Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xóa Dữ Liệu Trong Excel Bằng Vba Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Beiqthatgioi.com

Cách Sắp Xếp Dữ Liệu Trong Excel Bằng Vba

Sắp xếp là một việc thường xuyên được thực hiện khi thao tác với dữ liệu trong VBA. Lợi ích của việc sắp xếp giúp cho chúng ta quản lý dữ liệu tốt hơn, dễ dàng tra cứu, kiểm tra hơn. Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu một số cách sử dụng lệnh Sort trong VBA:

Ví dụ 1: Sắp xếp không bao gồm tiêu đề

Cho bảng dữ liệu sau, hãy sắp xếp thứ tự nội dung trong bảng theo dữ liệu ở cột D

View the code on Gist.

Trong câu lệnh này, bảng tính giới hạn từ ô A2 tới dòng cuối của cột G (toàn bộ bảng tính từ cột A tới G, từ dòng 2 tới dòng cuối có chứa dữ liệu).

Nội dung sắp xếp là nội dung tại cột D, tính từ ô D2

Thứ tự sắp xếp là thứ tự tăng dần (nếu sắp xếp giảm dần thì dùng xlDescending thay cho xlAscending)

Thứ tự sắp xếp có thể biểu diễn dưới dạng số:

xlAscending là số 1

xlDescending là số 2

Ví dụ 2: Sắp xếp có bao gồm tiêu đề

Câu lệnh sắp xếp với dữ liệu trên có bao gồm tiêu đề như sau:

View the code on Gist.

Những nội dung cần chú ý:

Vùng bắt đầu của bảng dữ liệu: Bao gồm cả dòng tiêu đề (trong ví dụ này bắt đầu từ dòng thứ 1)

Header = xlYes để thể hiện vùng dữ liệu này có tiêu đề, Header = xlNo để thể hiện không có tiêu đề. Tuy nhiên nếu vùng dữ liệu được chọn không có chứa tiêu đề thì không cần xét tiêu chí này (như ví dụ 1)

Dữ liệu sắp xếp ở cột D vẫn bắt đầu từ ô D1 hoặc D2 đều được

Ví dụ 3: Sắp xếp thứ tự trong tất cả các sheet

Nếu yêu cầu sắp xếp là bắt buộc và áp dụng trên tất cả các sheet thì chúng ta có thể áp dụng nội dung này để có thể sắp xếp dữ liệu một cách nhanh chóng chỉ với 1 câu lệnh:

View the code on Gist.

Diễn giải cách thực hiện:

Sử dụng vòng lặp để chạy qua các đối tượng là WorkSheet nằm trong Workbook đang làm việc

Tại mỗi Sheet đi qua thực hiện lệnh lọc dữ liệu với vùng dữ liệu được xác định: cột A đến cột G, từ dòng 2 tới dòng cuối có chứa dữ liệu, sắp xếp tại cột D từ ô D2, sắp xếp theo thứ tự tăng dần (1 = xlAscending)

Như vậy chúng ta đã có thể nắm được cách thức thực hiện lệnh sắp xếp trong VBA rồi phải không nào. Câu lệnh sắp xếp khá đơn giản và đem lại hiệu quả cao, giúp chúng ta có thể quản lý dữ liệu tốt hơn trong khi làm việc trên Excel.

Tải về file mẫu tại địa chỉ: http://bit.ly/2B8IP5K

Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…

Hướng Dẫn Cách Lọc Dữ Liệu Vào Báo Cáo Chi Tiết Trong Excel Bằng Vba

Trong công việc, bạn có từng gặp phải những câu hỏi này không:

Lập báo cáo chi tiết như thế nào?

Làm thế nào để lấy dữ liệu từ một bảng theo những yêu cầu nhất định?

Cách trích xuất dữ liệu theo điều kiện để đưa sang 1 bảng khác?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó. Đồng thời bạn cũng có thể khám phá ra một cách làm mới rất hay khi sử dụng VBA vào việc lọc dữ liệu vào Báo cáo chi tiết.

Tại tab Developer, các bạn chọn nút lệnh Record Macro

Thao tác 1: Chọn chức năng Data / Filter cho bảng dữ liệu

Thao tác 2: Lọc cột Nhà cung cấp theo tên Nhà cung cấp ở ô I4

Thao tác 3: Lọc ngày ở cột Ngày theo thông tin ngày ở ô I2 và I3

Hướng dẫn học Excel cơ bản

Bước 2: Đọc nội dung macro

Mở cửa sổ VBA, chúng ta xem nội dung Macro vừa ghi được

Range(“A2:F2”).Select Selection.AutoFilter

Nội dung này là : Chọn vùng ô từ A2 đến F2, mở chức năng Auto filter

ActiveSheet.Range(“$A$2:$F$47″).AutoFilter Field:=2, Criteria1:=”Anh Tu?n”

