Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Tăng Bảng Bổ Trợ Trong Liên Minh Huyền Thoại Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Cách Tăng Bảng Ngọc Bổ Trợ Irelia Liên Minh Huyền Thoại Mùa 8

Mùa 8 đã khởi tranh và bạn đã chuẩn bị gì để leo rank cho mùa 8 trong Liên Minh Huyền Thoại hay chưa. Nếu là một fan của Irelia không thể nào không biết đến bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 và trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8.

Ở mỗi một phiên bản Liên Minh Huyền Thoại thì mỗi tướng đều có sự thay đổi nhất định và nếu như không nắm bắt được xu thế bạn rất dễ bị thua liên hoàn khi leo rank. Với bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 cũng vậy, ở mùa giải này việc nâng điểm Ngọc Tái Tổ Hợp mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại là việc quan trọng mà ngay cả các tay chơi chuyên nghiệp không thể xem thường và bạn đã biết cách nâng điểm Ngọc Tái Tổ Hợp mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại cho Irelia hay chưa ?

Cách tăng bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 Liên Minh Huyền Thoại

1. Bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 theo hướng sát thương

– Chinh phục (Conqueror): Sau 4 giây khi giao tranh đòn đánh đầu tiên sẽ được tăng 10 – 35 SMCK (sức mạnh công kích) trong vòng 3 giầy và chuyển 20 % sát thương đó thành sát thương chuẩn cho tướng của bạn.

– Đắc thắng (Triumph): Hồi 12% HP đã mất và thêm 20 vàng sau khi hạ gục đối phương.

– Huyền Thoại: Tốc độ đánh (Legend: Alacrity): Tăng tốc độ xuất chiêu 3% và thêm 1,5% vỡi mỗi lần ra đòn đánh. Cộng dồn tổng cộng 10 lần và được cộng dồn khi đánh tướng, lính và quái rừng.

– Nhát chém ăn huệ ( Coup de grace): Tăng 10 % sát thương khi HP kẻ địch còn dưới 40% và sức mạnh phép thuật là 15 trong vòng 10 giây.

– Giáp cốt (Bone plating): Giám 20 – 25 sát thương nhận được từ tướng định ở cấp 1 – 18 và 3 đòn đánh hoặc phép kế tiếp nhận được.

Lưu ý: Thời gian hồi chiều là 45 giây.

– Kén Tằm (Chrysalis): + 60 HP ở đầu trận và sau khi bị hạ gục 4 lần số máu đó sẽ đổi lấy 9 điểm SMC (sức mạnh chuẩn) hoặc 15 SMPT (Sức mạnh phép thuật).

2. Bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 với tỷ lệ thắng cao

– Sẵn sàng tấn công (Press the Attack):Kích hoạt tấn công của Irelia với các đòn đánh thường. Ba đòn đánh thường liên tiếp trúng tướng địch bất kỳ sẽ tăng thêm 40 – 180 sát thương thích ứng và tăng sát thương chống chịu thêm 12% trong vòng 6 giây.

– Đắc thắng (Triumph): Hồi 12% HP đã mất và thêm 20 vàng sau khi hạ gục đối phương.

– Huyền Thoại: Tốc độ đánh (Legend: Alacrity): Tăng tốc độ xuất chiêu 3% và thêm 1,5% vỡi mỗi lần ra đòn đánh. Cộng dồn tổng cộng 10 lần và được cộng dồn khi đánh tướng, lính và quái rừng.

– Chốt chặn cuối cùng (Last Stand): Gây thêm 5% – 11% sát thương lên tướng nếu số HP của bạn còn dưới 60%. Ngoài ra sát thương tối đa nhận được tối đa là 30%.

– Giáp cốt (Bone plating): Giám 20 – 25 sát thương nhận được từ tướng định ở cấp 1 – 18 và 3 đòn đánh hoặc phép kế tiếp nhận được.

Lưu ý: Thời gian hồi chiều là 45 giây.

