìm nằm; Nó sẽ nằm ở cột số bao nhiêu ở trong bảng Excel.

Cú pháp: =Column(Ô cần xác định ở cột nào)

– Thứ tự cột hiện kết quả sẽ được tính từ cột đầu tiên (cột A) trong file Excel.

Hàm Columns sẽ đếm được tổng số cột ở trong 1 khoảng vùng dữ liệu nào.

Cú pháp: =Columns(vùng dữ liệu cần xác định số cột)

Một số lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng Excel

Trong quá trình sử dụng Excel có một số vấn đề bạn cần chú ý như sau:

– Không viết được số 0 trong Excel: Bạn có thể sửa bằng cách nhập dấu nháy trước dãy số và nhấn Enter. Hoặc đối với cả vùng dữ liệu, bạn sửa bằng cách bôi đen, chuột phải chọn Format Cells, tại Number bạn chọn Text và chọn OK để lưu lại.

– Chuyển dấu phẩy thành dấu chấm trong Excel: Để đồng nhất việc ngăn cách giữa các hàng đơn vị. Bạn cần chuyển về chung một dấu. Chẳng hạn khi bạn muốn chuyển dấu phẩy thành dấu chấm trong Excel. Bạn làm như sau:

Bước 1: Tại giao diện, bạn chọn biểu tượng Office chọn Excel Options.

Bước 2: Giao diện mới hiển thị bạn vào Advanced vào Use system separators, bỏ dấu tính.

Bước 3: Tại Decimal separator là các số thập phân Bạn điền dấu chấm. Và Thousand separator là các số hàng nghìn.

Bước 4: Bạn chọn OK để lưu thay đổi.

– Cố định cột, hàng trong excel: Trong nhiều trường hợp bảng tính với các dữ liệu rất dài, bạn cần cố định cột, hàng. Việc này giúp bạn theo dõi và thao tác linh hoạt trên bảng dữ liệu. Để cố định cột, hàng trong Excel bạn làm như sau:

Bước 1: Xác định cột, hàng bạn cần cố định

Bước 2: Vào menu View chọn Freeze Panes chọn Freeze Top Row(nếu bạn muốn cố định hàng trên cùng). Còn trường hợp bạn cần cố định cột đầu tiên nữa thị chọn Freeze First Column.

Và để hủy cố định cột, hàng bạn chọn Unfreeze Panes.

Hi vọng đó là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Còn rất nhiều các thủ thuật, các hàm tính toán trong Excel Kinh nghiệm số tổng hợp đến trong các bài viết sau.