Nội dung này là: Lọc dữ liệu ở cột thứ 1 (cột Ngày), điều kiện lọc là Lớn hơn hoặc bằng ngày 01/10/2017, và nhỏ hơn hoặc bằng 31/10/2017

Đừng bỏ lỡ: lớp học Excel kế toán với các chuyên gia

Bước 3: Tinh gọn macro để sử dụng

Chúng ta chú ý vào các vùng điều kiện (Criteria1, Criteria2) ở trong câu lệnh trong VBA

* Câu lệnh lọc NCC

ActiveSheet.Range(“$A$2:$F$47″).AutoFilter Field:=2, Criteria1:=”Anh Tu?n”

Thay “Anh Tu?n” bằng ô I4 (dòng 4, cột 9, sheet 1) trong sheet1 như sau:

ActiveSheet.Range(“$A$2:$F$47”).AutoFilter Field:=2, Criteria1:=Sheet1.Cells(4, 9).value

Vì giá trị ngày tháng trong Excel về bản chất là dạng số nên có thể chuyển đổi về dạng CLng(…)

* Tinh gọn và hoàn thiện Code VBA

Range(“A2:F2”).Select + Selection.AutoFilter = Range(“A2:F2”).AutoFilter

Range(“B2”).Select Dòng này có thể bỏ đi

Bước 4: Copy dữ liệu và paste sang bảng chi tiết và hoàn thiện code

Từ bảng dữ liệu đã được lọc, chúng ta copy toàn bộ kết quả đã lọc được rồi dán vào Bảng chi tiết để lấy kết quả.

Code cho bước này như sau: (Các bạn có thể record macro cho thao tác này rồi chọn lọc code)

Vì bảng chi tiết chỉ cần lấy nội dung Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền nên nội dung sẽ lấy từ cột C tới cột F, bắt đầu từ ô C3 tới F47 (cuối bảng). Chỉ copy những giá trị xuất hiện sau khi lọc

ActiveSheet.Range(“$C$3:$F$47”).SpecialCells(xlVisible).Copy

Paste dữ liệu: Dán vào Bảng chi tiết, bắt đầu từ ô H6, chỉ dán dữ liệu dạng Value (giá trị)

Range(“H6”).PasteSpecial Paste:=xlPasteValues, Operation:=xlNone, SkipBlanks _ :=False, Transpose:=False

Sau khi Paste dữ liệu xong, chúng ta sẽ bỏ lệnh Copy và Filter đi bằng 2 dòng lệnh:

Application.CutCopyMode = False ‘Hủy bỏ chế độ Cut Copy trong excel (khi bạn Cut/Copy thì Excel sẽ lưu nội dung đó trong bộ nhớ, và tô đường viền nhấp nháy ở nội dung đó. Khi không dùng đến bạn có thể bỏ đi)

Range(“A2:F2”).AutoFilter ‘Hủy bỏ chế độ Filter. Lặp lại thao tác này để hủy bỏ chế độ filter khi không dùng đến nữa (trả về trạng thái ban đầu khi chưa dùng Filter)

Bước 5: Kiểm tra code bằng phím F8

Sau khi hoàn thành xong code trong VBA, chúng ta bấm nút F8 để kiểm tra xem code đó hoạt động ra sao

Nếu code hoạt động đúng thì sẽ ra kết quả như sau:

Bước 6: Gán macro vào sự kiện thay đổi điều kiện ở vùng ô I2:I4

Trong cửa sổ VBA làm việc với Sheet1, chọn sự kiện Change (thay đổi nội dung). Khi chúng ta thay đổi nội dung trong sheet này thì sẽ có điều gì xảy ra.

Ở đây chúng ta quan tâm tới sự thay đổi dữ liệu ở ô I2:I4 mới làm ảnh hưởng tới báo cáo chi tiết. Do đó chúng ta chỉ xét sự thay đổi ở vùng này.

Thao tác như sau:

Dòng lệnh ” If Not Application.Intersect(Range(“I2:I4”), Range(Target.Address)) Is Nothing Then ” được hiểu là: Nếu có sự thay đổi dữ liệu ở trong vùng I2:I4 xảy ra thì…

Khi thay đổi dữ liệu ở vùng I2:I4 thì chúng ta muốn cập nhật nội dung của báo cáo chi tiết. Do đó chúng ta sẽ gọi ra Macro vừa hoàn thành ở phần trên.

* Bổ sung:

Do mỗi điều kiện sẽ cho kết quả nhiều / ít khác nhau, do đó để có thể xác định rõ kết quả của Bảng chi tiết chỉ đúng với điều kiện được chọn, chúng ta cần làm sạch vùng Bảng chi tiết trước khi dán dữ liệu vào.

