Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trong Powerpoint Loại Hiệu Ứng Hoạt Hình Nào Sau Đây Làm Biến Mất Đối Tượng Khi Trình Chiếu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Áp Dụng Nhiều Hiệu Ứng Hoạt Hình Cho Một Đối Tượng

Bạn có thể áp dụng nhiều hiệu ứng hoạt hình cho một chuỗi văn bản hoặc đối tượng, như ảnh, hình hoặc Đồ họa SmartArt.

Mẹo: Khi làm việc với nhiều hiệu ứng hoạt hình, bạn sẽ có thể làm việc trong Ngăn hoạt hình, nơi bạn có thể xem danh sách tất cả các hiệu ứng hoạt hình dành cho trang chiếu hiện tại.

Mở Ngăn hoạt hình

Chọn đối tượng trên trang chiếu mà bạn muốn tạo hiệu ứng hoạt hình.

Trên tab Hoạt hình, hãy bấm Ngăn Hoạt hình.

Bấm Thêm Hoạt hình và chọn một hiệu ứng hoạt hình.

Để áp dụng thêm hiệu ứng hoạt hình cho cùng một đối tượng, hãy chọn đối tượng đó, bấm Thêm Hoạt hình và chọn hiệu ứng hoạt hình khác.

Quan trọng: Sau khi áp dụng hiệu ứng hoạt hình đầu tiên, nếu bạn tìm cách thêm nhiều hiệu ứng hoạt hình theo bất kỳ cách nào khác ngoài việc bấm Thêm Hoạt hình, thì bạn sẽ không áp dụng một hiệu ứng bổ sung đó. Thay vào đó, bạn sẽ thay thế hiệu ứng hiện có bằng hiệu ứng mà bạn đang thêm vào.

Thiết lập thời gian bắt đầu và độ dài cho hiệu ứng hoạt hình

Khi bạn muốn kiểm soát thời gian cho hiệu ứng hoạt hình của bạn, hãy thực hiện các thao tác sau đây cho mỗi hiệu ứng hoạt hình:

Trong Ngăn Hoạt hình, bấm vào mũi tên xuống kế bên hiệu ứng hoạt hình, rồi bấm Đặt thời gian.

Trên tab Đặt thời gian ,hãy bấm vào mũi tên xuống Bắt đầu và chọn từ các thời gian bắt đầu sau đây:

Để phát khi bạn bấm chuột, hãy chọn Khi Bấm.

Để phát cùng một lúc với hiệu ứng hoạt hình trước đó, hãy chọn Với hiệu ứng trước

Để phát sau khi phát hiệu ứng hoạt hình trước đó, hãy chọn Sau hiệu ứng trước.

Mẹo: Hiệu ứng hoạt hình trước là hiệu ứng được liệt kê trong thứ tự phát ở Ngăn hoạt hình (thường nằm ngay trên hoạt hình bạn đang thiết lập thời gian).

Để trì hoãn hiệu ứng hoạt hình khỏi bắt đầu, hãy bấm vào mũi tên lên Trễ đến số giây bạn muốn.

Để thay đổi tốc độ của hiệu ứng hoạt hình, hãy đặt Khoảng thời gian đến mức độ bạn muốn.

Để xem các hiệu ứng phối hợp cùng nhau ra sao, hãy bấm Xem trước trên tab Hoạt hình.

Mẹo để làm việc với nhiều hiệu ứng hoạt hình

Khi bạn làm việc với nhiều đối tượng trên một trang chiếu, có thể thật khó khăn để tạo sự khác biệt giữa từng đối tượng và các hiệu ứng hoạt hình được áp dụng của chúng so với đối tượng khác.

Trong hình ảnh, bên dưới, tên đối tượng mặc định không cung cấp nhiều mô tả, vì vậy thật khó để cho biết đối tượng nào có hiệu ứng hoạt hình gì được áp dụng cho nó.

Trong Ngăn Chọn, bạn có thể đặt tên riêng cho từng đối tượng để làm việc với chúng dễ dàng hơn khi bạn đang áp dụng hoạt hình cho từng đối tượng. Xem bên dưới:

Để thay đổi tên mặc định của đối tượng, trên tab Trang đầu, hãy bấm Chọn rồi bấm Ngăn Chọn.

