Top 3 # Xem Nhiều Nhất Các Skill Trong Liên Minh Huyền Thoại Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Các Đường Trong Liên Minh Huyền Thoại

Game Liên Minh Huyền Thoại là tựa game nổi tiếng với hình thức chơi game kiểu MOBA, gồm 5 người chơi một đội và đối đầu với 5 người chơi khác. 5 người chơi này sẽ phải phối hợp với nhau như những người đồng đội để cùng đi đến chiến thắng.

Có 5 vị trí ở trong game Liên Minh Huyền Thoại: Người đi top, người đi rừng, người đi mid, người đánh xạ thủ và cuối cùng là người chơi đánh vị trí hỗ trợ. Chia thành 3 đường lần lượt là đường Top ( Đường trên ), đường Mid (đường giữa ), đường Bot ( đường dưới) và có một người chơi đi rừng ăn quái rừng và hỗ trợ hay đi gank cho 3 đường kia.

Đường top – đường trên

Thông tin cơ bản

Đây là đường nằm ngoài cùng phía bên trái của người chơi, đường này chỉ có một người chơi đi đường. Thời kỳ đầu Liên Minh Huyền Thoại ra mắt thì đây là đường dành cho tướng Đỡ đòn, Đấu sĩ nhưng sau này các chiến thuật Liên Minh Huyền Thoại phát triển thì có một số ít mang Sát thủ hoặc Xạ thủ lên Top.

Đường này đòi hỏi người chơi phải có kĩ năng cao. Biết cách đi Top không chỉ là về kiểm soát, cắm mắt, đảo đường mà còn phải làm sao solo kill kẻ địch nhằm tạo lợi thế cho bản thân và đồng đội hoặc không trở thành gánh nặng

Một số tướng đi đường trên cơ bản

Ngoài ra còn có một số người chơi đem lên đường trên một số tướng như: Kalista, Vayne, Akali…..

Đường giữa – đường mid

Thông tin cơ bản

Đây là đường nằm chính giữa bản đồ, đường này cũng chỉ có một người đi đường đơn. Đường giữa là đường đóng vai trò rất quan trọng trong trận đấu, nó có thể đóng vai trò thành bại trong cả trận đấu.

Người chơi ở khu vực đường giữa cũng có rất nhiều dạng người chơi, từ những người đánh sát thủ cho đến những người chỉ đánh pháp sư hay những con tướng mang thiên hướng hỗ trợ ở đường giữa thậm chí có những người đem cả những con tướng chống chịu vào đường giữa.

Người chơi đường giữa thướng là người tài năng nhất trong team.Rất nhiều người chơi ở đường giữa với vai trò gánh đội đã nổi tiếng trên toàn thế giới như Faker, Caps, Doinb….

Một số tướng đi đường giữa cơ bản

Thông tin cơ bản

Đường bot nằm ở phía bên phải của bản đồ. Đường dưới là đường đôi duy nhất trong trò chơi, bao gồm một Adcarry ( xạ thủ) với một support (hỗ trợ). Trong đó nhiệm vụ farm lính thuộc về việc của xạ thủ, còn hỗ trợ có nhiệm vụ đi cắm mắt, kiểm sát bản đồ và bảo vệ cho xạ thủ để xạ thủ có thể sống.

Có rất nhiều dạng xạ thủ, có những xạ thủ có thể mạnh ngay từ đầu nhưng càng về cuối trận càng yếu, cũng có những xạ thủ đầu trận khá yếu nhưng càng về cuối lại càng mạnh.

Đối với hỗ trợ thì có những kiểu hỗ trợ sau: Hỗ trợ dạng gây sát thương, hỗ trợ dạng buff máu, hỗ trợ đa dụng, hỗ trợ chống chịu….

Một số tướng hỗ trợ cơ bản

Đường rừng

Thông tin cơ bản

Đây không phải là một đường cố định trong game, người chơi có trách nhiệm đi rừng và hỗ trợ 3 đường trên bản đồ. Ngoài ra những người đi rừng còn có trách nhiệm kiểm soát mắt trong khu rừng, kiếm soát những mục tiêu lớn như rồng, sứ giả khe nứt, baron.

Sau đường mid thì rất nhiều đã thành danh với khu vực rừng như Insec với con bài Leesin, Bengi, Sofm.

Một số tướng đi rừng cơ bản

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các đường trong Liên Minh Huyền Thoại mà muốn giới thiệu cho các bạn theo dõi, chúc các bạn chơi game vui vẻ.

Các Vị Trí Trong Liên Minh Huyền Thoại.

bởi giobay92 trên 15.03.2015

Bài viết này mình sẽ viết về việc chọn tướng cũng như nhiệm vụ của từng vị trí trong LOL.

II. Các thuật ngữ và viết tắt.

Đây là những thuật ngữ mình sẽ sử dụng trong bài viết này. Đây là những thuật ngữ được dung nhiều trong game, tiện lợi khi sử dụng cũng như là quy tắc chung quốc tế giúp bạn dễ dàng hơn khi đọc các guild nước ngoài.

AA – Auto Attack: Đòn đánh thường.

AD – Attack Damage: Sát thương vật lý.

AoE – Area of Effect: Chiêu thức diện rộng.

AP – Ability Power: Sức mạnh phép thuật.

AP/AD Ratio: Phần trăm sát thương phép/vật lý cộng thẳng vào chiêu.

AS – Attack Speed: Tốc độ đánh.

B – Back: Lui lại.

Backdoor: Một hoặc vài người đẩy trụ trộm.

Bot – Bot lane: Đường dưới.

Buff: Bùa lợi, tang một cố chỉ số nhất định. (Bùa xanh, đỏ, Bùa rồng, Bùa baron). Buff còn chỉ một tướng được tăng sức mạnh.

Carry: Tướng có khả năng gánh team, nguồn sát thương chủ yếu của team.

CC – Crowd Control: Hiệu ứng khống chế.

CD – Cooldown: Thời gian hồi chiêu.

CDR – Cooldown Reduction: Giảm thời gian hồi chiêu.

Crit – Critical: Tỉ lệ chí mạng (Phần trăm cơ hội đòn đánh gây sát thương gấp đôi,gây 250% sát thương khi có Vô cực kiếm).

Creeps: Lính.

CS – Creep Score: Chỉ số lính.

Dive, Diving, Tower Diving – Băng trụ giết địch.

DPS – Damage Per Second: Damage theo thời gian, chỉ việc build đồ cho tướng có khả năng gây sát thương lớn trong thời gian ngắn.

Farm: Giết lính kiếm tiền.

Feed: Chết nhiều mạng.

Fed: Ăn được nhiều mang.

Gank: Hỗ trợ đồng đội giết địch ở đường khác.

Harass: Quấy rối, rỉa máu đối thủ.

Hit and Run: Vừa đánh vừa di chuyển. Kĩ năng quan trọng bậc nhất trong LOL.

Lane: Đường đi của lính.

Last hit: Đòn đánh cuối cùng tiêu diệt lính và quái để lấy tiền. Chỉ last hit mà không AA sẽ giúp giữ lính ở vị trí không quá cao, tránh việc bị gank từ rừng địch.

Meta game: Những quy tắc, quy định tiêu chuẩn trong game, những điều thường xảy ra trong thời điểm hiện tại

MIA, Miss: Đối phương bất ngờ biến mất khỏi đường(MM:mid miss,…)

MS – Movement Speed: Tốc độ di chuyển.

