Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Các Hàm Trong Excel Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Các Hàm Trong Excel 2010

Danh Sách Các Hàm Trong Excel 2010

Các hàm trong excel 2010 để xử lý chuỗi

Các hàm dò tìm và tham chiếu

Các hàm Excel Thống kê.

Các hàm excel Ngày Tháng và Thời gian.

Các hàm toán học.

Các hàm excel quản lý CSDL.

Các hàm excel thông tin.

Công thức Cách dùng của các hàm trong excel 2010.

Các hàm excel xử lý chuỗi

Hàm và định nghĩa:

1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm trong Excel 2010

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LEFT

Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự bên trái của chuỗi.

Cú pháp: LEFT(Text,[num_chars])

Tham số:

Text: chuỗi.

Num_chars : Số ký tự muốn cắt từ bên trái.

Ví dụ: LEFT(“ABCD”,2) à AB

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm RIGHT

Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự bên phải của chuỗi.

Cú pháp: RIGHT(Text,[num_chars])

Tham số:

Text: chuỗi.

Num_chars : Số ký tự muốn cắt từ bên phải.

Ví dụ: RIGHT(“ABCD”,2) à CD

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MID

Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự ở giữa của chuỗi.

Cú pháp: MID(Text, start_num, num_chars)

Ví dụ: MID(“ABCD”,2,1) à B

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LEN

Chức năng: Trả về tổng số độ dài của một chuỗi.

Cú pháp: LEN(Text)

Tham số:

Text: chuỗi muốn đếm số ký tự.

Ví dụ: LEN(“ABCD”) à 4

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm VALUE

Chức năng: Chuyển một số chuỗi thành số value.

Cú pháp: VALUE(Text)

Tham số:

Text: số kiểu chuỗi.

Ví dụ: VALUE(“4”) à 4

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TRIM

Chức năng: Cắt bỏ những khoảng trắng thừa trong một chuỗi.

Cú pháp: TRIM(Text)

Tham số:

Ví dụ: TRIM(” A B C “) à A B C

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LOWER

Chức năng: Chuyển một chuỗi viết hoa thành viết thường.

Cú pháp: LOWER(Text)

Tham số:

Text: chuỗi muốn chuyển.

Ví dụ: LOWER(“ABCD”) à abcd

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm UPPER

Chức năng: Chuyển một chuỗi viết thường thành viết hoa.

Cú pháp: UPPER(Text)

Tham số:

Text: chuỗi muốn chuyển.

Ví dụ: UPPER(“abcd”) à ABCD

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm PROPER

Chức năng: Chuyễn những chữ cái đầu của từ trong một chuỗi thành viết hoa.

Cú pháp: PROPER(Text)

Tham số:

Text: chuỗi muốn chuyển.

Ví dụ: PROPER(“nguyen van an”) à Nguyen Van An

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm FIND

Chức năng: Trả về số vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và có phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Cú pháp: FIND(Find_text, within_text, [start_num])

Ví dụ: FIND(“e”,”MS Excel”,1) à 7

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SEARCH

Chức năng: Trả về vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Cú pháp: SEARCH(Find_text, within_text, [start_num])

Ví dụ: SEARCH(“e”,”MS Excel”,1) à 4

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm REPLACE

Chức năng: Thay thế một chuỗi bắt đầu bằng số thứ tự ký tự truyền vào.

Cú pháp: REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text)

Tham số:

Old_text: Chuỗi cũ.

Start_num: Bắt đầu thay thế từ ký tự thứ mấy.

Num_chars: Số ký tự cần thay thế.

New_text: Chuỗi mới thay thế.

Ví dụ: REPLACE(“2009″,3,2,”10”) à 2010

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUBSTITUTE

Chức năng: Tìm kiếm và thay thế một chuỗi cũ thành chuỗi mới.

Cú pháp: SUBSTITUTE(Text, old_text, new_text, [instance_num])

Tham số:

Text: chuỗi.

Old_text: chuỗi cũ.

New_text: chuỗi mới thay thế cho chuỗi cũ.

Instance_num: Số ký tự thứ bao nhiêu được tìm thấy trong chuỗi.

Ví dụ: SUBSTITUTE(“d@vid s@m”,”@”,”a”,2) à d@vid sam

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TEXT

Chức năng: Chuyển một số thành dạng chuỗi theo định dạng được chỉ định.

Cú pháp: Text(value, format_text)

Tham số:

Value: Giá trị.

Format_text: Kiểu định dạng.

Ví dụ: Text(“123000″,”#,## [$VNĐ]”) à 123,000 VNĐ

1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm trong Excel 2010:

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm VLOOKUP

Chức năng: Dò tìm một hàng (row) chứa giá trị cần tìm ở cột đầu tiên (bên trái) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong hàng này, và sẽ lấy giá trị ở cột đã chỉ định trước.

Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])

Tham số:

Lookup_value: Giá trị dò.

Table_array: Bảng dò (dạng cột).

Col_index_num: Cột cần tìm .

Range_lookup: Kiểu dò (True-False).

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm HLOOKUP

Chức năng: Dò tìm một cột (column) chứa giá trị cần tìm ở hàng đầu tiên (trên cùng) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong cột. này, và sẽ lấy giá trị ở hàng đã chỉ định trước.

Cú pháp: HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])

Tham số:

Lookup_value: Giá trị dò.

Table_array: Bảng dò (dạng cột).

Row_index_num: Dòng cần tìm .

Range_lookup: Kiểu dò (True-False).

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MATCH

Chức năng: Trả về vị trí của một giá trị dòng (hoăc cột) trong một dãy giá trị.

