– Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian
– Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc
– Trong đó:
v: Vận tốc của vật.
s: Quãng đường vật đi được
t: Thời gian đi hết quãng đường
– Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của độ dài và đơn vị thời gian
– Đơn vị hợp pháp m/s; km/h
1m/s = 3,6km/h; 1km/h = 0,28m/s.
– Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế
b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?
a) – Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.
– Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được 10,8km.
– Vận tốc cùa một xe lửa là 10m/s: trong một giây, xe lửa đi được 10m.
b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đối vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.
– Vận tốc ô tô là: v 1 = 36 km/h = 36000m/3600s = 10 m/s
– Vận tốc của xe đạp là: v 2 = 10,8 km/h = 10800m/3600s = 3 m/s
– Vận tốc của xe lửa là 10m/s.
→ Vậy chuyến động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.
– Đổi s = 81(km) = 81000(m), t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400(s)
– Ta có: 40 phút = 2/3 giờ
– Đáp số: s = 8(km).
– Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
– Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.
⇒ Quãng đường người đó phải đi là: s = v.t = 4.0,5 = 2 (km).
Như vậy, với bài này các em cần nhớ được công thức tính vận tốc là v = s/t từ đó có thể suy ra công thức tính quãng đường s = v.t và công thức tính thời gian t = s/v. Đồng thời các em cũng cần lưu ý đơn vị của vận tốc hợp pháp được tính là m/s hoặc km/h.
Vận tốc của anh sáng là 300 000km/s (3.10 8 m/s). Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vậy trong thiên văn người ta hay biểu thị những khoảng cách đó bằng “năm ánh sáng. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
Một năm ánh sáng ứng với khoảng cách bằng: 3.10 5.365.24.3600 = 9,4608.10 12 km.
[trong đó v = 3.10 5 km/s; t = 365(ngày).24(giờ).3600(giây)]
Trong thiên văn người ta lấy tròn một năm ánh sáng bằng 10 16m (10 triệu tỉ mét). Thế mà khoảng cách từ Trái đất tới ngôi sao gần (cận tinh – Proxima Centauri) nhất cũng lên tới gần 4,3 năm ánh sáng.
Như vậy, với nội dung bài các em đã hiểu được vận tốc là gì? ghi nhớ công thức và đơn vị của vận tốc và vận dụng trong việc giải các bài tập. Các khái niệm này sẽ đi cùng chúng ta xuyên suốt nội dung về vật lý, vì vậy các em cần nhớ thật kỹ, chúc các em học tốt.