Nerf: Giảm sức mạnh của tướng nhằm giữ cân bằng game.

Out of mana: Hết mana.

OP – Overpowered: Quá mạnh, trên mức bình thường.

Ping: Cảnh báo đồng đội trên map nhỏ.

Poke: Dùng các chiêu thức tầm xa để rỉa máu đối thủ.

Push: Đẩy nhanh một đường nào đó, dọn sạch lính.

Roam/Roaming: Đi hỗ trợ các đường khác trên bản đồ.

Skill shot: Các chiêu thức định hướng.

Snowball: Tận dụng những lợi thế nhỏ để biến nó thành lợi thế lớn đưa tơi chiến thắng.

Tank: Tướng build đồ tăng sức chống chịu.

Teamfight (Combat): Giao tranh 5vs5.

Ulti: Chiếu cuối.

Các tướng được phân loại theo vai trò trong trận đấu. Vai trò này được thể hiện ở cách chơi tướng đó.

1. Sát thủ.

Là những tướng rất mỏng manh nhưng có thể gây lượng sát thương lớn cũng như có khả năng dồn dame nhanh chết một mục tiêu.

Rất cơ động.

Nhiệm vụ tiêu diệt nhanh chóng carry đối phương trong teamfight rồi rút thật nhanh.

Phần lớn là các tướng cận chiến ngoại trừ Leblance,Ahri.

Ví dụ: Zed, Talon, Kha’zix, Jayce,Yasuo, Akali, Leblance…

2. Đấu sĩ.

Là những tướng nửa tank,nửa dame.

Có lượng DPS lớn.

Không có nhiều tác dụng nếu lên full tank nhưng có thể gây ra lượng dame lớn.

Ví dụ: Riven,Jax, Irelia, …

3. Pháp sư.

Là các tướng gây sát thương phép từ các chiêu thức là chủ yếu.

Đôi khi có thể là 1 sát thủ(Leblance,Ahri, Fizz, Akali,…)

Dựa nhiều vào khả năng kết hợp các skills(Combo) để gây ra lượng dame lớn nhất.

Ví dụ: Oriana,Karthus,Ryze,…

4. Xạ thủ.

Các tướng đánh xa gây sát thương vật lý là chủ yếu.

Dựa nhiều vào khả năng chọn vị trí trong teamfight để gây ra lượng dame từ xa lớn nhất có thể cũng giữ mạng.

Ví dụ: Ashe, Tristana,Varus,…

5. Hỗ trợ.

Là các tướng có các kĩ năng hỗ trọ tốt cho team như có nhiều CC, có khả năng hồi máu, có khả năng tăng sức mạnh cho đồng minh hoặc giảm trạng thái bất lợi cho họ.

Ví dụ: Sona, Leona,Thresh,…

Có khả năng phá giao tranh mang lại lợi thế cho team.

Ví dụ: Janna, Morgana,…

6. Tank.

Cố gắng thu hút lượng dame lớn nhất có thể cho team.

Thường có chiêu thức có thể lao vào giữa team địch, phá giao tranh hoặc gây sự hỗn loạn lên đối phương.

Lượng máu và sức chống chịu lớn,tuy nhiên lượng dame gây ra thấp.

Ví dụ:Rammus,Shen,Malphite,…

IV. Các dạng đội hình cơ bản trong LOL.

Assasins: Sát thủ.

Pokers: Các tướng sử dụng các chiêu thức tầm xa để rỉa máu đối thủ.

Diving/Bursting Teamfightes (Đội hình Giao tranh ): Team có khả năng mở giao tranh và kết thúc giao tranh nhanh chóng.

Ranged/Sustained Teamfightes (Đội hình Duy trì): Các tướng gây sát thương từ xa có khả năng gây sát thương lớn và liên tục, khó có thể kết thúc giao tranh nhanh nhưng có thể trụ lại lâu trong cuộc chiến.

Counter – Engages (Đội hình Phản công): Đội hình với các tướng có khả năng chống giao tranh-phòng thủ tốt. Cần chờ đợi đối phương tấn công trước

5: Tối ưu.

4: Tốt.

3: Bình thường.

2: Khó.

1: Cực kì khó.

1. Assasins – Đội hình sát thủ.

Sử dụng các tướng sát thủ: Akali, Ahri, Zed, Leblance, Kassadin, Talon, Kha’zix, Fizz, Diana, Lee Sin, Jarvan, Irelia(1 phần), Poppy, Rengar, Shaco, Pantheon.

Các sát thủ là các tướng mà mục tiêu chính của họ là phải tiêu diệt ngay lập tức được 1 mục tiêu. Các sát thủ thường có độ cơ động cao nhưng lại cực kì mỏng manh, yếu đuối.

Các tướng Sát thủ cực mạnh khi đối đầu với các Pokers bới các Pokers thường có sức chống chịu thấp và khả năng 1vs1 kém, trong khi các tướng Sát thủ có thể dễ dàng tiếp cận những tướng này nhờ độ cơ động của mình.

Các tướng sát thủ lại rất yếu khi đối đầu với những team Phản công bởi những team Phản công thường là những tướng tank và luôn chờ giao tranh bởi độ cơ động kém. Những tướng này có thể thoát khỏi việc dồn dame chết hoặc có những chiêu thức cứu đồng đội từ việc dồn dame từ những sát thủ, ngoài ra còn có thể phản công và kết thúc giao tranh với những kĩ năng của mình.

Đội hình này cần phải tiêu diệt nhanh chóng một mục tiêu bằng cách dồn CC và dame vào một mục tiêu.

-Tránh những cuộc đấu 5vs5 hay team đi cùng nhau. Cần kéo dài giai đoạn đi đường cho đến khi nắm được lợi thế.

– Cần quản lý tầm nhìn cực tốt, đặc biệt tầm nhìn trong rừng địch.

– Cố gắng bắt lẻ.

2. Pokers.

Các tướng phục vụ cho đội hình này: Nidalee(AP), Jayce, Xerath, Ziggs, Twisted Fate, Karma, Azir, Ezreal, Varus.

Đây là những tướng có một hay nhiều kĩ năng gây sát thương từ rất xa. Đặc điểm của đội hình này là cần cấu máu đối phương nhiều nhất có thể trước khi vào giao tranh.

Đội hình này rất mạnh khi đối đầu với đội hình Phản công- đội hình chống lại việc dồn dame. Đội hình Giao tranh với các tướng có độ cơ động thấp, dễ dàng bị cấu nhiều máu từ các Pokers trong khi khó có thể mở giao tranh ở khoảng cách xa.

Như ở trên đã biết, đội hình này rất yếu khi đối đầu với những Sát thủ, những tướng có độ cơ động cao có thể nhanh chóng bắt kịp Pokers, 1vs1 dễ dàng. Team giao tranh cũng là khắc chế của Pokers bởi họ bắt Pokers phải giao tranh khi mà chưa cấu đủ lượng máu cần thiết.

– Cần cực kì kiên nhẫn, tránh giao tranh sớm khi chưa đủ sức mạnh.

– Kiểm soát tầm nhìn tốt nhằm vô hiệu hóa sự phòng thủ và tránh bị đối phương bao vây.

– Liên tục xả skill cấu rỉa máu, không cho đối phương có cơ hội và thời gian hồi phục.