Trong Ngăn Chọn, bấm đúp vào tên đối tượng mặc định để mở hộp và gõ tên mới cho đối tượng.

Tìm hiểu thêm về cách làm việc với các hiệu ứng hoạt hình:

Cách Sử Dụng Hiệu Ứng Biến Mất Trong Powerpoint 2010

Trong bài thuyết trình, việc bạn sử dụng các hiệu ứng là rất quan trọng. Trong một slide, có rất nhiều đối tượng cần phải sử dụng hiệu ứng. Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau mà bạn sẽ sử dụng các hiệu ứng khác nhau. Trong bài viết này, UNICA sẽ giới thiệu tới các bạn cách sử dụng hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010.

Nhóm hiệu ứng trong PowerPoint

Trong một bài PowerPoint có rất nhiều thành phần và đối tượng cần sử dụng các hiệu ứng, một trong những đối tượng quan trọng đó là văn bản. Ở PowerPoint 2010, có 4 nhóm hiệu ứng được sử dụng là:

– Nhóm hiệu ứng xuất hiện (Entrance): Là nhóm hiệu ứng xuất hiện đối tượng chỉ thực hiện được khi sử dụng lệnh.

Sử dụng hiệu ứng giúp bài thuyết trình của bạn được chuyên nghiệp hơn

– Nhóm hiệu ứng nhấn mạnh (Emphasis): Là hiệu ứng tạo điểm nhấn giúp người xem chú ý đến nội dung cần nhấn mạnh.

– Nhóm hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010 (Exit): Đây là nhóm hiệu ứng xuất hiện khi nội dung đã tồn tại trên slide, khi người dùng đã xem xong và bạn muốn nó biến mất khỏi slide.

– Nhóm hiệu ứng hành động (Motior): Đây là nhóm hiệu ứng mà bạn cần thực hiện hành động theo đường dẫn.

Cách sử dụng hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010

Thiết lập hiệu ứng biến mất

Hiệu ứng Exit là nhóm hiệu ứng số 3 của Custom Animation trong PowerPoint. Ví dụ, trên một trang slide bạn muốn nội dung “Tổng quan toàn bài” biến mất sau khi xuất hiện bạn thực hiện các bước căn bản như sau:

– Bước 2: Sau khi bạn chọn Exit, một bảng hiệu ứng xuất hiện hoặc bạn chọn More Effects để xuất hiện đầy đủ 52 hiệu ứng biến mất.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể điều chỉnh cho nó xoay ngang hoặc xoay dọc trên bài thuyết trình.

Sử dụng Trigger trong nhóm hiệu ứng biến mất

Trigger là hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010 được dùng để lựa chọn câu hỏi đúng nhất. Ví dụ minh họa cách làm cho các bạn dễ hiểu với câu hỏi: Một gia đình bao gồm bố và mẹ, 5 người con trai đều có một cô em gái. Hỏi gia đình đó có tất cả bao nhiêu người? Với 4 đáp án A, B, C, D lần lượt là 7, 8, 10 và 12. Nếu mọi người đọc kỹ thì sẽ chọn được câu trả lời đúng là đáp án B. Như vậy, ta sẽ làm hiệu ứng biến mất cho 3 đáp án còn lại là A, C, D như sau:

Hiệu ứng biến mất được sử dụng nhiều trong câu hỏi lựa chọn

– Bước 1:

+ Bạn bôi đen đáp án A rồi vào nhóm Exit chọn một hiệu ứng biến mất.

+ Bạn tiếp tục bôi đen và làm tương tự 2 đáp C, D.

– Bước 2: Bạn mở Text Box và gõ đáp án đúng vào ô.

Bạn cũng có thể chỉnh lại trong bảng Timing Start và chọn Ok.

– Bước 4: Khi bạn bấm Trigger thì các câu trả lời sai lần lượt biến mất.

Mở rộng cách dùng nhóm hiệu ứng trong PowerPoint

Dùng hiệu ứng cho toàn bộ trang slide

– Bước 1: Sau khi chọn được hiệu ứng trong các nhóm hiệu ứng bất kỳ, bạn chọn nội dung của slide xuất hiện 1 lần khi trình chiếu.