– Kén Tằm (Chrysalis): + 60 HP ở đầu trận và sau khi bị hạ gục 4 lần số máu đó sẽ đổi lấy 9 điểm SMC (sức mạnh chuẩn) hoặc 15 SMPT (Sức mạnh phép thuật).

https://thuthuat.taimienphi.vn/bang-ngoc-bo-tro-irelia-lien-minh-huyen-thoai-mua-8-35424n.aspx Việc làm quen với bảng ngọc bổ trợ Irelia mùa 8 sẽ giúp người chơi Liên Minh Huyền Thoại làm quen hơn với vị tướng này ở mùa 8 và sử dụng thành thạo hơn để leo rank. Việc leo rank không chỉ cần một mà cần rất nhiều tướng, do đó người chơi Liên Minh Huyền Thoại phải tự mình tìm các cách build mới cho tướng của mình ở mỗi mùa giải mới ra mắt.

Giới Thiệu 1 Số Cách Tăng Bảng Bổ Trợ Mới Trong Liên Minh Huyền Thoại (Phần Cuối)

Tiếp tục đến với bảng bổ trợ dành cho vị trí đi rừng, đường trên và hỗ trợ Liên Minh Huyền Thoại.

Đường trên

Ở vị trí đường trên Liên Minh Huyền Thoại , cách phân bố điểm 14/13/3 hoặc 14/16/0 chắc chắn sẽ không thể sử dụng bởi các điểm xuyên kháng phép và xuyên giáp đã được đưa lên gần cuối nhánh Công. Lúc này, 9/21/0 sẽ là lựa chọn hợp lí dù bạn lựa chọn tướng đấu sĩ hay tướng đỡ đòn ở đường trên.

Bảng bổ trợ 9/21/0 cho các vị tướng đường trên.

Giải thích: 9 điểm ở nhánh Công gia tăng khả năng gây sát thương cũng như ăn lính trong những trường hợp bị dồn vào trụ. Các tướng đấu sĩ/đỡ đòn vẫn cần phải tấn công đối phương cũng như tạo được nguy hiểm trong các pha giao tranh mới có thể thu hút kẻ địch tấn công nên việc giành 9 điểm vào nhánh này là tương đối cần thiết.

Ở nhánh Thủ, ngoài những chỉ số phòng thủ cơ bản thì chúng ta lấy thêm khả năng phục hồi từ Bền Bỉ, lựa chọn Giáp Cường Hóa thay cho Nhanh Nhẹn và bỏ qua điểm Khiên Cổ Ngữ. Về cuối trận, khả năng chí mạng từ các xạ thủ luôn rất đáng sợ nên Giáp Cường Hóa sẽ tỏ ra hiệu quả hơn so với Nhanh Nhẹn, đặc biệt là khi chúng ta có thể cộng dồn khả năng kháng hiệu ứng từ điểm Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại với các trang bị như Phong Kiếm hay Giày Thủy Ngân. Khiên Cổ Ngữ cũng được bỏ qua vì tác dụng mà điểm này mang lại không thực sự thú vị.

Với những tướng đấu sĩ/đỡ đòn gây sát thương phép thuật, ví dụ như Elise hay Vladimir. Hãy thay 9 điểm ở nhánh Công thành tăng sức mạnh phép thuật để phù hợp với loại sát thương gây ra.

Nếu sử dụng Jax hay Akali ở vị trí này, các bạn có thể tham khảo bảng bổ trợ 16/14/0, mang lại cả khả năng tấn công lẫn phòng thủ. Ở nhánh Công, chúng ta sẽ kết hợp Pháp Vũ/Vũ Pháp Đồng Hành để mang lại 3% sát thương gia tăng, tương đương với điểm Tàn Phá trong khi ở nhánh Thủ, chúng ta vẫn có đủ điểm để cải thiện lượng giáp và kháng phép.

Bảng bổ trợ cho Jax/Akali.

Ngoài ra, còn 1 lựa chọn khá đặc biệt ở đường trên là Riven (cũng có khi được sử dụng ở đường giữa). Đây là 1 vị tướng chỉ cần tập trung vào khả năng tấn công và đồng thời có thể tận dụng sự kết hợp của Pháp Vũ/Vũ Pháp Đồng Hành nhờ khả năng đánh tay và tung kĩ năng liên tục. Bảng bổ trợ cho Riven sẽ như sau:

Bảng bổ trợ cho Riven.