3. Diving/Bursting Teamfightes

Các tướng: Kennen, Karthus, Fiddlesticks, Katarina, Lissandra, Yasuo, Riven, Annie và các tướng (phần lớn là tướng tank): Leona, Alistar, Amumu, Malphite, Zac, Hecarim, Xin Zhao, JArvan IV, Wukong, Fiora, Olaf, Shyvana, Vi, Nocturne, Warwick, Jax, Maokai, Nautilus, Rammus, Gnar, Sion.

Đây là đội hình với những tướng có bộ kĩ năng có thể lao thẳng vào team địch, mở giao tranh nhanh chóng cũng như gây ra lượng dame Aoe lớn.

Đội hình này mạnh khi đối đầy với những đội hình cần giữ khoảng cách xa như Pokers hay đội hình Duy trì bởi việc ép họ phải giao tranh.

Khắc chế của đội hình này là đội hình Phản công bởi đội hình Phản công có thể sống sót qua việc burst dame cũng như luôn chờ bạn tấn công trước bởi đó là khi họ thực sự hữu dụng.

Team cần mở giao tranh và kết thúc giao tranh sớm với những chiêu thức gây dame cũng như các CC diện rộng. Nếu bạn thiếu dame để có thể dồn nhanh bạn có thể bị bật và thua giao tranh.

– Cả team đi cùng nhau sớm ngay khi có thể, tốt nhất là all mid trước.

– Khi mở giao tranh, bạn phải chắc chắn CC của mình trúng mục tiêu và đồng đội của bạn trong tầm để có thể ngay lập tức tiêu diệt đối phương.

– Hành động ngay khi all team, Team Giao tranh dễ bị chia nhỏ hoặc bị poke nếu không mở giao tranh sớm.

– Tránh việc chia người đẩy lính đường khác. Cần ép giao tranh ngay khi all team.

4. Ranged/Sustained Teamfightes

Các tướng: Anivia, Brand, Cassiopiea, Gragas, Malzahar, Oriana, Ryze, Syndra, Lux, Zyra, Heimerdinger, Veigar, EZ(AP), Rumble. Miss Fortune, Graves.

Đây là đội hình với các tướng có thể gây dame từ xa nhưng khó có thể dồn dame nhanh mà duy trì lượng dame theo thời gian.

Đội hình Duy trì rất mạnh khi đối đầu với đội hình Phản công bởi họ có thể gây ra lượng dame duy trì theo thời gian và khoảng cách để có thể tiêu diệt tất cả dù là những mục tiêu cứng nhất.

Đội hình Duy trì yếu khi đối đầu với những Sát thủ và đội hình Giao tranh bởi khả năng 1vs1 tốt cũng như khả năng dồn dame nhanh hơn. Đội hình Duy trì cần có khoảng cách cũng như thời gian để xả chiêu hơn là đứng giữa teamfight.

Team giao tranh lâu dài (dựa vào AD là chính) là team có một vài CC cũng như có một AD mạnh có khả năng gánh team tốt về cuối game.

– Bảo vệ chủ lực của bạn(AD hoặc AP) bằng mọi giá để họ gây ra lượng dame lớn nhất.

– Cố gắng giữ giao tranh bới team DUy trì cần thời gian để gây lượng dame cần thiết.

5. Counter – Engages

Các tướng: Morgana, Kayle, Lulu, Janna, Swain, Morderkaiser, Vladimir, Galio, Nasus, Renekton, Nunu, Udyr, Braum.

Đội hình này với các tướng có độ cơ động thấp, thường bị cấu máu nhưng hữu dụng khi bị ép giao tranh. Các tướng nay thường là các tướng tank hoặc có những kĩ năng để sống sót/giúp đồng đội sống sót.

Nhờ đó, đội hình này rất mạnh khi đối đầu với những Sát thủ hoặc đội hình Giao tranh bởi họ có khả năng chống được việc bị tiêu diệt do bị dồn dame và thường có kĩ năng giúp đồng đội cũng có thể sống sót. Hầu hết những tướng này cực kì hữu dụng khi đứng giữa giao tranh và khi bắt kịp được mục tiêu.

Đội hình này yếu khi đối đầu với Pokers và Team Duy trì bởi họ có thể bị dính sát thương từ khoảng cách mà họ không thể bắt kịp do thiếu những chiêu thức để bắt kịp mục tiêu.

Phần lớn tướng đi mid dạng này thiếu dame so với những tương đi mid khác do đó không nên chọn những tướng này nếu team bạn đã thiếu dame rồi (Khi team bạn đã có EZ AD, Malphite Tank top).

– Không mở giao tranh trước mà chờ đối phương tấn công trước. Đội hình này sẽ yếu khi bị chia nhỏ.

– Cần có một tướng có thể đẩy lẻ được bởi khi đối phương không thể tấn công họ sẽ tìm cách chia nhỏ đội hình này ra và khi đó cần có những tướng có khả năng về phòng thủ.

– Ép giao tranh ở những mục tiêu quan trọng. Và khi đây là lúc dội hình này phát huy tác dụng – khi đối phương buộc phải giao tranh với bạn.

– Chắc chắn rằng team bạn có đủ khả năng chống lại việc dồn dame từ đối thủ, nếu không muốn mất người ngay trước khi giao tranh.

Đây là phần chính của guide này, nói lên điều bạn cần làm cho từng vị trí.

Một đội hình tiêu chuẩn trong LOL gồm 5 vị trí như sau:

* Solo Top: Có thể là một tướng thuần tank(Mundo, Maokai,…), một tướng đấu sĩ (Jax, Irelia, Riven,…) hoặc một pháp sư đi top(Rumble, Lissandra,…). Lưu ý, một tướng sát thủ như Yasuo hay Zed không thực sự là một tướng phù hợp để đi top bởi những tướng này rất yếu khi đối đầu với những tướng đấu sĩ, tank. Chỉ thành công khi trình độ 2 bên có chênh lệch.

* Đường giữa: Thường là 1 AP carry (Karthus, Oriana,…) hoặc một sát thủ vật lý(Zed, Yasuo, Talon, Kha’zix, Jayce). Chú ý, những tướng sau đây hoàn toàn có thể chơi như một sát thủ vật lý đi mid: Javan IV, Xin Zhao, Lee Shin, Master Yi, tuy nhiên đòi hỏi trình độ của người chơi cao hơn 1 chút).

* Đi rừng: Gần như mọi tướng đều có thể đi rừng với cách build đồ phù hợp cùng với Trừng phạt. Tuy nhiên, để trở thành một tướng đi rừng chuẩn cần có một trong những yêu cầu sau đây”

+ Có khả năng dọn dẹp quái tốt, có khả năng hồi phục.(VD:Mundo, Shynvana…)

+ Có khả năng gank tốt với các hiệu ứng khống chế.(VD: Amumu, Maokai,…)

+ Có khả năng dồn dame nhanh để tiêu diệt đối thủ khi gank( VD: Master YI, Fiora, …)

VD như Morgana: Có khả năng diệt quái nhanh với W, có khả năng hồi phục nhờ Nội tại, có khả năng gank với hiệu ứng không chế mạnh(Q, R). Do đó, Morgana hoàn toàn có thể đi rừng.

* AD carry: Là những tướng đánh xa gây sát thương vật ly. Những tướng này rất yếu trong giai đoạn đầu, cần trang bị nhưng khi đã có trang bị lại là những tướng gây ra lượng sát thương chính của team. Cấn sự bảo kê của support.

* Support: Là tướngđi cùng với AD, có nhiệm vụ bảo kê cho AD farm và hỗ trợ AD ăn mạng. Là người cắm mắt, quản lý tầm nhìn chính của team. Gần như mọi tướng đều có thể là sp nếu mua mắt đầy đủ. Tuy nhiên cần có yêu cầu sau: Có CC hoặc các kĩ năng giúp ích cho đồng độị.