– Bước 2: Kích hoạt chế độ Animation Pane trong PowerPoint 2010. Khi cửa sổ Animation xuất hiện, bạn chọn chuột phải vào hiệu ứng vừa tạo. Lựa chọn thẻ Text Animation trong mục Group text bạn chỉ được lựa chọn 1 trong các hiệu ứng mà bạn muốn áp dụng.

Ngoài hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010, bạn có thể sử dụng một số hiệu ứng phổ biến khác trên slide cho đoạn văn bản như:

+ As one object: Toàn bộ textbox thực thi áp dụng trong 1 lần.

+ All Paragraph: Tất cả các dòng trong đoạn văn bản đã chọn xảy ra chiếu đồng thời một lúc.

+ By 1St Level Paragraph: Khi áp dụng hiệu ứng đoạn văn bản thuộc cấp thứ 1 trong Textbox, các dòng là cấp con của cấp thứ 1 thì không có hiệu ứng.

+ By 2nd Level Paragraph, By 3rd Level Paragraph: Tương tự như cấp 1.

Sử dụng hiệu ứng cho dòng văn bản

Khác với cả đoạn văn bản, với cách sử dụng chỉ áp dụng cho dòng hoặc ký tự văn bản.

– Bước 1: Bạn mở hộp thoại Fade và chọn tab Effect, lựa chọn 1 trong các hiệu ứng sau:

+ All at once: Tất cả các dòng được áp dụng hiệu 1 lần.

+ By word: Hiệu ứng áp dụng cho mỗi từ trong đoạn.

+ By Letter: Thực thi hiệu ứng từng ký tự trong dòng của slides.

Một số cách dùng nhóm hiệu chung cho bài thuyết trình của bạn được hấp dẫn người xem

– Bước 2: Chọn Ok và ấn f5 để xem kết quả của hiệu ứng đã áp dụng.

Ngoài việc sử dụng nhóm hiệu ứng biến mất trong PowerPoint 2010, bạn có thể sử dụng nhiều hiệu ứng khác nhau trong bài thuyết trình. Unica hy vọng rằng, bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong công tác chuẩn bị trình chiếu PowerPoint.

Hoặc để nâng cao hơn kỹ năng làm và sáng tạo ra những bài thuyết trình bằng PowerPoint thật chất lượng và ấn tượng với người xem, bạn rất nên trang bị cho bản thân những kiến thức bí quyết thục hiện PowerPoint ngay trong một khóa học Tin học văn phòng “Thiết kế PowerPoint chuyên nghiệp “ tại Unica.vn.

Về khóa học “Thiết kế PowerPoint chuyên nghiệp” cực đỉnh

Khóa học “Thiết kế PowerPoint chuyên nghiệp” tại Unica

Khóa học do giảng viên Trần Quang Vũ trực tiếp hướng dẫn sẽ đếm đến cho bạn những kiến thức cực hay vói tính khả dụng cao vào trong công việc tạo các bản trình chiếu PowerPoint chuyên nghiệp, giúp học viên biết trình bày bài thuyết trình của mình thật ấn tượng và cuốn hút.

Tham gia khóa học này bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn sử dụng và khai thác toàn bộ các công cụ, tính năng bên trong PowerPoint, biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp ngay trong PowerPoint mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu khác, đồng thời bạn cũng được giảng viên hướng dẫn cách tư duy và vận dụng linh hoạt các yếu tố hình ảnh, văn bản, âm thanh, đồ họa 2D – 3D để tạo ra các bài trình chiếu cuốn hút, có tương tác cao với người xem.

Kĩ Thuật Lồng Các Hiệu Ứng Trình Bày Ấn Tượng Trong Powerpoint

Ở một số khoa trong trường đại học có quy định các giáo án điện tử dùng để giảng dạy phải theo chuẩn slide của khoa. Một số giảng viên hay diễn giả cũng tự mình thiết kế những chuẩn slide rất ấn tượng mang dấu ấn cá nhân của mình…Và nếu bạn có điều kiện đi thuyết giảng nhiều, hoặc muốn tạo phong cách cho công ty mình, hay đơn giản là bạn muốn tạo một hình tượng lên các slide của mình – thì tốt nhất, bạn nên tự mình thiết kế ra một chuẩn slide để dùng cho các trường hợp về sau.