Đi rừng

Ở vị trí đi rừng, việc dành 21 điểm vào nhánh Thủ để đảm bảo lượng máu an toàn cũng như hạn chế số lần về nhà là tương đối cần thiết. 9 điểm còn lại có thể được cộng vào nhánh Công hoặc Đa dụng tùy nhu cầu. Tác giả xin giới thiệu 2 cách tăng bảng bổ trợ cho các tướng đi rừng.

Bảng bổ trợ đi rửng 1.

Bảng bổ trợ đi rừng 2.

Hỗ trợ

Nhánh Đa dụng của các tướng hỗ trợ.

9 điểm còn lại các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 nhánh Công hoặc Thủ tùy theo lối chơi và vị tướng được sử dụng.

9 điểm nhánh Công.

9 điểm nhánh Thủ.

​Theo VNE

Shyvana – Sự trở lại của một đấu sĩ đường trên LMHT Với bộ kĩ năng được sửa lại của mình, Shyvana đã dần được xuất hiện lại trong các trận đấu xếp hạng cũng như các giải đấu LMHT. Tuy nhiên, thay vì được sử dụng ở vị trí đi rừng như trước kia, lúc này Long Nữ lại…

Lạm Bàn Về Phép Bổ Trợ Trong Liên Minh Huyền Thoại

Các phép bổ trợ ở chế độ chơi thường.

Các phép bổ trợ thường xuyên được sử dụng

Tốc Biến, Thiêu Đốt , Lá Chắn , Kiệt Sức , Trừng Phạt và Thanh Tẩy là nhóm các phép bổ trợ thường xuyên được sử dụng trong các trận đấu của Liên Minh Huyền Thoại. Lí do khiến sáu phép này trở nên phổ biến nằm ở những tác dụng mà nó mang đến cho người chơi khi so sánh với những phép bổ trợ còn lại. Tốc Biến với khả năng dịch chuyển tức thời luôn là một công cụ hữu hiệu trong bất kì hoàn cảnh nào, dù tấn công hay phòng thủ, dù truy đuổi hay rút lui… đây cũng là phép bổ trợ mà bất cứ vị tướng nào cũng phải có khi bước chân vào chiến trường.

Những phép còn lại ( Thiêu Đốt / Lá Chắn / Kiệt Sức /Trừng Phạt/Thanh Tẩy) phù hợp với mỗi vai trò khác nhau của người chơi (xạ thủ/pháp sư/hỗ trợ/đấu sĩ/đi rừng). Những lí thuyết này tương đối dễ hiểu nên chúng ta cũng không cần phân tích quá sâu.

Các phép bổ trợ đôi khi được sử dụng

Ở phần này, chúng ta sẽ nhắc đến Tăng Tốc, Hồi Sinh, Hồi Máu, Dịch Chuyển . Hãy bắt đầu với Hồi Máu, một kĩ năng mang lại tác dụng khá giống Lá Chắn nhưng lại có mật độ xuất hiện ít hơn hẳn. Về tổng thể, tác dụng mà Hồi Máu mang lại hoàn toàn vượt trội hơn so với Lá Chắn bởi phép bổ trợ này có thể tác dụng lên cả năm thành viên của đội đồng thời lượng máu được hồi lại cho mỗi thành viên là như nhau. Lí do chính khiến Hồi Máu không thể lấn át Lá Chắn là khi xét trên phương diện cá nhân, Lá Chắn mang lại hiệu quả tức thời tốt hơn cùng một lí do cực kì quan trọng: lượng giáp hồi lại không chịu ảnh hưởng của trạng thái Vết Thương Sâu trong khi lượng máu hồi lại bị giảm đi 50%.