1. TOP LANER.

Đường trên là vị trí phù hợp với những tướng đấu sĩ thường ưu tiên lên những trang bị phòng thủ với máu, giáp và kháng phép trong khi vẫn có thể gây ra lượng dame lớn trong giao tranh qua những chiêu thức diện rộng hoặc khả năng duy trì sát thương trong giao tranh. Phần lớn tướng đi đường trên là những tướng có khả năng snowball tốt khi mà chỉ với 1 mạng giết được hay chết cũng đủ khiến bạn thua đường. Do đó, cần cực kì cẩn thận khi trao đổi chiêu thức, truy đuổi, băng trụ cũng như cần cắm mắt thường xuyên để chống gank từ tướng đi rừng đối phương.

Trao đổi chiêu thức là điều thường xuyên xảy ra bởi khi farm, cả hai gần như luôn luôn nằm trong tầm chiêu của đối phương. Về cơ bản trao đổi chiêu thức là việc mà bạn cố gắng sử dụng chiêu lên người đối thủ và sau đó họ phản công lại với các chiêu thức của họ. Đây là lí do mà những tướng đường trên thường ưu tiên lên các trang bị phòng thủ hoặc chỉ lên DUY NHẤT một trang bị sát thương trước khi lên tank. Do đó, việc tính toán khi trao đổi là cực kì quan trọng. Bạn cần gây được sát thương lên đối phương lớn hơn hoặc bằng lượng sát thương mà bạn nhận phải. Hoặc bạn có thể chịu nhiều sát thương nếu bạn có khả năng hồi phục tốt hơn đối thủ. Qua trao đổi chiêu thức, bạn có thể giảm máu đối thủ xuống một mức nhất định, khi đó bạn có thể kết liễu đối thủ. Tuy nhiên khi bạn quyết định mạo hiểm để tiêu diệt đối thủ, đặc biệt là khi băng trụ bạn cần tính đến những kĩ năng mà bạn có và quan trọng hơn là kĩ năng, bổ trợ mà đối thủ có. Đây là điều cực kì quan trọng giúp bạn không bị lừa tình từ đối thủ dẫ đến chết ngược.

Đường trên có lẽ đường dễ nhất để gank và đây thường là địa điểm kết thúc sau khi tướng đi rừng đối phương ăn hết một vòng rừng. Do đó, việc đoán hướng ăn rừng của đối phương là cực kì quan trọng (Họ xuất phát ở bùa nào, khả năng clear là nhanh hay chậm – hãy nhớ rằng, việc đối phương xuất phát ở bùa nào hoàn toàn là do họ muốn gank đường nào trước. Ví dụ, 1 Amumu ở đội xanh hoàn toàn có thể ăn Red trước và sau đó gank Top, đó là điều hết sức bình thường. Hay một cách đơn giản nhất là bạn có thể xem chính tướng đi rừng của bạn, việc tướng rừng đối phương ăn bùa cũng sẽ hơn kém tướng đi rừng của bạn một chút thời gian, do đó bạn hoàn toàn có thể xác định được khoảng thời gian bạn chuẩn bị bị gank). Vì vậy, việc cắm mắt là rất quan trọng khi giai đoạn đầu bạn chỉ có 1 con mắt. Thường thỉ đội xanh sẽ cắm mắt ở bụi có trạc ba đường trên còn đội đỏ sẽ cắm mắt ở cửa hang baron. CHỉ một con mắt nhỏ bé đôi khi có thể cứu mạng bạn.

Phần lớn những tướng đi đường trên là những tướng cận chiến, tuy nhiên không ít tướng đường trên là những tướng đánh xa. Về cơ bản có thể thấy những tướng đánh xa có khả năng cấu rỉa máu tốt, cũng như dễ dàng ăn lính. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, để có được khả năng cấu rỉa đó, họ đã phải đánh đổi bằng lượng máu, chống chịu thấp hơn các tướng cận chiến, họ rất yếu khi bị bắt kịp bới những tướng cận chiến. Yêu cầu với những tướng đánh xa đi đường trên là họ cần có khả năng trốn thoát với ít nhất 1 skill để chạy trốn, hoặc là những tướng pháp sư với nhiều CC.

Giờ hãy phân tích một ví dụ về một kèo đấu trên top giữa một tướng cận chiến với một tướng đánh xa. Chúng ta sẽ chọn một cặp bất kì, với một lưu ý rằng: Việc đi top phụ thuộc chủ yếu vào kĩ năng của người chơi, mọi tướng đi top đều có thể tiêu diệt tướng đối phương nếu bạn hiểu về tướng đó cũng như căn ke chính xác.

Riven vs Vladimir:

Riven là tướng cận chiến có khả năng thắng mọi tướng ở giai đoạn đầu game(đặc biệt là cấp 2, 3) với lượng dame lớn và độ cơ động. Riven cũng là tướng có khả năng snowball tốt bậc nhất trong LOL. Nghĩa là, chỉ cần bạn chết 1 mạng cho Riven, bạn gần như thua đương ngay lập tức và việc đến mid game của bạn là cực kì khó khăn. Riven chỉ cần 1 mạng, và cô ta có thể giết bạn lần này đến lần khác trong suốt giai đoạn đi đường nếu bạn không cực kì cẩn thận. (Một sai lầm thường gặp ở rank thấp: Bạn bị chết 1 mạng, bạn thua 1 món đồ mà bạn nghĩ là nhỏ, bạn tiếp tục solo với đối phương, bạn chết thậm chí khi đối phương chấp bạn nửa máu, bạn tiếp tục solo, tiếp tục chết, tiếp tục, tiếp tục chết và bạn vẫn hỏi vì sao. LOL).

Vậy thì, Vladimir cần làm gì???

Đóng băng lính:

Đóng băng lính là khi bạn giữ lính ở khoảng cách mà bạn vừa có thể ăn lính dễ dàng trong khi bạn chỉ cách trụ một khoảng cách ngắn để bạn có thể rút ngay về khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những pha truy đuổi từ đối phương cũng như khiến việc gank của đối phương là cực kì khó khăn nếu không muốn nói là nhìn bạn giữ lính vậy không tướng rừng nào muốn gank cả.

Việc đóng băng lính cực kì đơn giản, bạn hãy chỉ dùng đòn đánh tay của mình vào việc last hit và không đánh vào lính cũng như không dùng chiêu vào lính. Chỉ last hit mà thôi. Tốt nhất là cho lính của bạn chết trước lính địch. Khi đối đầu với những tướng như Riven, việc này là rất đơn giản bới Riven có những skill AoE nên có thể đấy lính rất nhanh. Tuy vậy, khi đối phương đẩy nhanh lính vào trụ sẽ khiến bạn rất khó khăn khi farm lính, bạn có thể giải quyết điều này bằng cách để ý turn lính tiếp theo đang ra, bạn có thể chịu vài hit từ lính để giữ chúng ở vị trí bạn muốn trước khi lính của bạn ra.

Nhớ rằng, lính luôn đánh mục tiêu đầu tiên nó thấy, nên bạn có thể để chúng đánh và giữ chúng ở vịt rí cần thiết.