Tiếp theo, bạn cần bổ sung thêm các hoạt tiết để cho slide chuẩn của bạn trông đẹp và hấp dẫn hơn. Muốn thế, ở góc bên trái phía dưới, bạn nhấn chuột lên nút Line rồi kẻ một đường theo hướng bạn muốn. Nhấn chuột phải lên đường này, chọn Edit Points rồi bấm chuột phải lên khoảng giữa của đường ấy và chọn Add Point. Bấm chọn phải tiếp tục rồi chọn Curved Segment. Sau đó bạn lại nhấn chuột phải lên đường kẻ ấy và chọn các thông số giá trị màu sắc, kiểu , kích thước cho đường kẻ. Còn trong mục Fill, dòng Color thì bạn có thể tùy chọn đổ bóng xuyên qua đường kẻ…Bạn hãy ngồi tỉ mỉ thiết kế để cho ra một khung bố sục slide đẹp nhất mà mình thích.

8- Thêm hiệu ứng hiển thị:

9- Chuyển slide phong cách:

Nếu không có thời gian, trong khung Apply to selected slides, bạn hãy kéo chuột xuống dưới rồi chọn Random Transition, khi ấy, mỗi slide sẽ xuất hiện theo một cách khác nhau. Nếu bạn làm một bài test trong Power Point, bạn có thể đặt thời gian để cứ sau một khoảng nhất định thì slide mới sẽ được mở ra. Muốn thế, trong mục Advance slide, bạn đánh chọn dòng Automatically after, rồi lựa thời gian để slide tự chuyển. Nếu muốn cùng áp dụng một kiểu chuẩn về cách chuyển slide, thời gian tự động chuyển slide, âm thanh,…thì bạn nhấn nút Apply to All Slides thì ngay lập tức các slide sẽ có cùng một kiểu hiệu ứng.

10- Thiết kế chữ đặc biệt:

11- Vẽ các khung hình đặc biệt:

Làm Việc Với Các Hiệu Ứng, Hoạt Cảnh Trong Powerpoint 2010

Giúp người xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của bạn hãy đến với bài viết giới thiệu về làm việc với các hiệu ứng, hoạt cảnh

Các hiệu ứng và hoạt cảnh cho các đối tượng trên slide là cách tốt nhất giúp bạn nhấn mạnh vào các thông tin cung cấp trên slide, điều khiển dòng thông tin trong bài thuyết trình và giúp người xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng vào các đối tượng trên từng slide riêng lẻ hoặc thực hiện công việc này trong slide master và các slide layout nhằm tiết kiệm thời gian.

PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng và được chia làm 4 nhóm:

Hiệu ứng Entrance. Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide hoặc có xu hướng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.

Hiệu ứng Exit: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có xu hướng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.

Hiệu ứng Emphasis: Nhấn mạnh nội dung áp dụng hiệu ứng

Hiệu ứng di chuyển: Hiệu ứng làm các đối tượng di chuyển theo một đường đi qui định trước (Motion Paths).

Bạn có thể tùy ý áp dụng một hay nhiều kiểu hiệu ứng cho một đối tượng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập cho các âm thanh kèm theo hiệu ứng.

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các loại hiệu ứng và các kiểu hoạt cảnh cho Text, hình ảnh, shape, bảng biểu, đồ thị, Smart Art, slide… để áp dụng vào bài thuyết trình diễn của mình. Nhìn chung khi áp dụng hiệu ứng, chúng ta cần chú ý các điểm sau:

Chọn kiểu hiệu ứng: 4 nhóm hiệu ứng đã nêu trên

Thiếp lập cấp độ mà hiệu ứng sẽ áp dụng lên đối tượng: cả đối tượng hay từng thành phần của đối tượng. Thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng: đổi màu, biến mất,…

Thiết lập thời điểm, tốc độ và số lần lặp của hiệu ứng: khi nhấp chuột hay là tự thực hiện sau một thời gian qui định, thực hiện hiện hiệu ứng đồng thời hay sau một hiệu ứng khác, tốc độ thực hiện hiệu ứng nhanh hay chậm.

Thiết lập thứ tự thực hiện hiệu ứng của đối tượng so với các đối tượng khác trên slide

1. Hiệu ứng cho văn bản

Văn bản (Textbox) là đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong bài thuyết trình. Do vậy, Powerpoint xây dựng sẵn rất nhiều kiểu hiệu ứng rất thú vị cho đối tượng này và chúng ta có thể thiết lập hiệu ứng đến từng dòng, từng chữ hoặc từng ký tự trong đoạn văn bản. WordArt thực chất cũng là văn bản nên cách áp dụng hiệu ứng cho đối tượng này hoàn toàn tương tự với Textbox. Do vậy, phần này chỉ minh hoạ áp dụng hiệu ứng trên đối tượng Textbox.