Cú pháp: MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm INDEX

Chức năng: Trả về giá trị tương ứng với tọa độ dòng và cột.

Cú pháp: INDEX(Array, row_num, [column_num])

Các hàm excel Luận lý:

1. Cú pháp và cách sử dụng các hàm trong Excel

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm IF

Chức năng: Trả về một giá trị nếu điều kiện có giá trị TRUE, và một giá trị khác nếu điều kiện có giá trị FALSE.

Cú pháp: IF(logical_text, [value_if_true], [value_if_false])

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AND

Chức năng: Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu có một hay nhiều đối số là sai.

Cú pháp: AND(logical1, [logical2], …)

Tham số:

Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm OR

Chức năng: Trả về giá trị TRUE nếu có một hay nhiều đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu tất cả các đối số là sai.

Cú pháp: OR(Logical1, [logical2], …)

Tham số:

Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NOT

Chức năng: Kết quả TRUE nếu biểu thức logic là FALSE và ngược lại.

Cú pháp: NOT(logical)

Tham số:

Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm IFERROR

Chức năng: Trả về một giá trị đã xác định nếu công thức có lỗi, hoặc trả về kết quả của công thức nếu công thức đó không có lỗi. Thường dùng IFERROR() để bẫy lỗi trong các công thức.

Cú pháp: IFERROR(value, value_if_error)

Tham số:

Value: Là một biểu thức hoặc một công thức cần kiểm tra có lỗi hay không.

Value_if_error: Giá trị trả về nếuvalue gây ra lỗi, là các loại lỗi sau đây: #N/A, #VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME?, hoặc #NULL!.

Hàm và định nghĩa các hàm Thống kê

=AVERAGEIF(B25:B36,”Sắt Phi 6″,E25:E36) à 15833.33333

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AVERAGEIFS

Công dụng: Tính trung bình cộng của các giá trị trong danh sách theo nhiều điều kiện

Cú pháp: AVERAGEIFS(average_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …)

Tham số:

average_range là vùng tính trung bình;

criteria_range1: vùng xét điều kiện thứ nhất

criteria1: giá trị điều điện thứ nhất

criteria_range2: vùng xét điều kiện thứ hai

criteria2: giá trị điều điện thứ hai

Ví dụ: Tính trung bình Đơn Giá cùa Tên Hàng là Sắt Phi 6 thuộc khu vực TNB

=AVERAGEIFS(E25:E36,B25:B36,”Sắt Phi 6″,C25:C36,”TNB”) à 18500

=SUMIF(B25:B36,”Ciment Hà Tiên”,F25:F36) là 2169540000

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUMIFS

Công dụng: Tính tổng của các giá trị trong một mảng theo nhiều điều kiện

Cú pháp: SUMIFS (sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …)

Tham số

sum_range là vùng tính tổng;

criteria_range1: vùng xét điều kiện thứ nhất

criteria1: giá trị điều điện thứ nhất

criteria_range2: vùng xét điều kiện thứ hai

criteria2: giá trị điều điện thứ hai

Ví dụ:Tính tổng giá trị thành tiền của Ciment Hà Tiên bán ở khu vực Miền Trung

=SUMIFS(F25:F36,B25:B36,”Ciment Hà Tiên”,C25:C36,”M.TRUNG”) à 510240000

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTIF

Công dụng: Đếm số ô thỏa một điều kiện cho trước bên trong một dãy

Cú pháp: COUNTIF(range, criteria)

Tham số:

range: vùng xét điều kiện

criteria: giá trị điều kiện

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTIFS

Công dụng: Đếm số ô thỏa nhiều điều kiện cho trước

Cú pháp: COUNTIFS(range1, criteria1, range2, criteria2, …) :

Tham số:

Range1: vùng xét điều kiện thứ nhất

Criteria1: giá trị điều kiện thứ nhất

Range2: vùng xét điều kiện thứ hai

Criteria2: giá trị điều kiện thứ hai

Các hàm excel Ngày Tháng và Thời gian.

Hàm và định nghĩa các hàm thời gian

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TODAY

Công dụng: trả về ngày hiện tại trong máy tính

Cú pháp: Today ()

Tham số: không có tham số.

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NOW

Công dụng: trả về ngày và giờ hiện tại trong máy tính

Cú pháp: NOW()

Tham số: không có tham số

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DATE

Công dụng: nhập vào ngày tháng năm theo đúng định dạng của máy tính

Cú pháp: DATE(year, month, day)

Tham số:

Year: nhập vào số năm

Month: nhập vào số tháng

Day: nhập vào số ngày

Ví dụ: DATE(2016,9,10) à 10/9/2016

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DAY

Công dụng: trả về ngày trong tháng (1-31)

Cú pháp: DAY(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là ngày tháng năm

Ví dụ: DAY(DATE(2016,9,10) à 10; DAY(42623) à 10

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MONTH

Công dụng: trả về tháng trong năm (1-12)

Cú pháp: MONTH(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là ngày tháng năm

Ví dụ: MONTH(DATE(2016,9,10) à 9; MONTH(42623) à 9

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm YEAR

Công dụng: trả về năm

Cú pháp: DAY(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là ngày tháng năm

Ví dụ: YEAR(DATE(2016,9,10) à 2016; YEAR(42623) à 2016

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DATEVALUE

Công dụng: chuyển ngày thành số

Cú pháp: DATEVALUE(day_text)

Tham số:

day_text: Chuỗi ngày tháng năm

Ví dụ: =DATEVALUE(“10/9/2016”) à 42623

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EDATE

Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng

Cú pháp: EDATE(start_day, months)