Tuy vậy, đôi khi việc farm ngoài tầm trụ là quá khó khăn, vậy thì…

Farm lính trong trụ

1 vài lưu ý khi farm trong trụ:

– Lính đánh gần cần 2 hit từ trụ và 1 đòn đánh thường(nếu bạn có dame) hoặc 2 phát đánh thường(tướng phép tay dài). Bạn cũng có thể để trụ bắn 2 hit rồi bạn dùng 1 kĩ năng để ăn lính. Ví dụ với Vladimir: 1 hit trụ – 1 hit đánh tay – 1 hit trụ – 1 hit đánh tay, hoặc 2 hit trụ – 1 Q, hoặc 2 hit trụ – 1hit đánh tay – 1E.

– Lính đánh xa thì chỉ cần 1 hit từ trụ và 2 hit từ bạn. Làm sao để ra 2 hit chắc mình không cần nói ra nhỉ.

Phần lớn những tướng đi top có những kĩ năng AoE có thể giúp bạn ăn lính tốt trong trụ. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu, bạn rất dễ mất vài chỉ số lính. Tuy nhiên, nếu bạn mất 1 mạng với Riven, thì gần như chắc chắn bạn sẽ phải ôm trụ mà farm thôi. Khi đó thì thà mất vài chỉ số lính còn hơn mất mạng, đồng nghĩa với mất 1 lượng lớn kinh nghiệm.

Đẩy lính sát trụ đối phương:

Bạn chỉ có thể đẩy lính vào trụ đối phương khi đối phương không có ở đường hoặc khi bạn đang có lợi thế lớn so với đối thủ.

Bạn chỉ cần ăn lính thật nhanh với các chiêu thức diện rộng, đẩy nhanh vào trụ đối phương, khi đó đối phương sẽ bị mất một lượng lớn lính do bị trụ bắn.

Tuy vậy khi bạn đẩy cao, bạn dễ dàng bị gank và luôn là mục tiêu để gank của dối phương. Do đó, bạn chỉ có thể đẩy cao khi đối phương không ở đường hoặc bạn đã cắm mắt hoặc bạn đẩy thật nhanh rồi biến về. Nói cách khác, khi đối phương không ở đường (do bị chết, về nhà hồi máu hoặc mua trang bị) công việc của bạn là đẩy lính nhanh nhất có thể, ăn lính nhiều nhất có thể trong số đó và biến về. Bạn có thể có được từ 6-7 CS trong khi đối phương mất từng ấy lính. Đẩy lính sát trụ là điều cần thiết khi bạn muốn biến về để hồi máu hoặc mua trang bị, có thể gọi rừng của bạn lên giúp bạn đẩy lính thật nhanh vào trụ địch sau đó biến về nhà.

Cắm mắt và phá mắt:

Cắm mắt là điều rất cần thiết giúp bạn chống gank từ rừng địch hoặc cũng có thể là để quấy rối chính rừng địch. Một con mắt an toàn với đội xanh là ở bụi có trạc ba, với đội tím là tại hang baron. Tuy nhiên, một con mắt cắm sâu trong rừng địch có thể giúp bạn gây bất ngờ với rừng địch khi họ đang ăn rừng với việc gọi hội hoặc với một chút may mắn bạn có thể kiếm được mạng khi họ ăn rừng lúc hết máu. Hay có thể là bạn tiến sâu vào rừng địch và cướp đi một vài bãi quái khi bạn thấy họ đang ở xa.

Khi bạn hòa đường hoặc thua đường là khi bạn cần sự giúp đỡ từ rừng mình hoặc từ tướng đi mid. Bạn có thể để ý vị trí địch cắm mắt, tướng đi top thường có tối đa là hai con mắt trong khi có những 3 đường để gank top.

Ăn quái rừng mình:

Hãy hỏi tướng đi rừng của bạn xem họ có thể cho bạn bãi quái không(Cóc ở đội xanh, Người đá ở đội tím) và bạn có thể có thêm tiền và kinh nghiệm từ những bãi quái này!

2. MID LANER.

Đường giữa là mảnh đất của những pháp sư nhưng hiện nay những sát thủ vật lý cũng được chọn nhiều cho vị trí solo mid.

Đường giữa là đường ngắn nhất, do đó lính cũng ra nhanh nhất đồng nghĩa với việc đây là đường có lượng tiền và kinh nghiệm nhiều nhất (thậm chí 2 bãi sói và chim quỷ dị cũng rất gần đây). Tuy nhiên, đây là đường dễ gank nhất với rất nhiều hướng gank (2 bụi cỏ, 4 đường gần mỗi trụ. Đường giữa cũng là vị trí cực kì quan trọng giúp bạn quản lý tầm nhìn, việc lấy được đường giữa đối phương giúp bạn có thể kiểm soát được một lượng tầm nhìn cực lớn.

Xác định bạn và địch:

– Xác đĩnh em điểm mạnh yếu của bạn và của địch là gì, bạn mạnh hơn địch ở thời điểm nào. Địch có phải là counter của bạn không.

Nghĩ qua về việc trao đổi chiêu thức, của đối phương và của bạn, phép bổ trợ họ chọn là gì?

Ví dụ về counter ở Mid:

Hãy lấy ví dụ với Katarina và khắc chế cứng nhất của Kata: Diana.

Kata Q Diana có W, gân như không thể rỉa máu từ xa. Trong khi Diana có thể dùng Q để cấu máu Kata. Kata có E, Diana có R, Kata không thể chạy. Kata có thể dùng ulti trong khi Diana đơn giản là giữ E lại để phá ngay lập tức(mà Diana ít khi không có khi Kata ulti). Rõ ràng, Diana có thể dễ dàng thắng đường với bộ skill của mình. Vậy Kata cần làm gì???

Farm từ vị trí an toàn, gọi rừng gank:

Bạn sẽ chỉ có một nhiệm vụ, đó là cố gắng farm. Sử dụng Q, W để farm an toàn. Cố găng ăn từng chỉ số lính. Có thể giữ skill E lại, tiến lên ăn lính và có thể dễ dàng rút về khi nguy hiểm với E. Không nên cố gắng cấu rỉa hay đánh tay đôi với Diana. Bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là farm. Bởi là một Kata, bạn cần đồ.

Khi bạn farm an toàn, là khi đối phương có thể đẩy lính lên cao, đó là lúc bạn gọi rừng của mình đến và gank. Chỉ cần lấy được tốc biến hoặc đuổi được đối phương về là đã thành công rồi.

Kiên nhẫn farm, kiên nhẫn chờ gank, kiên nhẫn qua giai đoạn đi đường là việc bạn cần làm. Bởi rồi sẽ đến luc bạn tỏa sáng.

Tuy vậy bạn vẫn có thể có mạng với…

Roaming:

Ngày nay những tướng mid thụ động ít được chọn do không phù hợp với meta game. Đường giữa có thể dễ dàng hỗ trọ các đường khác do bạn nằm giữa và có thể di chuyển nhanh đến. Do đó những tướng cơ động cực kì được ưu chuộng hiện nay.

Khi bạn không thể giết được Diana ở mid, bạn có thể chọn để xuống bot hoặc lên top.

Điều đầu tiên bạn cần làm là đấy nhanh lính vào trụ khiến đối phương phải farm trong trụ, có thể nhờ rừng giúp. Và rồi, để ý map có đường nào đẩy cao hoặc ở giữa lane có thể gank. Hoặc thậm chỉ, rủ cả rừng của bạn cùng đi và băng trụ giết địch.