Các cấp độ của văn bản trong Textbox

Bảng 1. Tùy chọn hiệu ứng cho các đoạn văn bản trong Textbox

Bảng 2. Tùy chọn hiệu ứng cho các từ trong các dòng văn bản

Chúng ta sẽ thực hành áp dụng hiệu ứng cho các đoạn văn bản (Textbox) trong slide số 3 “Các kiểu hiển thị” của bài thuyết trình đã tạo trong phần trước.

Thực hiện:

Trong chế độ Normal View, bạn chọn hộp văn bản cần áp dụng hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn hộp văn bản bên trái trong slide số 3.

.

Chọn hộp văn bản

Các hiệu ứng dựng sẵn

Effect Options

Nếu thấy các kiểu hiệu ứng không trong hộp Animation Styles còn ít quá, bạn chọn tiếp nút More Entrance Effects… trong hộp này. Khi đó, hộp thoại Change Entrance Effect xuất hiện với hơn 30 kiểu hiệu ứng cho bạn lựa chọn.

Tích chọn vào hộp Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide.

Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK. Ví dụ, bạn chọn lại kiểu Flip

Thay đổi kiểu hiệu ứng

Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho văn bản

Để thiết lập các thông số hiệu ứng nâng cao cho hộp văn bản. Bạn vào nhóm Advanced Animation và chọn nút Animation Pane. Khung Animation Pane xuất hiện bên phải trong cửa sổ soạn thảo Normal View.

Thực hiện:

Chọn lại hộp văn bản bên trái trong slide số 3. Khi đó trong ngăn Animation Pane, hiệu ứng đã thiết lập cho đối tương tương ứng trên slide cũng được chọn.

Nhấp chuột vào nút ( ) bên phải tên của đối tượng đang chọn để mở danh sách lệnh. Bạn hãy chọn lệnh Effect Options… hộp thoại tùy chọn cho hiệu ứng Fly In xuất hiện.

Tùy chọn cho hiệu ứng Fly In

Tại ngăn Effect:

Nhóm Settings:

Direction: thiết lập hướng bay như trong tùy chọn Effect Options đã thực hiện ở phần trên.

Smooth start: hiệu ứng thực hiện chậm lúc đầu

Smooth end: hiệu ứng thực hiện chậm lúc cuối

Bounce end: hiệu ứng rung lắc của đối tượng lúc cuối. Ví dụ bạn thiết lập Bouce end là 0.5 giây (0.5 sec).

Nhóm Enhancements:

Sound: qui định có âm thanh hay không khi thực hiện hiệu ứng và điều chỉnh âm lượng tại biểu tượng hình loa bên cạnh. Ví dụ, bạn chọn kiểu âm thanh là Camera.

After animation: thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn More Colors… và chọn màu xanh lá cây. Nghĩa là, đoạn văn bản sẽ đổi sang màu xanh sau khi thực hiện ứng.

Animate text: thiết lập phạm vi ảnh hưởng của hiệu ứng đến cả dòng (All at once), từng từ (By word) hoặc từng ký tự (By letter) trong câu kèm theo thời gian chờ. Số phần trăm càng cao thì khoảng thời gian chờ càng lâu. Ví dụ, bạn chọn kiểu By Word và thời gian chờ là 10% giữa các từ.

Thiết lập tùy chọn cho ngăn Effect

Tại ngăn Timing:

Delay: thiết lập thời gian chờ trước khi hiệu ứng bắt đầu thực thi. Ví dụ, bạn thiết lập thời gian chờ là 2 giây.

Duration: thiết lập thời gian hay tốc độ thực hiện hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn tốc độ thực hiện là 2 giây (2 seconds (Medium)).

Repeat: thiết lập số lần thực thi lặp lại của hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn None để cho hiệu ứng chỉ thực hiện một lần.

Tích chọn Rewind when done playing nếu muốn đối tượng bị trả về nơi xuất phát sau khi thực thi hiệu ứng.