Tham số:

start_day: ngày bắt đẩu

months: số tháng cộng vào thêm

Ví dụ: =EDATE(DATE(2016,8,10),3) à 10/11/2016

=EDATE(DATE(2016,8,10),-3) à 10/5/2016

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EOMONTH

Công dụng: trả về ngày tháng năm của ngày cuối tháng sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng

Cú pháp: EOMONTH(start_day, months)

Tham số:

start_day: ngày bắt đẩu

months: số tháng cộng vào thêm

Ví dụ: =EOMONTH(DATE(2016,8,10),3) à 31/11/2016

=EOMONTH(DATE(2016,8,10),-3) à 31/5/2016

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TIME

Công dụng: nhập vào giờ phút giây theo đúng định dạng của máy tính

Cú pháp: Time(hour, minute, second)

Tham số:

Hour: nhập vào giờ

Minute: nhập vào phút

Second: nhập vào giây

Ví dụ: =TIME(6,15,15) à 6:15:15 AM

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm HOUR

Công dụng: trả về giờ (0 – 23)

Cú pháp: HOUR(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là giờ phút giây

Ví dụ: =HOUR(TIME(6,15,15)) à 6; =HOUR(0.25) à 6

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MINUTE

Công dụng: trả về số phút (0- 59)

Cú pháp: MINUTE(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là giờ phút giây

Ví dụ: =MINUTE(TIME(6,15,15)) à 15; =MINUTE(0.3) à 12

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SECOND

Công dụng: trả về số giây (0- 59)

Cú pháp SECOND(serial_number)

Tham số:

serial_number: giá trị là giờ phút giây

Ví dụ: =MINUTE(TIME(6,15,15)) à 15 ; =SECOND(0.305) à 12

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TIMEVALUE

Công dụng: chuyển giờ thành số (0 – 0.999988426)

Cú pháp: TIMEVALUE(time_text)

Tham số:

time_text: chuỗi giờ phút giây

Ví dụ: =TIMEVALUE(“12:7:12”) à505

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WEEKDAY

Công dụng: trả về 1 con số đại diện cho 1 ngày trong tuần (1-7) theo định dạng

Cú pháp: WEEKDAY(serial_number, [return_type])

Tham số:

serial_number: giá trị ngày tháng năm

[return_type]: định dạng quy định của thứ

Ví dụ: =WEEKDAY(DATE(2016,9,10),1) à 7

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WEEKNUM

Công dụng: trả về số tuần trong năm

Cú pháp: WEEKNUM(serial_number, [return_type])

Tham số:

serial_number: giá trị ngày tháng năm

[return_type]: định dạng quy định ngày đầu tuần là thứ mấy

Ví dụ: =WEEKNUM(DATE(2016,9,10),1) à 37

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WORKDAY

Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng trừ số ngày làm việc trong tuần (không tính thứ 7 và cn) vào ngày bắt đầu

Cú pháp: WORKDAY(start_day, days,[holiday])

Tham số

start_day: ngày bắt đầu

days: số ngày hoàn thành

[holiday]: ngày lễ

Ví dụ: =WORKDAY(B17,B18,B19:B20) à 22/05/2015

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WORKDAY.INTL

Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng trừ số ngày làm việc trong tuần vào ngày bắt đầu nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần

Cú pháp: WORKDAY.INTL(start_day, days, [weekend], [holiday])

Tham số:

start_day: ngày bắt đầu

days: số ngày hoàn thành

[weekend]: định dạng quy định ngày nghỉ là ngày nào trong tuần

[holiday]: ngày lễ

Ví dụ: Trong tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật ( [weekend] = 11)

=WORKDAY.INTL(B17,B18,11,B19:B20) à 12/05/2015

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NEXTWORKDAY

Công dụng: trả ra số ngày làm việc (không tính thứ 7 và cn)

Cú pháp: NEXTWORKDAY(start_day,end_day, [holiday])

Tham số:

start_day: ngày bắt đầu

end_day: ngày kết thúc

[holiday]: ngày lễ

Ví dụ: =NETWORKDAYS(B27,B28,B29:B30) à 51

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NEXTWORKDAY.INTL

Công dụng: trả ra số ngày làm việc nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần

Cú pháp: NEXTWORKDAY.INTL(start_day, end_day, [weekend],[holiday])

start_day: ngày bắt đầu

end_day: ngày kết thúc

[weekend]: định dạng quy định ngày nghỉ là ngày nào trong tuần

[holiday]: ngày lễ

Ví dụ: Trong tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật ( [weekend] = 11)

=NETWORKDAYS.INTL(B27,B28,11,B29:B30) à 62

Hàm và định nghĩa các hàm toán học

=DEGREES(ATAN2(-1,1-)) à -1350

Làm tròn lấy 1 chữ số thập phân =ROUND(123.456,1) à 123.5

Number: số thực muốn lấy phần nguyên

Ví dụ: =INT(123.456) à 123

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EVEN

Công dụng: Làm tròn lên đến giá trị số nguyên chẵn gần nhất

Cú pháp: EVEN(number)

Tham số:

Number: là giá trị cần làm tròn.

Ví dụ: =EVEN(123) à 124 ; =EVEN(124) à124

Các hàm trong Excel 2010 – ODD

Công dụng: Làm tròn lên đến giá trị số nguyên lẻ gần nhất

Cú pháp: ODD(number)

Tham số:

Number: là giá trị cần làm tròn.