Trên lí thuyết, Hồi Máu sẽ nhỉnh hơn Lá Chắn khi đội hình đối phương không có phép Thiêu Đốt hoặc những vị tướng có khả năng gây trạng thái nói trên (Tristana, Miss Fortune, Fizz…) tuy nhiên, Vết Thương Sâu cũng có thể được tạo ra bởi hai trang bị Gươm Đồ Tể và Sách Quỷ Morello. Điều này có nghĩa các đội luôn có cách đối phó với hiệu ứng Hồi Máu và trong đa số các tình huống, Lá Chắn sẽ được lựa chọn.

Hồi Sinh, Tăng Tốc và Dịch Chuyển lại là một câu chuyện khác. Ba phép bổ trợ này có một điểm chung, đó là yêu cầu những tình huống/vị tướng nhất định để có thể trở nên đặc biệt hữu dụng. Tăng Tốc tỏ ra nhỉnh hơn so với Tốc Biến khi chúng ta cần chạy đua với đối phương trong một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên nếu như trong cuộc đùa xuất hiện những chướng ngại vật – cụ thể là những địa hình phức tạp – thì Tốc Biến hoàn toàn ăn dứt Tăng Tốc.

Vì yếu tố bất ngờ này, Tăng Tốc và Tốc Biến có thể được xếp vào hai thể loại khác nhau: một biến bạn thành ma tốc độ, truy đuổi đối phương không ngừng nghỉ; một biến bạn thành những “jumper” trong bộ phim cùng tên, có thể dịch chuyển tức thời trong những tình huống cần thiết. Tốc Biến luôn được xếp trên Tăng Tốc một bậc cũng vì khả năng dịch chuyển qua những địa hình phức tạp như đã nói ở trên.

Dịch Chuyển thường được sử dụng trong hai trường hợp: khi đối phương có những vị tướng cơ động như Nocturne, Twisted Fate, Pantheon… hoặc khi chúng ta có thể xoay sở mà không cần Thiêu Đốt/Kiệt Sức đồng thời muốn hỗ trợ đồng đội khi nguy cấp. Những vị tướng thường sử dụng Dịch Chuyển vì không cần đến Thiêu Đốt/Kiệt Sức thường là Shen, Karthus, Morgana…

Còn những tướng sử dụng Dịch Chuyển để hỗ trợ đồng đội thường là Orianna, Ahri… đặc biệt nhất, Karthus Hồi Sinh Dịch Chuyển do PhantomL0rd sáng chế là một lối chơi cực kì đặc biệt, có khả năng biến mỗi giao tranh 5v5 nào thành 6v5 khi có cả hai phép bổ trợ. Đây cũng là trường hợp duy nhất mà phép Hồi Sinh trở nên hữu dụng. Chúng ta hãy đến với phần cuối cùng.

Các phép bổ trợ không bao giờ được sử dụng

Trong meta- game hiện tại, Minh Mẫn và Thiên Lý Nhãn là hai phép bổ trợ không bao giờ xuất hiện trong cả các trận đấu thường chứ đừng nói gì đến các giải đấu. Ngoại trừ Minh Mẫn vẫn bị người chơi ruồng rẫy dù Riot Games đã cố gắng gia tăng sức mạnh của phép bổ trợ này, Thiên Lý Nhãn lại trở nên không hợp thời do lối chơi của bộ đôi xạ thủ – hỗ trợ đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, vai trò của những tướng hỗ trợ chỉ dừng lại ở phục hồi cho xạ thủ và kiểm soát tầm nhìn, đồng nghĩa với việc Thiên Lý Nhãn luôn chiếm một suất trong bộ phép bổ trợ của các tướng này. Giờ đây, lối chơi hổ báo ở đường dưới lên ngôi khiến các tướng hỗ trợ phải trang bị cho mình những phép bổ trợ có khả năng chiến đấu, thường thấy là Kiệt Sức/Thiêu Đốt bởi xạ thủ đã phải tự bảo vệ mình bằng Lá Chắn/Thanh Tẩy.