Bot lane thường là mục tiêu để gank của tướng đi mid bởi những tướng đi mid dù là phép sư hay sát thủ đều có khả năng tiêu diệt nhanh một mục tiêu. Trong khi đó, bạn có cả AD, sp giúp đỡ. Thậm chí là việc gọi cả tướng đi rừng xuống băng trụ. Việc dồn dame với Kata là không quá khó. Ngoài ra, việc giúp bot có thể giúp bạn chiếm được mục tiêu lớn là con rồng hay trụ bot.

Farm bãi Chim quỷ dị, bãi sói.

Đôi khi bạn có thể giả vờ như đi gank, khiến đối phương phải đề phòng mà rút về, trong khi bạn vào ăn cho muinhf bãi ma hay bãi sói. Bãi ma là mục tiêu dễ tiêu diệt hơn cả. Một chút vàng và kinh nghiệm từ bãi này cũng không phải là tồi.

Các Thuật Ngữ Viết Tắt Trong Liên Minh Huyền Thoại

Tìm hiểu các thuật ngữ trong Liên Minh Huyền Thoại

Các từ viết tắt trong Liên Minh Huyền Thoại

VnDoc xin được chia sẻ và giới thiệu và giải thích các thuật ngữ thường dùng khi chơi game MOBA Liên Minh Huyền Thoại. Mời các bạn cùng theo dõi.

Các thuật ngữ trong game Liên Minh Huyền Thoại

ACE: Quét sạch team bạn hoặc team mình

AD/AT (Attack Dame): Sát thương Vật Lý (Sức mạnh Công Kích)

ADC (Attack Dame Carry): Chỉ các tướng có khả năng gây sát thương vậy lý mạnh có khả năng gánh team (Xạ thủ chẳng hạn)

AFK (Away From Keyboard): Người chơi không hoạt động đứng im trong game do mất kết nối, bận việc đột xuất, phá game hay hờn dỗi gì đó chẳng hạn

AoE (Arena of Effect): Chiêu thức diện rộng, có thể là chiêu thức gây sát thương vật lý hoặc sát thương phép

AP (Ability Power): Sức mạnh phép thuật

APC (Ability Power Carry): thường là chỉ pháp sư đường giữa với sức mạnh phép thuật lớn có khả năng gánh team

AP Ratio: Tỷ lệ sức mạnh phép thuật – Chỉ khả năng tăng sức mạnh phép thuật lên theo tỷ lệ

AR (Armor): Giáp – Tăng khả năng giảm sát thương Vật Lý

Aram: Tên bản đồ 5vs5 tướng ngẫu nhiên 1 lane Vực Gió Hú

ArP (Armor Penetration): Xuyên giáp (sát lực), Tăng sát thương vật lý gây ra bằng cách bỏ qua một phần giáp (giảm giáp theo % hoặc bị trừ qua sát lực)

AS (Attack Speed): Tốc độ đánh

B (Back): Về bệ đá cổ để mua trang bị, hồi máu hoặc năng lượng.

Backdoor: Đẩy đường/trụ mà địch không biết hoặc không về kịp

BG (Bad Game): Trận đấu tồi tệ

Bait/Baiting: Dụ dịch, Khiến đối phương làm theo chủ đích của mình

Blue: Bãi quái rừng Khổng lồ Đá Xanh, bùa xanh, Bùa lợi Thấu Thị cho 10% giảm hồi chiêu và hồi mana nhanh hơn trong 2’30s. Nhường blue tức là nhường bùa xanh ấy.

Bot (Bottom/Bot lane): Đường dưới, Vị trí/Người chơi đường dưới

BrB (Be Right Back): Quay lại ngay, Rời khỏi để hồi máu, mua đồ hoặc làm gì đó rồi quay lại nhanh bằng tele hay skill

Brush: Bụi cỏ, bụi rậm, Không có tầm nhìn

Buff: Tăng sức mạnh/máu/giáp, Tướng buff tức là sử dụng skill/trang bị/phép bổ trợ dể đặt lên đồng minh hiệu ứng tốt/đối thủ hiệu ứng xấu

Camp: Cắm trại, gank liên tục 1 đường, Thường dùng ám chỉ việc bị rừng gank liên tục 1 đường, tức là bị camp ấy

Care: Cẩn thận

Carry: Tướng gánh team về late game, Những tướng cần trang bị để có sức mạnh giai đoạn sau trận đấu, đầu game cần farm nhiều để có vàng

Cb (Combat): Trận đánh thường dùng trong trường hợp 2 team xáp lá cà đập nhau tơi tả

CC (Crowd Control): Hiệu ứng khống chế, Những hiệu ứng ảnh hưởng đến di chuyển/sử dụng chiêu thức của đối phương như stun (choáng), câm lặng, làm chậm, khiếp hãi, trói chân,…

CD (Cooldown): Thời gian hồi chiêu, Khi nói CD tức là kỹ năng, trang bị hay phép bổ trợ chưa hồi chiêu xong

CDR (Cooldown Reduction): Giảm thời gian hồi chiêu

Champ (Champion): Tướng/Anh hùng

Combo: Liên hoàn chiêu thức có nghĩa là cách sử dụng bộ chiêu thức của tướng trình tự để đạt hiệu quả cao nhất

Wombo Combo: Các chiêu thức giao tranh được sử dụng trong những trường hợp đẹp như trong mơ quét sạch team địch như Yasuo kết hợp với Malphite, Orianna, Rakan cùng Missfortune chẳng hạn.

Counter Jungle: Cướp rừng phá phách quấy nhiễu rừng đối phương

Cover: Bảo kê/Yểm trợ, Hỗ trợ cho đồng minh

CR (Creep): Lính hay xe pháo quái rừng nếu tính chỉ số farm

CrC (Critical Strike Chance): Tỷ lệ chí mạng, Tăng cơ hội đánh chí mạng

CrD (Critical Strike Damage): Sát thương của đòn đánh chí mạng, Tăng lượng sát thương gây ra của đòn đánh chí mạng

CS (Creep Score): Chỉ số farm (Lính + quái rừng)

Dive/Tower Diving: Đi vào tầm Trụ

DPS (Damage Per Second): sát thương theo thời gian, thường là những xạ thủ với thời gian giao tranh kéo dài thì càng gây nhiều sát thương

Burst Damage: Dồn sát thương lên mục tiêu/tướng địch trong 1 thời gian ngắn nhất. Thường là dùng kỹ năng mới làm được bị giới hạn bởi thời gian hồi chiêu của kỹ năng đó

Đẩy lẻ: Đẩy đường 1 mình sau giai đoạn đi đường, thường chia theo 1-4 hay 1-3-1, Không phải tướng nào cũng có thể đẩy đường 1 mình. Thường thì những tướng có khả năng 1vs1 mạnh hoặc có khả năng chạy trốn tốt

Đồng đoàn: Rank thấp nhất trong lol nhưng thường được hiểu với ý chửi việc đánh ngu hay không biết chơi, Những câu tương tự Rank Đồng, Gỗ Đoàn, Cu đoàn, Nhựa đoàn,… hiện nay chính là Sát đoàn

Đóng băng lính: Giữ thế lính không thay đổi (thường là last hit) khiến đối thủ không thể farm hay tránh việc bị gank

ELO: Hệ thống điểm dựa trên các chỉ số trong mỗi trận đấu

High Elo: Chiến thắng liên tiếp nhiều trận đấu. Điểm chiến thắng sau mỗi trận cao

Hell Elo: Thua liên tiếp nhiều trận đấu, điểm chiến thắng sau mỗi trận thấp lè tè

Exp (Experience): Điểm kinh nghiệm để lên cấp

Farm (Farming): Hành động giết lính/quái rừng để kiếm vàng

Fed: Kiếm được nhiều tiền sau khi giết nhiều tướng địch

Feed/Feeder: (Người) chết nhiều mạng hơn ăn được mạng trong trận đấu, Với trẻ trâu thì cứ chết nhiều mạng là bị chửi feeder

FF: Đầu hàng – Cụm từ bình chọn bỏ phiếu đầu hàng với câu lệnh “/ff”

Flash: Phép bổ trợ Tốc Biến, Phép bổ trợ đa năng nhất Liên Minh, nó có thể giúp bạn từ chạy trốn, truy đuổi, outplay cho đến… áp sát bức tường.