Ví dụ: =ODD(122) à 123 ; =ODD(123) à 123

Các hàm trong Excel 2010 – RAND

Công dụng: Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1

Cú pháp: RAND()

Tham số: không có tham số

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm RANDBETWEEN

Công dụng: Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn

Cú pháp: RANDBETWEEN(bottom,top)

Tham số:

Bottom: giá trị nhỏ nhất

Top: giá trị lớn nhất

Ví dụ: = RANDBETWEEN(1,100) à ngẫu nhiên 1 số từ 1 đến 100

Các hàm excel quản lý CSDL.

Hàm và định nghĩa các hàm quản lý CSDL.

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện.

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện.

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DPRODUCT

Công dụng: Trả về tích của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.

Cú Pháp: DPRODUCT (database,field,criteria)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

Ví dụ: B22=DPRODUCT(A1:E12,B1,B14:B15) à 74798500000

Các hàm excel thông tin.

Cú pháp và Cách sử dụng các hàm thông tin

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NA

Công dụng: Trả về giá trị lỗi #N/A dùng trong những trường hợp không lường trước được.

Cú Pháp: NA()

Các tham số: không có tham số nào.

Ví dụ: B3 = NA() à #N/A

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISERR

Công dụng: Kiểm tra giá trị có lỗi hay không (các lỗi : #VALUE!, #REF!, #NUM!, #DIV/0, #NULL!, #NAME? ; trừ lỗi #N/A). Nếu giá trị lỗi thì kết quả trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE

Cú Pháp: ISERR(Value)

Các tham số: Value: giá trị kiểm tra lỗi.

Ví dụ: B1 = 123abc , B2 = #REF!, B3 = #N/A

B4 = ISERR(B1) à FALSE

C4 = ISERR(B2) à TRUE

D4 = ISERR(B3) à FALSE

B5 = ISERROR(B1) à FALSE

C5 = ISERROR(B2) à TRUE

D5 = ISERROR(B3) à TRUE

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISEVEN

Công dụng: Kiểm tra số chẵn hay không. Nếu là số chẵn trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE. Nếu là số thập phân thì bỏ qua phần thập phân chỉ xét phần nguyên.

Cú Pháp: ISEVEN(number)

Các tham số: number : số sẽ kiểm tra.

Ví dụ: C1 = 123, D1 = 122

B6 = ISEVEN(C1) à FALSE

C6 = ISEVEN(D1) à TRUE

B7 = ISEVEN(C1) à TRUE

C7 = ISEVEN(D1) à FALSE

B8 = ISNUMBER(B1) à FALSE

C8 = ISNUMBER(C1) à TRUE

B9 = ISTEXT(B1) à TRUE

C9 = ISTEXT (C1) à FALSE

B10 = ISNA(B1) à FALSE

C10 = ISNA(B2) à FALSE

D10 = ISNA(B3) à TRUE

Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISBLANK

Công dụng: Kiểm tra giá trị trong ô là trống (rỗng) hay không. Trả về TRUE nếu là ô trống, ngược trả về FALSE.

Cú Pháp: ISBLANK(Value)

Các tham số:

Value: giá trị cần kiểm tra

Ví dụ: B1 = 123abc , B3 = NA() à(B3 = #N/A)

=ISBLANK(B1) à FALSE

=ISBLANK(B3) à TRUE

Các Hàm Thông Dụng Trong Excel.

CEILING (number, significance) : Làm tròn lên một số (cách xa khỏi số 0) đến bội số gần nhất của significance.

COMBIN (number, number_chosen) : Trả về số tổ hợp được chọn từ một số các phần tử. Thường dùng để xác định tổng số nhóm có được từ một số các phần tử.

EVEN (number) : Làm tròn một số đến số nguyên chẵn gần nhất

EXP (number) : Tính lũy thừa cơ số e của một số

FACT (number) : Tính giai thừa của một số

FACTDOUBLE (number) : Tính giai thừa cấp hai của một số

FLOOR (number, significance) : Làm tròn xuống một số đến bội số gần nhất

GCD (number1, number2, …) : Tìm ước số chung lớn nhất của các số

INT (number) : Làm tròn một số xuống số nguyên gần nhất

LCM (number1, number2, …) : Tìm bội số chung nhỏ nhất của các số

LN (number) : Tính logarit tự nhiên của một số

LOG (number) : Tính logarit của một số

LOG10 (number) : Tính logarit cơ số 10 của một số

MDETERM (array) : Tính định thức của một ma trận

MINVERSE (array) : Tìm ma trận nghịch đảo của một ma trận

MMULT (array1, array2) : Tính tích hai ma trận

MOD (number, divisor) : Lấy phần dư của một phép chia.

MROUND (number, multiple) : Làm tròn một số đến bội số của một số khác

MULTINOMIAL (number1, number2, …) : Tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích giai thừa các số

ODD (number): Làm tròn một số đến số nguyên lẻ gần nhất

PI () : Trả về giá trị con số Pi

POWER (number, power) : Tính lũy thừa của một số

PRODUCT(number1, number2, …) : Tính tích các số

QUOTIENT (numberator, denominator) : Lấy phần nguyên của một phép chia

RAND () : Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1

RANDBETWEEN (bottom, top) : Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn

ROMAN (number, form) : Chuyển một số (Ả-rập) về dạng số La-mã theo định dạng tùy chọn