Nếu so sánh giữa việc mất đi tầm nhìn ở một khu vực bất kì trong vài giây so với việc phải chơi một cách thụ động vì không có đủ phép bổ trợ giao tranh, chắc chắn bất kì người chơi nào cũng có thể tự phân tích thiệt hơn. Để có thể mang hai phép bổ trợ này vào lại những trận đấu đỉnh cao, Riot Games cần một chút chỉnh sửa nhằm mang đến người chơi những lợi ích thiết thực hơn. Ví dụ như sửa Minh Mẫn thành hồi cả máu lẫn năng lượng (nhưng bị giảm đi) hoặc sử dụng Thiên Lý Nhãn sẽ cho phép soi cả lượng vàng lẫn thời gian hồi các kĩ năng của những mục tiêu đi nhìn thấy.

Theo VNE

Điểm khác biệt giữa người chơi giỏi và kém trong Liên Minh Huyền Thoại

Đầu tiên, phải nói đến suy nghĩ vốn có của người chơi Liên Minh Huyền Thoại trình độ thấp, đó là họ không nhận ra điểm yếu của bản thân. Chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và đồng đội thay vì cố gắng nâng cao trình độ, những người chơi ở trình độ thấp sẽ mãi bị kẹt lại ở đó.

Trong đoạn phim, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm chung của những người chơi trình độ thấp, ví dụ như không có một cái nhìn tổng quan trong một trận đấu chuyên nghiệp, ảo tưởng về khả năng bản thân và mắc quá nhiều cùng một sai lầm.

Nắm bắt thời cơ tiêu diệt đối phương, giành lợi thế.

Vậy một tuyển thủ chuyên nghiệp khác biệt như thế nào? Họ nắm được hầu như tất cả các yếu tố nhỏ nhất của một trận đấu: thời gian hồi kĩ năng và phép bổ trợ của cả đồng đội lẫn đối phương, đọc được nhịp độ trận đấu và có những kế sách khôn ngoan.

Hướng dẫn đầu tiên của tác giả: cố gắng nắm được thời gian hồi chiêu của phép bổ trợ của mình và đối phương, vì trong Liên Minh Huyền Thoại, có nhiều phép bổ trợ sẽ giúp bạn lật ngược tình thế, hoặc sống sót như Tốc Biến.

Thiêu Đốt và Tốc Biến là hai phép bổ trợ rất phổ biến.

Theo VNE

Những trò tiểu xảo ranh mãnh trong Liên Minh Huyền Thoại Do đó, người chơi Liên Minh Huyền Thoại hoàn toàn phải tương tác với cả đối phương lẫn đồng đội. Nắm bắt được tâm lý của người chơi để đưa ra các pha xử lý mang tính chiến thuật ấn tượng là điều mà những game thủ Liên…

Liên Minh Huyền Thoại: Hướng Dẫn Game Thủ Tự Cộng Bảng Bổ Trợ Mùa 6

Về cơ bản, chúng ta không thể cộng cả 30 điểm vào cùng một bảng được nữa. Trong cùng một bảng (Cuồng Bạo, Khéo Léo, hoặc Kiên Định), chúng ta chỉ có một số điểm cho mỗi hàng (5 điểm cho hàng 1, 3, 5; 1 điểm cho hàng 2, 4, 6). Và bởi vì chúng ta thường cũng không cộng quá chi li như: chính xác 2% tốc độ đánh, chính xác 1.2% tăng sát thương kỹ năng nên về cơ bản chỉ cần chọn 1 trong số những điểm bổ trợ trong cùng một hàng.

Cũng chính vì thế, Riot cho phép chúng ta đi chuyển thoải mái các điểm trên cùng một hàng mà không cần xóa những điểm ở dưới, cũng như chỉ cần nhấp chuột một lần là cộng đủ 5 điểm vào một điểm bổ trợ nếu điểm đó chưa được cộng.

Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ với nguyên tắc chỉ cộng một trong số các điểm cùng hàng ví dụ như Corki và Kog’maw là hai xạ thủ có lượng sát thương phép tương đối lớn so với những đồng nghiệp xạ thủ khác, và vì vậy bạn có thể chia bớt 2 hay 3 điểm ở hàng 5 bảng Cuồng Bạo sang điểm bổ trợ cộng Xuyên kháng phép.