FPS: chỉ số khung hình trên giây, càng cao càng tốt thường với game MOBA như LOL thì 60 là đẹp nhất chẳng cần cao làm gì.

Gank: t hường dùng trong trường hợp rừng bên mình/đối phương ra hỗ trợ 1 lane nào đó một cách bất ngờ nhất. Hoặc top/mid của bên mình/ đối phương xuống hỗ trợ.

GG (Good Game): Chỉ việc kết thúc một trận đấu hay, Đầu hàng đi

GGWP (Good Game Well Played): Tương tự GG

GOSU: Người chơi có kỹ năng cá nhân tốt thường là những người có cái đầu lạnh kỹ năng cá nhân tuyệt vời,

Harass: Cấu máu/gây khó chịu cho đối thủ

HP (Hit Points, Health Points): Chỉ số máu

IAS (Increased Attack Speed): Tăng tốc độ đánh

Imba: Bá đạo, Thể hiện trình độ cao của vị tướng

Juke/Juking: Lừa đối phương để thoát khỏi sự truy sát

Jungling/Jungle: Ăn quái rừng/Người đi rừng

Kill: Giết người hay quái

Skill: Kỹ năng

Kite/Kiting: Thả diều hit-run vừa đánh vừa chạy. Thường những người chơi kỹ năng cao đều làm được. Giữ khoảng cách với đối thủ mà vẫn gây ra sát thương và hủy động tác thừa, chỉ có tướng đánh xa mới làm được

KS (Kill Steal): Cướp mạng mà đồng minh sắp ăn được thường chỉ những người chơi không tung hết kỹ năng mà để dành kỹ năng cướp công sức của người khác

Lane: Đường đi của Lính, Thông thường có 3 lane: Top, Mid, Bot nhưng Jungle có khi cũng được tính là 1 lane

Last Hit: Đòn đánh kết liễu cuối cùng vào lính/quái để nhận được vàng và kinh nghiệm.

Lv (Level): Cấp độ tướng trong game, Khi lên lv bạn sẽ tăng nhiều chỉ số và có thêm điểm cộng skill

Meta/Metagame: Lối chơi, chiến thuật phù hợp nhất với từng giai đoạn của mùa giải, Thường được khởi xướng bởi 1 đội nào đó trong giải đấu LMHT chuyên nghiệp, và được chứng minh là hiệu quả, phù hợp với các tình huống khác nhau

Mid (Mid lane/Middle): Đường giữa/Người chơi đường giữa

MP (Mana Points): Chỉ số năng lượng (phía dưới thanh máu), Không phải tướng nào cũng có mana

MPen, MrP (Magic Penetration): Xuyên kháng phép. Tăng sát thương phép gây ra bằng cách bỏ qua một phần kháng phép (trực tiếp hoặc tỷ lệ)

MR (Magic Resist): Trang bị kháng phép, chống lại sức mạnh phép thuật

MS (Movement Speed): Tốc độ di chuyển

Noob (Newbie): Gà mờ, người mới học chơi lol

Nerf (Nerfed): Giảm sức mạnh của tướng đang quá mạnh so với phần còn lại để cân bằng game. Không chỉ tướng đang mạnh mới bị nerf mà những tướng phù hợp với 1 lối đánh, hay kiểu lên đồ dị quá bá đạo cũng có thể bị nerf

Offtank (Offensive Tank): Tanker dự phòng (khi tank chính không thể vào combat)

OOM (Out of mana): Hết năng lượng, Tình trạng không đủ năng lượng để sử dụng skill

OP (Overpowered): Câu nói chỉ việc để team địch all mid chiến thắng nhanh ván đấu

Open Mid: khi bạn 100% đầu hàng khi chưa tới phút 20 và cho phép team địch đẩy thẳng đường giữa và kết thúc trận đấu. Bạn có thể nói Open Mid ở bất kỳ server nào, nhưng nó chỉ thật sự có hiệu lực ở Hàn Quốc mà thôi.

Outmeta: Chỉ việc một vị tướng không còn phù hợp (hay ít được chơi) tại một phiên bản nào đó của Liên Minh Huyền Thoại. Outmeta không hẳn là tướng đó yếu, mà những tướng khác hợp với meta mới hơn. Những vị tướng outmeta thường sẽ nằm trong kế hoạch chỉnh sửa của Riot

Outplay: việc tính toán dùng kỹ năng để chiến thắng đối thủ trong tình huống hiểm nghèo, khi hết năng lượng, còn vài vạch máu mà vẫn thắng được.

Ping: Thứ dùng để giao tiếp nhanh giữa những người chơi trong đội, ping chúng ta thường thấy nhất là ping “?” với ý nghĩ “Cậu Làm Gì Thế”

Poke (Poking): Quấy rối hay cấu máu đối phương ở khoảng cách xa bằng skill diện rộng

Pushing: Đẩy đường giết lính nhanh nhất có thể với mục đích phá vỡ trụ của team địch

Quăng game: tình huống “tăng độ khó” cho game bằng cách feed vài mạng ngớ nga ngớ ngẩn trong vài tính huống để cho đối phương có cơ hội lấy lại cân bằng thế trận hoặc vượt qua team mình.

Red: Bùa đỏ/Bãi quái rừng Bụi Gai Đỏ Thành Tinh. Bùa lợi Tro Tàn cho khả năng hồi máu ngoài giao tranh và đòn đánh thiêu đốt + làm chậm kẻ địch trong thời gian 2’30s. Xin Red tức là muốn bạn nhường bùa đỏ (thường thì về cuối game nên nhường cho ADC)

Roam: Đảo đường/Đảo qua các lane khác nhằm mục đích gank như rừng, ví dụ: Thresh dưới bot đi roam Mid chẳng hạn

Skill: Kỹ năng/Chiêu thức của vị tướng

Skill Shot: Kỹ năng định hướng, Chiêu thức đi theo hướng/đến vị trí định sẵn, không cần mục tiêu, đa số Skill Shot thường xa hơn những Skill Target, có khả năng né được

Skill Target: Chiêu thức/Kỹ năng chọn mục tiêu, Kỹ năng bay đến thẳng mục tiêu được chỉ định thường thì không hoặc rất khó né được

Smite: Phép bổ trợ trừng phạt

Smurf: chỉ nhưng trường hợp người chơi trình độ cao xuống chơi ở mức rank thấp để củ hành đối phương (tạo tài khoản mới chơi lại chẳng hạn)

Snowball: Lăn cầu tuyết giống nhưng quả cầu tuyết càng lăn càng lớn đến 1 lúc nào đó thì huỷ diệt hoàn toàn đối phương. Tức là tận dụng những lợi thể nhỏ nhặt tích cóp lại từ từ.