Tại ngăn Text Animation:

Group text: thiết lập cấp độ văn bản trong hộp Textbox được áp dụng hiệu ứng. Văn bản trong Textbox bên trái có 2 cấp và ta muốn áp dụng hiệu ứng cho mỗi dòng trong văn bản đó. Do vậy, bạn chọn Group text là By 2nd Level Paragraphs.

Automatically after: thiết lập thời gian chờ trước khi thực hiện hiệu ứng, đây chính là Delay bên ngăn Timing.

Animate attached shape: chỉ xuất hiện khi bạn định dạng shape cho hộp văn vản. Và nếu tích chọn tùy chọn này thì shape sẽ thực thi hiệu ứng trước, sau đó mới đến các hiệu ứng của văn bản chứa trong shape.

In reverse order: các hiệu ứng sẽ thực thi theo trình tự ngược lại, văn bản có nhiều dòng thì sẽ thực thi hiệu ứng cho dòng cuối trước, dòng đầu sẽ thực thi hiệu ứng sau cùng.

Thiết lập tùy chọn ngăn Text Animation

Nhấn nút OK sau khi thiết lập các thông số.

Nếu các hiệu ứng là đơn giản thì chúng ta có thể thiết lập nhanh các thông số về hiệu lệnh thực thi hiệu ứng, thời gian thực thi và thời gian chờ trước khi thực thi hiệu ứng. Nếu trên slide có nhiều đối tượng áp dụng hiệu ứng là dùng các nút Move Earlier (đưa lên thực thi trước) hoặc Move Later (đưa xuống thực thi sau) để sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng của các đối tượng trên slide.

Thiếp lập nhanh các tùy chọn

Bảng 3. Tùy chọn hành động sau khi thực thi hiệu ứng

2. Sao chép hiệu ứng

Tính năng sao chép hiệu ứng (Animation Painter) giữa các đối tượng mới được bổ sung vào PowerPoint 2010. Nhờ tính năng này, thời gian thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trong bài thuyết trình được rút ngắn rất nhiều. Chúng ta sẽ thực hành việc sao chép hiệu ứng từ hộp văn bản bên trái của slide 3 sang hộp văn bản bên phải.

Thực hiện:

Chọn hộp văn bản bên trái trong slide số 3.

Vào ngăn Animations, nhóm Advanced Animation chọn lệnh Add Animation

Để sao chép hiệu ứng cho nhiều đối tượng cùng lúc, bạn làm như sau:

Trước tiên, bạn phải tắt tính năng AutoPreview tại tùy chọn bên dưới nút Preview, trong ngăn Animations.

Tiếp theo, phải nhấp nút Animation Painter hai lần khi thực hiện lệnh sao chép hiệu ứng.

Sau đó, lần lượt nhấp chuột lên các đối tượng cần được áp dụng hiệu ứng.

Thứ tự thực hiện hiệu ứng trên slide:Thứ tự thực hiện hiệu ứng trên slide của các đối tượng căn cứ vào vị trí của nó trong khung Animation Pane. Đối tượng nằm trên sẽ thực thi trước đối tượng nằm dưới.

Khung Animation Pane

Thực hiện:

Chọn slide có nhiều đối tượng được đã thiết lập hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn slide số 3.

Để sắp xếp thứ tự thực thi hiệu ứng cho một đối tượng thì chọn hiệu ứng của đối tượng đó trong khung Animation Pane và nhấp nút mũi tên hướng lên để tăng độ ưu tiên hoặc nhấp mũi tên hướng xuống để giảm độ ưu tiên khi thực thi.

Để kiểm tra lại kết quả của việc sắp xếp, bạn nhấp vào nút Play để xem trước sự thực thi hiệu ứng của các đối tượng trên slide.

4. Hiệu ứng cho hình ảnh, shape

Cách áp dụng hiệu ứng cho hình ảnh, clipart hay shape là giống nhau, phần này chúng ta sẽ thực hành áp dụng hiệu ứng cho các hình ở slide 4.

Áp dụng hiệu ứng Thực hiện:

Chọn hình con bướm bên trái trong slide số 4.

Vào ngăn Animations, nhóm Animation và chọn một hiệu ứng từ Animation Style. Ví dụ, bạn chọn kiểu Spin từ nhóm Emphasis. Nhấp chuột vào nút Effect Options để tùy chọn thêm cho hiệu ứng vừa chọn nếu cần.