Cũng vì nguyên tắc trên, chúng ta chỉ có thể cộng tối đa 18 điểm vào cùng một bảng trong bảng bổ trợ, và còn lại 12; cũng có nghĩa là chúng ta chỉ có thể có một điểm then chốt ở hàng 6. Hãy tưởng tượng rằng cứ 2 hàng là 1 “tầng” của bảng bổ trợ, bao gồm 6 điểm để cộng (bởi vì nếu cộng 5 điểm rồi cộng 1 điểm còn lại sang chỗ khác thì sẽ rất không hiệu quả). Theo quy luật này, thay vì có 30 điểm nhiều và rắc rối, chúng ta được chọn 5 “tầng” trong số 9 “tầng” trong bảng bổ trợ, đơn giản dễ hiểu hơn nhiều. Với 5 “tầng” đó, chúng ta có thể chọn cách cộng 3-2-0 hoặc 3-1-1 đều được.

Ngoài ra, chọn bảng bổ trợ theo hệ thống chia “tầng” như vậy cũng sẽ cho game thủ thấy chính xác những điểm đi liền nhau và những thay đổi khi thay đổi bảng bổ trợ. Ví dụ: Nếu bạn chọn Ý Chỉ Thần Sấm thay vì Lửa Tử Thần, game thủ cũng sẽ phải đánh đổi 7% xuyên giáp/kháng phép lấy một lượng xuyên kháng cố định hoặc 5% giảm thời gian hồi chiêu.

Những điểm cần lưu ý:

Nộ: 5% tốc độ đánh không phải là nhiều cho dù là đầu hay cuối trận, nhưng đối với người đi rừng thiên về đánh thường, Nộ cộng với Tàn Bạo là hai điểm bổ trợ rất quan trọng, bởi vì những lượt đi rừng đầu tiên rất cần sát-thương-theo-thời gian (damage-per-second hay DPS).

Ma Thuật: Những kỹ năng được coi là đòn đánh thường (Đàm Phán của Gangplank, Phát Bắn Thần Bí của Ezreal, hay Bão Kiếm của Yasuo) sẽ vẫn được hưởng 2% sát thương tăng thêm của điểm bổ trợ này.

Gươm Hai Lưỡi: Về cơ bản, điểm bổ trợ này có hiệu ứng là “tất cả mọi người đều chết nhanh hơn”. Vì vậy, nếu bạn có thể theo được lối chơi chớp nhoáng như vậy; hoặc có thể giảm được lượng sát thương nhận về, Gươm Hai Lưỡi là lựa chọn tăng sát thương hợp lý.

Thợ Săn Tiền Thưởng: Mỗi lần bạn tham gia hạ gục một tướng địch, bạn sẽ nhận được thêm 1% tổng sát thương gây ra. Mỗi tướng địch chỉ có thể cho bạn lượng sát thương thêm này một lần, vì vậy, tối đa điểm bổ trợ này cho bạn 5% sát thương (tương đối nhiều). Lý tưởng nhất là bạn có thể lấy đủ 5% càng sớm càng tốt, ví dụ bạn đảo đường nhiều hoặc đi rừng thường xuyên gank.

Đập Liên Hồi và Tia Chớp Xuyên Thấu là hàng điểm bổ trợ hiếm hoi mà bạn nên cân bằng giữa cả hai điểm, tùy thuộc vào tướng của bạn. Cách dễ dàng nhất để chọn đúng điểm bổ trợ ở đây là so sánh sát thương vật lý và phép thuật cuối trận của tướng bạn đang chơi rồi điều chỉnh điểm bổ trợ tương ứng. Ví dụ: Shyvana thường gây khoảng 60% sát thương phép thuật và 40% sát thương vật lý (thay đổi tùy trang bị), vì vậy bạn hãy chia 2 điểm Đập Liên Hồi và 3 điểm Tia Chớp Xuyên Thấu.

Cuồng Huyết Chiến Tướng: Có một vài kỹ năng có tương tác đặc biệt với điểm bổ trợ này, ví dụ Bắn Một Được Hai của Miss Fortune, nếu mục tiêu đầu tiên bị hạ và mục tiêu thứ hai là tướng, sẽ kích hoạt điểm bổ trợ này và cho Miss Fortune hồi máu và tốc độ đánh.