ROUND (number, num_digits) : Làm tròn một số theo sự chỉ định

ROUNDDOWN (number, num_digits) : Làm tròn xuống một số theo sự chỉ định

ROUNDUP (number, num_digits) : Làm tròn lên một số theo sự chỉ định

SERIESSUM (x, n, m, coefficients) : Tính tổng lũy thừa của một chuỗi số

SIGN (number) : Trả về dấu (đại số) của một số

SQRT (number) : Tính căn bậc hai của một số

SQRTPI (number) : Tính căn bậc hai của một số được nhân với Pi

SUBTOTAL (function_num, ref1, ref2, …) : Tính toán cho một nhóm con trong một danh sách tùy theo phép tính được chỉ định

SUM (number1, number2, …) : Tính tổng các số

SUMIF (range, criteria, sum_range) : Tính tổng các ô thỏa một điều kiện chỉ định

SUMIFS (sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …) : Tính tổng các ô thỏa nhiều điều kiện chỉ định[/url]

SUMPRODUCT (array1, array2, …) : Tính tổng các tích của các phần tử trong các mảng dữ liệu

SUMSQ (number1, number2, …) : Tính tổng bình phương của các số

SUMX2MY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của hiệu bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMX2PY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của tổng bình phương của các phần tử trong hai mảng giá trị

SUMXMY2 (array_x, array_y) : Tính tổng của bình phương của hiệu các phần tử trong hai mảng giá trị

TRUNC (number, num_digits) : Lấy phần nguyên của một số (mà không làm tròn)

Theo: giaiphapexcel

Các Hàm Trong Bảng Tính Excel

TRUNG TÂM TIN HỌC – NGOẠI NGỮ PHƯƠNG NAMGIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC THỌBÀI 2: HÀM TRONG BẢNG TÍNH EXCEL Nhập công thức:Công thức bao giờ cũng bắt đầu bằng dấu =VD: =A2+A3Luôn nhập các hàm trên Excel theo quy định sau:Tên_hàm(các đối số nếu có)Phải có dấu mở ngoặc và đóng ngoặc đơnVD: =NOW()1. CÁC HÀM CƠ BẢN

ABS(Number): + Tính giá trị tuyệt đối của một số Ví dụ: ABS(5) = 5 ABS(-5)=51. CÁC HÀM CƠ BẢN

SQRT(Number): + Tính giá trị căn bậc hai của một số Ví dụ: SQRT(9)=3

INT(Number): + Trả về phần nguyên của một số Ví dụ: INT(5.9) = 5

1. CÁC HÀM CƠ BẢNMOD(Số bị chia,Số chia): + Trả về giá trị phần dư của phép chia Ví dụ: MOD(10,3) = 11. CÁC HÀM CƠ BẢN (tt)ROUND(Number,n):

– Dùng để làm tròn số theo nguyên tắc: Lớn hơn hoặc bằng 5 thì được nâng lên và ngược lại

1. CÁC HÀM CƠ BẢN (tt)2. CÁC HÀM VỀ CHUỖILEFT(String,n): + Lấy n ký tự của chuỗi bắt đầu từ vị trí bên trái Ví dụ: LEFT(“DANANG”,2) = DARIGHT(String,n): + Lấy n ký tự của chuỗi bắt đầu từ vị trí bên phải Ví dụ: RIGHT(“DANANG”,4) = NANGMID(String,m,n): + Lấy n ký tự bắt đầu từ vị trí m của chuỗi và được lấy từ trái sang phải Ví dụ: MID(“DANANG”,3,2) = NA

Chú ý: Khoảng trắng cũng là một ký tự

– Trả về giá trị Đúng nếu tất cả điều kiện là Đúng

– Trả về giá trị Sai nếu có ít nhất 1 điều kiện Sai

Trả về giá trị Sai nếu tất cả các đối số đều Sai

Trả về giá trị Đúng nếu có ít nhất 1 điều kiện Đúng

– Trả về giá trị phủ định của điều kiện

– Trả về giá trị 1 nếu biểu thức điều kiện Đúng

– Trả về giá trị 2 nếu biểu thức điều kiện Sai

– Tính tổng các giá trị số theo một điều kiện nào đó4. CÁC HÀM THỐNG KÊ (tt)Ví dụ: Tính tổng số tiền của mặt hàng là sữa4. CÁC HÀM THỐNG KÊ (tt)SUMPRODUCT(array 1, array 2, …)

Tính tổng có hơn 1 điều kiện, đếm có hơn 1 điều kiện4. CÁC HÀM THỐNG KÊ (tt)SUMPRODUCT(array 1, array 2, …)

Tính tổng có hơn 1 điều kiện, đếm có hơn 1 điều kiệnHàm SUMPRODUCT (TT)Lưu ý:Có thể có từ 2 đến 30 vùng trong một hàm SUMPRODUCTCác vùng phải có độ rộng bằng nhauNếu đưa vào công thức các vùng có độ rộng không bằng nhau, giá trị được trả về sẽ là #VALUE!Mỗi phần tử trong vùng chọn không phải là số sẽ được coi là có giá trị bằng 0COUNT(X1,X2,..XN)hoặc COUNT(vùng):

– Đếm số lượng ô có chứa dữ liệu kiểu số trong vùng hoặc các số có trong danh sách các đối số (không đếm ô chuỗi và ô rỗng)

YEAR(chuỗi ngày tháng năm):– Trả về năm của chuõi ngày tháng năm

+ Trị dò: trị được đem ra dò tìm(trị dò nằm trong bảng chính),trị dò trong bảng chính phải giống tuyệt đối với trị dò trong bảng dò + Bảng dò: vùng để tiến hành tìm kiếm,cột đầu tiên trong bảng dò phải là cột chứa giá trị dò tìm + Cột tham chiếu: số thứ tự cột trong Bảng dò sẽ được lấy dữ liệu. Cột đầu tiên của bảng dò sẽ được tính là cột thứ nhất + Cách dò: 0: tuyệt đối chính xác 1: tìm gần đúng.6. CÁC HÀM TÌM KiẾMHLOOKUP(Trị dò, Bảng dò, Dòng tham chiếu, Cách dò):