Đặt dòng Code xóa dữ liệu lên đầu Macro:

range(“H6:K100”).ClearContents là làm sạch dữ liệu trong vùng H6:K100 (là vùng kết quả dữ liệu của bảng chi tiết)

Những nội dung học được qua bài này là:

Cách Record macro và tinh gọn code từ thao tác Record

Cách đọc hiểu code trong VBA

Cách gán Macro vào sự kiện xảy ra trong Sheet (ví dụ với sự kiện thay đổi một số nội dung trong sheet)

Trình tự logic của câu lệnh trong VBA

Trong công việc chúng ta sẽ gặp phải những việc này rất nhiều, được ứng dụng nhiều trong thực tế.

Bài viết này sẽ tạo tiền đề cho các bạn làm quen với VBA, cách học VBA dễ dàng và làm quen dần với kỹ thuật VBA giúp tự động hóa khi sử dụng Excel.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Tải về tài liệu kèm theo bài học

Hướng Dẫn Cách Xóa File Trong Folder Bằng Vba Excel

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách ứng dụng VBA trong việc xóa các nội dung trong một thư mục trên máy tính. Việc này rất hữu dụng khi chúng ta thường xuyên phải tương tác trên đối tượng thư mục trong VBA, thay vì xóa bằng tay từng mục thì chúng ta có thể sử dụng VBA để tự động xóa tất cả các nội dung trong thư mục đó. Đặc biệt hữu ích khi làm việc với những công việc có sử dụng lệnh trích xuất nội dung ra nhiều file nằm trong cùng 1 thư mục.

Tham khảo bài viết: Lệnh trích xuất dữ liệu hàng loạt ra file PDF theo mỗi đối tượng

1. Nguyên tắc thực hiện

Chúng ta cần làm việc theo 2 đối tượng chính:

Thư mục: Xác định đúng đường dẫn tới thư mục đó

Các file trong thư mục: Mỗi file đều có 1 điểm chung là có dấu chấm (thể hiện đuôi file đó là dạng file nào).

Chú ý:

Cần kiểm tra xem trong thư mục có file nào không, vì nếu không chứa file thì không cần thực hiện thao tác xóa.

Sau khi hoàn thành lệnh xóa các thư mục cần có thông báo đã hoàn thành, để nhắc cho chúng ta biết câu lệnh đã được thực hiện

2. Câu lệnh VBA

View the code on Gist.

Trong câu lệnh trên, chúng ta có thể thiết lập việc tùy chọn đường dẫn tới thư mục cần xóa nếu chưa rõ đường dẫn chính xác, như vậy có thể làm chậm thủ tục nhưng sẽ tăng tính chính xác.

Lưu ý:

Việc xóa file trong Folder bằng câu lệnh trên cần lưu ý: Xóa tất cả các file, không phân biệt loại file là gì.

Muốn xác định rõ loại file cần xóa, cần tùy biến lại nội dung *.* thành *.đuôi file

Với sứ mệnh: ” Mang cơ hội phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp tới hàng triệu người “, đội ngũ phát triển đã và đang làm việc với những học viện, trung tâm đào tạo, các chuyên gia đầu ngành để nghiên cứu và xây dựng lên các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu xung quanh các lĩnh vực: Tin học văn phòng, Phân tích dữ liệu, Thiết kế, Công nghệ thông tin, Kinh doanh, Marketing, Quản lý dự án…

Gitiho tự hào khi được đồng hành cùng:

50+ khách hàng doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, VP Bank, TH True Milk, VNPT, FPT Software, Samsung SDIV, Ajinomoto Việt Nam, Messer,…

Bài 03 – Các Kiểu Xóa Dữ Liệu Trong Excel

4.5

/

5

(

22

bình chọn

)

Khi làm việc với bảng tính Excel thì ngoài việc bạn luôn phải nhập liệu vào bảng tính thì khi nhập sai ở ô dữ liệu nào đó bạn sẽ phải xóa ô dữ liệu đó đi để nhập lại là điều đương nhiên. Nhưng bạn đã biết trong Excel có những cách xóa dữ liệu như nào không?

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xóa dữ liệu trong Excel với hướng dẫn các kiểu xóa chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ tính năng xóa này.

Nguồn: Youtube

Hướng dẫn các kiểu xóa dữ liệu trong Excel

Khi bạn chọn Clear Contents thì nội dung của ô dữ liệu đó sẽ bị xóa.

Khi bạn chọn Delete thì bạn sẽ có hộp thoại hiện lên với các lựa chọn như sau:

Trong đó:

Shift cells left: Xóa dữ liệu trong ô đó và dồn dữ liệu của các ô bên phải ô đó sang bên trái.

Shift cells up: Xóa dữ liệu trong ô đó và dồn dữ liệu của các ô bên dưới lên trên.

Entire row: Xóa toàn bộ hàng có chứa ô đó.

Entire column: Xóa toàn bộ cột có chứa ô đó.