Nhiệt Huyết Chiến Đấu: Để sử dụng hiệu quả điểm bổ trợ này, bạn không chỉ cần tấn công và dùng kỹ năng liên tục để tăng cộng dồn nhanh, mà còn cần tấn công được nhiều lần sau đó để được tối đa lượng sát thương từ điểm bổ trợ này. Một cách ngắn gọn, “đánh nhanh”, “sống lâu”, và “bám dính mục tiêu” là các tiêu chí cần có.

Lửa Tử Thần: Có tỉ lệ tăng sát thương theo chỉ số rất cao (50% sát thương vật lý cộng thêm, 20% sát thương phép thuật) nhưng nếu bạn tung nhiều kỹ năng trúng trong vòng 4 giây đốt của Lửa Tử Thần thì sát thương sẽ bị “lãng phí”, vì lượng sát thương mỗi giây của Lửa Tử Thần là cố định (2 + 12.5% sát thương vật lý cộng thêm + 5% sát thương phép thuật). Vì vậy, lối chơi với Lửa Tử Thần thiên về kiểm soát và rút máu đối phương dần dần.

Những điểm cần lưu ý:

Đam Mê Cổ Ngữ: Tăng thời gian hiệu lực bùa Xanh/Đỏ và Sứ Giả Khe Nứt thêm 18 giây; bùa Baron và Rồng 5 tăng 27 giây. Các bùa có được khi Trừng Phạt các loại quái rừng khác nhau không được tăng thời gian hiệu lực. Bởi vì những bùa này bạn đều phải kiểm soát mới có được, hãy tăng khi bạn là, hoặc có đồng đội là một tướng đi rừng có thể chủ động kiểm soát rừng một cách hiệu quả.

Hành Nang Bí Mật: Bình Máu hồi thêm 30 máu và 10 năng lượng. Thuốc Tái Sử Dụng hồi thêm 12.5 máu mỗi lần sử dụng, lên đến 25 máu khi dùng hết. Thuốc Của Thợ Săn hồi thêm 6 máu và 3.5 năng lượng mỗi lần, lên đến 48 máu và 28 năng lượng khi dùng hết. Bình Thuốc Biến Dị hồi thêm 15 máu và 5 năng lượng mỗi lần, lên tới 45 máu và 15 năng lượng khi dùng hết. Có tác dụng tăng thời gian hiệu lực với các bình Dược Phẩm.

Thích Khách: Sẽ bị mất tác dụng nếu có một tướng đồng minh trong bán kính 800 xung quanh bạn (8 Teemo). Thường có hiệu quả hơn khi bạn là đấu sĩ đường trên đi đẩy lẻ, thay vì sát thủ như tên gọi.

Tàn Nhẫn: Nếu bạn hạ gục một tướng địch từ đầy máu đến chết, Tàn Nhẫn tương đương 2% sát thương tăng thêm. Nhưng nếu bạn là người kéo máu địch cho đồng đội kết liễu (ví dụ các pháp sư tầm xa), điểm bổ trợ này không hiệu quả.

Đạo Tặc: Chỉ có tác dụng với đòn đánh thường và các kỹ năng có hiệu ứng trên đòn đánh. Phân biệt cận chiến và đánh xa bằng tầm đánh thường của tướng, chứ không phải khoảng cách tấn công của đòn đánh hay kỹ năng được sử dụng.

Chuẩn Xác: Lượng xuyên kháng của điểm bổ trợ này sẽ luôn lớn hơn Đập Liên Hồi và Tia Chớp Xuyên Thấu bên bảng Cuồng Bạo nếu mục tiêu của bạn có ít hơn 71 đến 200 giáp (dựa theo cấp độ), và 43 đến 120 kháng phép (dựa theo cấp độ). Vì thế, Chuẩn Xác có lợi hơn khi tấn công các mục tiêu yếu mềm, còn hai điểm bổ trợ kia bên bảng Cuồng Bạo sẽ mạnh hơn khi tấn công tướng đỡ đòn hay đấu sĩ.