+ Trị dò: trị được đem ra dò tìm(trị dò nằm trong bảng chính),trị dò trong bảng chính phải giống tuyệt đối với trị dò trong bảng phụ + Bảng dò: vùng để tiến hành tìm kiếm,dòng đầu tiên trong bảng dò phải là dòng chứa giá trị dò tìm + Dòng tham chiếu: số thứ tự dòng trong Bảng dò sẽ được lấy dữ liệu. Dòng đầu tiên của bảng dò sẽ được tính là dòng thứ nhất + Cách dò: 0: tuyệt đối chính xác 1: tìm gần đúng.6. CÁC HÀM TÌM KiẾMLưu ý:

– Vùng tham chiếu phải bắt đầu bằng Cột hoặc Dòng chứa giá trị dò.

– Nếu tìm gần đúng, giá trị trong Cột dò hoặc Dòng tìm phải được sắp tăng dần.

6. CÁC HÀM TÌM KiẾM (tt)

Các Hàm Toán Học Trong Excel

Đôi khi, chúng ta cần có một dữ liệu mô phỏng để thử nghiệm một công việc, một kế hoạch gì đó, và cần điền một vài con số vào để có cái mà thử nghiệm. Trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ cần có những con số ngẫu nhiên, không biết trước. Excel cung cấp cho chúng ta hai hàm để lấy số ngẫu nhiên, đó là RAND() và RANDBETWEEN().