SoloQ hay Solo Queue: Đây là đấu hạng đơn nhưng ta có thể hiểu là việc đánh hạng 1 mình của các cao thủ thể hiện kỹ năng (streamer chẳng hạn)

SP (Support): Vị trí hỗ trợ (controller)

Tank (Tanker): Đỡ đòn, người hứng chịu hầu hết sát thương, thường có vai trò tiên phong

Team Fight: Combat 5vs5

Tele/TP (Teleport): Phép bổ trợ Dịch Chuyển

Top: Đường trên/Người chơi đường trên

Troll (Troller): Kẻ gây rối, phá đám trong trận đấu, Cố tình chết, tranh lane, chửi bậy, lối lên đồ không phừ hợp, phá team,…

Xpeke – Backdoor: Phá trụ trộm/Phá nhà chính địch khi không có địch. Có thể xem lại trận Xpeke sử dụng Kassadin backdoor giúp Fnatic chiến thắng với 39 máu + team chết 4 người

Montage: xử lý phim, xử lý hình ảnh. Khác với Highlight, các video Montage là các video đã được xử lý hình ảnh (chỉnh sửa, cắt ghép, thêm hiệu ứng) để phù hợp với nhạc,…

Spell: Phép bổ trợ.

Insec: Người đi rừng huyền thoại của KT, cũng được dùng để gọi combo Lee Sin Q cắm mắt bay nhảy các kiểu. Thường các bạn trẻ hay sử dụng bừa bãi mà chẳng mang lại 1 tý lợi thế nào cả.

7 Tướng Với Bộ Skill Combat Tổng Cực Mạnh Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại: 7 tướng với bộ skill combat tổng cực mạnh Với thể loại game chiến thuật đồng đội như Liên Minh Huyền Thoại thì ngoài việc chiếm ưu thế ở đường đơn giai đoạn đầu trận đấu thì việc có đội hình giao tranh tổng tốt sẽ giúp team có lợi thế khi combat.

Có một số vị tướng trongLiên Minh Huyền Thoại đi đường đơn không mạnh nhưng lại đóng góp nhiều trong giao tranh tổng. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu các tướng có bộ skill cực kỳ phù hợp để mở giao tranh hoặc gây sát thương bá đạo trong giao tranh tổng:

1) Wukong – Ngộ Không

Ngộ không có lối chơi khá biến ảo và mạnh khi đi đường đơn, nhưng kỹ năng cuối mới là điều tạo nên thương hiệu của Wukong trong game LMHT.Chiêu cuối “Lốc xoáy” của Ngộ không được đánh giá là một trong những chiêu cuối mạnh nhất trong Lol. Vừa gây sát thương trên diện rộng với thời gian dài vừa hất tung tất cả đối phương trúng phải. Chỉ cần chọn thời điểm lao vào và sử dụng chiêu cuối tốt, Ngộ Không hoàn toan có thể thay đổi cục diện trận đấu. Cách dùng : Nhắm vào ad, ap carry đối phương và lao vào với cân đẩu vân và sử dụng thiết bảng ngàn cân sau đó lốc xoáy, sau đó thì sử dụng “chim mồi” ra ngoài.

2) Amumu – Xác ướp u sầu

3) Malphite – Mảnh vỡ thiên thạch

Pha quét sạch với sự kết hợp hoàn hảo ​

4) Brand – Thần lửa Vị tướng nhỏ bé này có sức mạnh của một chiến binh thực thụ. Lối chơi của Amumu phụ thuộc nhiều vào bùa xanh và dễ bị bắt bài nhưng về sức mạnh về cuối trận đấu ở các pha Combat tổng thì khỏi phải chê. Từng nằm trong danh sách các tướng bị Ban nhiều nhất vì combat quá tốt, kỹ năng “Lời Nguyền Của Xác Ướp U Sầu” giúp giữ chân nhiều tướng một lúc trên diện rộng giúp đội bạn luôn tạo ra lợi thế. Thậm chí đôi khi chỉ cần sử dụng tốt chiêu cuối này 1 lần thôi đã có thể giúp đội của bạn chiến thắng cả ván đấu.

5) Swain – Bậc thầy chiến thuật Đúng với tên gọi “không thể cản phá”, gã người đá một khi đã sử dụng chiêu này thì không gì ngăn chặn lại được. Kỹ năng này có lượng sát thương lớn trên diện rộng cùng với khả năng hất tung đối phương lên không trung. Tuy nhiên hắn có điểm yếu là thời gian lao vào combat không phải tức thì nên địch thủ có khả năng tốc biến/ dash ra khỏi vùng ulti là thoát khỏi bị hất tung. Người chơi malphite thường phải căn chọn thời điểm khi cả 2 team đã commit vào giao tranh, và không nên quá tham lam muốn hất tung 4-5 người team địch. Đôi khi, chỉ cần hất được 2 mục tiêu quan trọng đã là ok rồi.

6) Lux – Tiểu thư ánh sánh Những tướng thuộc tiêu chí giao tranh tổng hay thì đều là các tướng có ultimate vào loại gây nhiều damage nhất LMHT. Sẽ thiếu sót nếu không kể đến Brand với chiêu cuối “Bão lữa” lan từ người này sang người khác. Ngoài ra bộ kỹ năng combat cực tốt với “cột lữa” cũng cho sát thương trên diện rộng. Các kỹ năng trên kết hợp với nội tại thiêu đốt máu theo thời gian khiến brand là nỗi sợ hãi cho tất cả.

7) Orianna – Quý cô dây cót Chiêu cuối “chim quỷ hung tợn giúp” Swain vừa cứng cáp vừa đóng góp nhiều sát. Việc gây ra sát thương theo mỗi giây cộng với hồi lại 75% lượng máu theo sát thương gây ra khiến Swain càng cứng khi có nhiều địch thủ xung quanh. Lên thêm đồng hồ cát thì Swain thực sự là nỗi đe dọa lớn cho đối phương. Do vậy Swain nằm trong số tướng giao tranh tổng hay nhất.

Bộ kỹ năng đánh xa với lượng sát thương lớn giúp Lux rất mạnh trong các pha cù cưa lẫn combat tổng. Có đến 3 kỹ năng đầu vừa sát thương lớn vừa hỗ trợ tốt giúp Lux là vị thần hộ mệnh cho đồng đội. Ngoài ra kỹ năng cuối cho lượng sát thương cực lớn trên diện rộng ở cự ly xa là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai ‘máu giấy’

Đây là vị tướng mạnh trong đường đơn lẫn giao tranh. Khi chơi Oriana thì chỉ số Farm luôn vượt trội vì bộ kỹ năng hỗ trợ Farm tốt. Kỹ năng cuối “Lệnh sóng âm” khó sử dụng chính xác nhưng nếu đã thành công thì biến thành ác mộng cho đối phương, thương hiệu của Oriana được xây dựng trên chiêu cuối bá đạo này. Các kỹ năng khác cũng giúp cô nàng này tham gia Combat từ xa cực tốt.

Một pha giao tranh bá đạo với sự góp mặt của Oriana:

Các tướng kết hợp hay trong giao tranh tổng ​

Một số vị tướng khi kết hợp với nhau sẽ thành nỗi ám ảnh trong giao tranh :

Yasuo – Ngộ không, Malphite, Oriana

Amumu – Oriana, Ngộ Không

Javan – Ngộ không, Oriana

Javan – Lux

Swain – Ngộ không

Quinn, Yasuo, Orianna, Wukong perfect combo – 1 pha combat nhanh gọn ​