Xung Kích Bão Tố: Một yếu điểm của điểm bổ trợ này là nó sẽ không kích hoạt nếu bạn kết thúc một vị tướng không còn đủ 30% máu tối đa; vậy nên đừng chỉ rình đánh phát cuối, hãy dồn sát thương hết mình và sớm hơn.

Phong Ngôn Chúc Phúc: Bạn sẽ không nhận được thêm giáp và kháng phép khi hồi máu hay bọc lá chắn cho chính mình, nhưng tất cả khả năng hồi máu và bọc lá chắn của bạn vẫn sẽ được tăng hiệu quả. Cộng dồn với Giáp Cổ Ngữ, tăng hiệu lực hồi máu và tạo lá chắn lên 118.8%. Ngoài ra, điểm bổ trợ này không có tác dụng lên tốc độ hồi máu tự nhiên của bạn.

Những điểm cần lưu ý:

Giáp Cổ Ngữ: Cộng dồn với Phong Ngôn Chúc Phúc, cũng như tăng hiệu quả của Phục Hồi và Bền Bỉ.

Sáng Suốt: Cộng dồn với Giày Khai Sáng Ionia và Phù Phép Thời Không. Ví dụ: Tốc Biến với điểm bổ trợ Sáng Suốt và trang bị đó sẽ được giảm thời gian hồi chiêu từ 300 giây xuống 191 giây.

Nhanh Nhẹn: Những vị tướng cần bám mục tiêu, đánh thường và sử dụng kỹ năng nhiều sẽ rất cần chỉ số Kháng Hiệu Ứng và Kháng Làm Chậm, đặc biệt là những vị tướng dựa nhiều vào hút máu như Aatrox. Tuy nhiên, bạn cũng cần một độ cứng nhất định để hứng chịu những hiệu ứng khống chế, bởi chúng thường đi kèm với sát thương – nếu bạn là một xạ thủ chết trong 1.5 giây thì việc giảm thời gian trói Khóa Bóng Tối từ 3 xuống 2.7 giây chẳng có ý nghĩa gì cả.

Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại: Ngược lại, có những vị tướng chẳng quan tâm đến việc bị khống chế. Garen bị choáng vẫn không ngừng xoay, Nautilus có thể tung chiêu làm tròn vai trước khi bị khống chế. Với những vị tướng như thế này, vị trí của họ là giữa lòng địch thủ, và càng sống lâu họ càng nguy hiểm. Điểm bổ trợ này hoàn thiện khả năng sống sót của họ.

Quyền Năng Bất Diệt: Cần lưu ý là bạn sẽ bắt đầu hút máu sau 4 giây đầu tiên nhận hay gây sát thương, thay vì ngay từ phát đánh đầu tiên lên tướng địch. Ngoài ra, không chỉ hồi cho bạn 3% máu tối đa, điểm bổ trợ này còn gây lượng sát thương phép tương đương lên mục tiêu. Chọn điểm bổ trợ then chốt này nếu bạn sống lâu trong giao tranh và có thể đánh thường.

Chiến Đấu Lão Luyện: Một điểm bổ trợ được miêu tả không chính xác lắm trong game. Hiện tại, cả quái to và lính xe sẽ cho bạn 20 máu nếu bạn tận tay tiêu diệt chúng, hoặc 10 nếu bạn ở gần đó. Nếu bạn đi rừng, bạn có thể đạt đủ con số 300 máu chỉ ở khoảng phút thứ 10 của trận đấu. Nếu bạn đi đường, bạn sẽ phải chờ đến ít nhất phút 24 mới có đủ lính xe cho bạn.

Liên Kết Sắt Đá: Điểm bổ trợ này sẽ giảm 6% sát thương lên đồng đội của ban, và bạn cũng sẽ chỉ nhận 94% của con số đó (tức 5.64%). Điểm hay của điểm bổ trợ này là sát thương này sẽ biến mất hoàn toàn nếu bạn còn dưới 5% máu, tức là, vào thời điểm đó, bạn sẽ giảm cho đồng đội của bạn 6% sát thương miễn phí luôn. Đừng chạy quá xa, bạn vẫn còn rất hữu dụng.