Tích chọn vào hộp Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide.

Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK. Ví dụ, bạn không thay đổi kiểu.

Hộp thoại Change Emphasis Effect

Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho hình ảnh

Một cách khác để truy cập hộp thoại tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho đối tượng trên slide bằng cách chọn đối tượng đã áp dụng hiệu ứng và nhấp vào nút Show Additional Effects Options tại nhóm Animation trong ngăn Animations.

Truy cập nhanh hộp thoại

Thực hiện:

Chọn hình con bướm bên trái trong slide số 4.

Tại ngăn Effect:

Nhóm Settings: Không thay đổi trong phần

Nhóm Enhancements:

Sound: chọn kiểu âm thanh Chime từ danh sách, tùy chỉnh âm lượng tại nút biểu tượng hình loa kế bên. Chọn No sound sẽ không có âm thanh kèm theo hiệu ứng.

After animation: Ví dụ, bạn chọn tùy chọn này.

Tại ngăn Timing: tương tự như việc thiết lập thời gian cho đối tượng văn bản. Ví dụ bạn chọn sự kiện xảy ra hiệu ứng là After Previous tại hộp Start, thời gian chờ là 2 giây tại Delay, tốc độ thực thi là 1 giây và không chọn lặp lại.

Nhấn nút OK sau khi hoàn tất.

Sao chép hiệu ứng cho hình con bướm bên phải trên slide.

Hiệu ứng di chuyển đối tượng theo đường đi dựng sẵn

Để minh họa cho việc áp dụng hiệu ứng di chuyển các đối tượng trên slide theo đường đi định sẵn, chúng ta hãy chèn thêm một hình ảnh vui vào slide số 5 trong bài thuyết trình và áp dụng hiệu ứng Motion Path hình này.

Thực hiện:

Chèn hình vào slide

Bây giờ chúng ta sẽ thiết lập hiệu ứng Motion Path cho chú khủng long con di chuyển ngang qua slide. Bạn hãy di chuyển hình ra phía góc dưới bên phải ở ngoài phạm vi của slide.

Dời hình ra ngoài slide

Chọn hình chú khủng long và vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn Animation Styles và chọn Custom Path

Chọn kiểu đường di chuyển

Vẽ một đường gấp khúc nhẹ từ vị trí của hình chú khủng long ngang qua phần dưới của slide như hình sau.

Vẽ đường di chuyển gấp khúc

Bạn chọn nút Preview trên Ribbon sẽ thấy được hiệu ứng thực thi. Tuy nhiên tốc độ di chuyển quá nhanh, bạn hãy chọn lại hình chú khủng long và vào nhóm Timing trên ngăn Animations để thiết lập lại tổng thời gian thực thi hiệu ứng tại hộp Duration là 6 giây và chọn tùy chọn After Previous tại hộp Start.

Thiết lập lại thời gian thực thi hiệu ứng

5. Hiệu ứng cho SmartArt

PowerPoint cho phép chúng ta áp dụng hiệu ứng cho SmartArt và các thành phần trong SmartArt như Text, Shape, hình ảnh….

Hiệu ứng cho các thành phần trong SmartArt

Tất cả shape trong SmartArt sẽ được thực thi hiệu ứng đồng thời. Điểm khác nhau của hiệu ứng cho SmartArt kiểu As one object và All at once là khi xoay hình chẳng hạn thì kiểu As one object sẽ xoay cả SmartArt còn kiểu All at one thì các shape trong SmartArt sẽ đồng loạt xoay.

Áp dụng hiệu ứng cho SmartArt kiểu danh sách

Thực hiện:

Chọn SmartArt dạng danh sách trên slide số 2

Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn More để mở hộp Animation Styles, chọn lệnh More Entrance Effects… hộp thoại Change Entrance Effect xuất hiện

Áp dụng hiệu ứng cho SmartArt kiểu Picture

Thực hiện:

Chọn SmartArt dạng danh sách trên slide số 7

Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn kiểu Zoom tại Animation Styles.

Vào Effect Options chọn One by One

Chọn kiểu hiệu ứng One by One

Vào nhóm Timing, chọn lại After Previous tại hộp Start, chọn 5 giây tại hộp Duration và chọn 0.5 giây tại hộp Delay.