Hàm RAND()Cú pháp: = RAND() Hàm RAND() trả về một con số ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn 1. Nếu dùng hàm để lấy một giá trị thời gian, thì RAND() là hàm thích hợp nhất. Bên cạnh đó, cũng có những cách để ép RAND() cung cấp cho chúng ta những con số ngẫu nhiên nằm giữa hai giá trị nào đó. · Để lấy một số ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn n, ta dùng cú pháp: RAND() * n Ví dụ, công thức sau đây sẽ cung cấp cho chúng ta một con số ngẫu nhiên giữa 0 và 30: = RAND() * 30 · Trường hợp khác, mở rộng hơn, chúng ta cần có một con số ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng số m nào đó, và nhỏ hơn số n nào đó, ta dùng cú pháp: RAND() * ( n – m) + m Ví dụ, để lấy một số ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng 100 và nhỏ hơn 200, ta dùng công thức: = RAND() * (200 – 100) + 100 Lưu ý: Do hàm RAND() là một hàm biến đổi (volatile function), tức là kết quả do RAND() cung cấp có thể thay đổi mỗi khi bạn cập nhật bảng tính hoặc mở lại bảng tính, ngay cả khi bạn thay đổi một ô nào đó trong bảng tính… Để có một kết quả ngẫu nhiên nhưng không thay đổi, bạn dùng cách sau: Sau khi nhập công thức = RAND() vào, bạn nhấn F9 và sau đó nhấn Enter. Động tác này sẽ lấy một con số ngẫu nhiên ngay tại thời điểm gõ công thức, nhưng sau đó thì luôn dùng con số này, vì trong ô nhập công thức sẽ không còn hàm RAND() nữa. Có một hàm nữa trong Excel có chức năng tương tự công thức trên: Hàm RANDBETWEEN(). RANDBETWEEN() chỉ khác RAND() ở chỗ: RANDBETWEEN() cho kết quả là số nguyên, còn RAND() thì cho kết quả vừa là số nguyên vừa là số thập phân.Hàm RANDBETWEEN() Hàm RANDBETWEEN() trả về một số nguyên ngẫu nhiên nằm trong một khoảng cho trước.Cú pháp: = RANDBETWEEN( bottom, top)bottom: Số nhỏ nhất trong dãy tìm số ngẫu nhiên (kết quả sẽ lớn hơn hoặc bằng số này)top: Số lớn nhất trong dãy tìm số ngẫu nhiên (kết quả sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số này)Ví dụ: = RANDBETWEEN(0, 59) sẽ cho kết quả là một số nguyên nằm trong khoảng 0 tới 59.Hàm ABS() Lấy trị tuyệt đối của một sốCú pháp: = ABS( number)number: Số muốn tính trị tuyệt đốiVí dụ: ABS(2) = 2 ABS(-5) = 5 ABS(A2) = 7(A2 đang chứa công thức = 3.5 x -2)Hàm COMBIN() Trả về số tổ hợp của một số phần tử cho trướcCú pháp: = COMBIN( number, number_chosen)number: Tổng số phần tửnumber_chosen: Số phần tử trong mỗi tổ hợp Chú ý: · Nếu các đối số là số thập phân, hàm chỉ lấy phần nguyên · Nếu các đối số không phải là số, COMBIN sẽ báo lỗi #VALUE! · Nếu number < 0, number_chosen < 0, hoặc number < number_chosen, COMBIN sẽ báo lỗi #NUM! · Tổ hợp khác với hoán vị: Tổ hợp không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong mỗi tổ hợp; còn hoán vị thì thứ tự của mỗi phần tử đều có ý nghĩa. · COMBIN được tính như công thức sau đây (với n = number, k = number_chosen) Trong đó:Ví dụ: Với 4 phần tử Mai, Lan, Cúc, Trúc có thể xếp được bao nhiêu tổ hợp khác nhau, với mỗi tổ hợp gồm 2 phần tử ? = COMBIN(4, 2) = 6 6 tổ hợp này là: Mai-Lan, Mai-Cúc, Mai-Trúc, Lan-Cúc, Lan-Trúc và Cúc-TrúcHàm EXP() Tính lũy thừa của cơ số e (2.71828182845905…)Cú pháp: = EXP( number)number: số mũ của cơ số e Lưu ý: – Để tính lũy thừa của cơ số khác, bạn có thể dùng toán tử ^ (dấu mũ), hoặc dùng hàm POWER() – Hàm EXP() là nghịch đảo của hàm LN(): tính logarit tự nhiên của một sốVí dụ: EXP(1) = 2.718282(là chính cơ số e) EXP(2) = 7.389056(bình phương của e)Hàm FACT() Tính giai thừa của một số.Cú pháp: = FACT( number)number: số cần tính giai thừa Lưu ý: – number phải là một số dương – Nếu number là số thập phân, FACT() sẽ lấy phần nguyên của number để tínhVí dụ: FACT(5) = 120 (5! = 1 x 2 x 3 x 4 x 5 = 120) FACT(2.9) = 2 (2! = 1 x 2 = 2) FACT(0) = 1 (0! = 1) FACT(-3) = #NUM!Hàm FACTDOUBLE() Tính giai thừa cấp hai của một số. Giai thừa cấp hai (ký hiệu bằng hai dấu !!) được tính như sau: – Với số chẵn: n!! = n x (n-2) x (n-4) x … x 4 x 2 – Với số lẻ: n!! = n x (n-2) x (n-4) x … x 3 x 1Cú pháp: = FACTDOUBLE( number)number: số cần tính giai thừa cấp haiLưu ý: – number phải là một số dương – Nếu number là số thập phân, FACTDOUBLE() sẽ lấy phần nguyên của number để tínhVí dụ: FACTDOUBLE(6) = 48 (6!! = 6 x 4 x 2 = 24) FACTDOUBLE(7) = 105 (7!! = 7 x 5 x 3 x 1 = 105)Hàm GCD() GCD là viết tắt của chữ Greatest Common Divisor: Ước số chung lớn nhất.Cú pháp: = GCD( number1, number2 [,number3…])number1, number2…: những số mà bạn bạn cần tìm ước số chung lớn nhất GCD() có thể tìm ước số chung lớn nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)Lưu ý: Nếu có bất kỳ một number nào < 0, GCD() sẽ báo lỗi #NUM! Nếu có bất kỳ một number nào không phải là một con số, GDC() sẽ báo lỗi #VALUE! Nếu number là số thập phân, GCD() chỉ tính toán với phần nguyên của nó.Ví dụ: GCD(5, 2) = 1 ; GCD(24, 36) = 12 ; GCD(5, 0) = 5Hàm LCM() LCM là viết tắt của chữ Lowest common multiple: Bội số chung nhỏ nhất.Cú pháp: = LCM( number1, number2 [,number3…])number1, number2…: những số mà bạn bạn cần tìm bội số chung nhỏ nhất LCM() có thể tìm bội số chung nhỏ nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)Lưu ý: Nếu có bất kỳ một number nào < 0, GDC() sẽ báo lỗi #NUM! Nếu có bất kỳ một number nào không phải là một con số, GDC() sẽ báo lỗi #VALUE! Nếu number là số thập phân, LCM() chỉ tính toán với phần nguyên của nó.Ví dụ: LCM(5, 2) = 10 ; LCM(24, 36) = 72Hàm LN() Tính logarit tự nhiên của một số (logarit cơ số e = 2.71828182845905…)Cú pháp: = LN( number)number: số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nóLưu ý: – Hàm LN() là nghịch đảo của hàm EXP(): tính lũy thừa của cơ số eVí dụ: LN(86) = 4.454347(logarit cơ số e của 86) LN(2.7181818) = 1(logarit cơ số e của e)LN(EXP(3)) = 3 (logarit cơ số e của e lập phương)Hàm LOG() Tính logarit của một số với cơ số được chỉ địnhCú pháp: = LOG( number [, base])number: Số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nóbase: Cơ số để tính logarit (mặc định là 10) – Nếu bỏ trống, hàm LOG() tương đương với hàm LOG10()Ví dụ: LOG(10) = 1(logarit cơ số 10 của 10) LOG(8, 2) = 3(logarit cơ số 2 của 8)LOG(86, 2.7182818) = 4.454347 (logarit cơ số e của 86)Hàm LOG10() Tính logarit cơ số 10 của một sốCú pháp: = LOG10( number)number: số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nóVí dụ: LOG10(10) = LOG(10) = 1(logarit cơ số 10 của 10) LOG10(86) = LOG(86) = 1.93449845(logarit cơ số 10 của 86) LOG10(1E5) = 5(logarit cơ số 10 của 1E5)LOG10(10^5) = 5 (logarit cơ số 10 của 10^5)Trước khi trình bày các hàm về ma trận, xin giải thích chút xíu về định nghĩa ma trận. Định nghĩa Ma Trận Ma trận là một bảng cóm hàng và n cột A còn được gọi là một ma trận cỡm x n Một phần tử ở hàng thứi và cột thứ j sẽ được ký hiệu là Một ma trận A cóm = n gọi là ma trận vuôngHàm MDETERM() MDETERM viết tắt từ chữ Matrix Determinant: Định thức ma trận Hàm này dùng để tính định thức của một ma trận vuôngCú pháp: = MDETERM( array)array: mảng giá trị chứa ma trận vuông (có số hàng và số cột bằng nhau)Lưu ý: – array có thể một dãy ô như A1:C3; hoặc một mảng như {1,2,3 ; 4,5,6 ; 7,8,9}; hoặc là một khối ô đã được đặt tên… – Hàm MDETERM() sẽ báo lỗi #VALUE! khi: · array không phải là ma trận vuông (số hàng khác số cột) · Có bất kỳ 1 vị trí nào trong array là rỗng hoặc không phải là dữ liệu kiểu số – Hàm MDETERM() có thể tính chính xác với ma trận 4 x 4 (có 16 ký số) – Ví dụ về cách tính toán của hàm MDETERM() với ma trận 3 x 3 (A1:C3): MDETERM(A1:C3) = A1*(B2*C3 – B3*C2) + A2*(B3*C1 – B1*C3) + A3*(B1*C2 – B2*C1)Ví dụ: MDETERM(A1:D4) = 88 MDETERM(A1:C4) = #VALUE!(A1:C4 không phải là ma trận vuông) MDETERM({3,6,1 ; 1,1,0 ; 3,10,2}) = 1 MDETERM({3,6 ; 1,1}) = 1Hàm MINVERSE() MINVERSE viết tắt từ chữ Matrix Inverse: Ma trận nghịch đảo Hàm này dùng để tính ma trận nghịch đảo của một ma trận vuôngCú pháp: = MINVERSE( array)array: mảng giá trị chứa ma trận vuông (có số hàng và số cột bằng nhau)Lưu ý: – array có thể một dãy ô như A1:C3; hoặc một mảng như {1,2,3 ; 4,5,6 ; 7,8,9}; hoặc là một khối ô đã được đặt tên… – Giống hàm MDETERM, hàm MINVERSE() sẽ báo lỗi #VALUE! khi: · array không phải là ma trận vuông (số hàng khác số cột) · Có bất kỳ 1 vị trí nào trong array là rỗng hoặc không phải là dữ liệu kiểu số · Ma trận không thể tính nghịch đảo (ví dụ ma trận có định thức = 0) – Hàm MINVERSE() có thể tính chính xác với ma trận 4 x 4 (có 16 ký số)Ví dụ về cách sử dụng hàm MINVERSE(): Ví dụ bạn có một ma trận A1:D4, để tìm ma trận nghịch đảo của ma trận này, bạn quét chọn một khối ô tương ứng với A1:D4, ví dụ A6:D9 (cùng có 4 hàng và 4 cột), tại A6, gõ công thức = MINVERSE(A1:D4) và sau đó nhấn Ctrl-Shift-Enter, bạn sẽ có kết quả tại A6:D9 là một ma trận nghịch đảo của ma trận A1:D4Hàm MMULT() MMULT viết tắt từ chữ Matrix Multiple: Ma trận tích Hàm này dùng để tính tích của hai ma trậnCú pháp: = MMULT( array1, array2)array1, array 2: mảng giá trị chứa ma trậnLưu ý: – array1, array2 có thể một dãy ô như A1:C3; hoặc một mảng như {1,2,3 ; 4,5,6 ; 7,8,9}; hoặc là một khối ô đã được đặt tên… – Số cột của array1 phải bằng số dòng của array2 – Công thức tính tích hai ma trận (A = B x C) có dạng như sau: Trong đó:i là số hàng của array1 (B), j là số cột của array2 (C); n là số cột của array1 (= số dòng của array2) – Nếu có bất kỳ một phần tử nào trong hai ma trận là rỗng hoặc không phải là dữ liệu kiểu số, MMULT() sẽ báo lỗi #VALUE! – Để có kết quả chính xác ở ma trận kết quả, phải dùng công thức mãngVí dụ: Mời bạn xem hình sau: Để tính tích của hai ma trận B và C, quét chọn khối C7:D8 gõ công thức = MMULT(A2:C3,E2:F4) rồi nhấn Ctrl-Shift-Enter sẽ có kết quả là ma trận A như trên hình.Hàm MULTINOMIAL() Dùng để tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích giai thừa của các số Xin ví dụ cho dễ hiểu: Giả sử ta có 3 số a, b và c Cú pháp: = MULTINOMIAL( number1, number2, …)number1, number2,… : là những con số mà ta muốn tính tỷ lệ giữa giai thừa tổng và tích giai thừa của chúngGhi chú: · number1, number2, … có thể lên đến 255 con số (với Excel 2003 trở về trước, con số này chỉ là 30) · Nếu có bất kỳ một number nào không phải là dữ liệu kiểu số, MULTINOMIAL() sẽ báo lỗi #VALUE! · Nếu có bất kỳ một number nào < 0, MULTINOMIAL() sẽ báo lỗi #NUM!Ví dụ: MULTINOMIAL(2, 3, 4) = 1,260Hàm PI() Trả về giá trị của số Pi = 3.14159265358979, lấy chính xác đến 15 chữ số.Cú pháp: = PI() Hàm này không có tham sốVí dụ: PI() = 3.14159265358979 PI()/2 = 1.570796327 PI()*(3^2) = 28.27433388Hàm POWER() Tính lũy thừa của một số. Có thể dùng toán tử ^ thay cho hàm này. Ví dụ: POWER(2, 10) = 2^10Cú pháp: = POWER( number, power)number: Số cần tính lũy thừapower: Số mũVí dụ: POWER(5, 2) = 25 POWER(98.6, 3.2) = 2,401,077 POWER(4, 5/4) = 5.656854